Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Nguyễn Bồ


Đình Ba Dân - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Nguyễn Bồ (?-967) là một vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục

 [ẩn]

[sửa]Tiểu sử

Sử sách không đề cập tới Nguyễn Bồ. Ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả.
Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh TrìHà Nội ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người châu Đại Hoàng (Ninh Bình) ngày nay, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh ĐiềnTrịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.
Cũng theo thần phả, ngày 6 tháng 6 năm Đinh Mão (tức 15 tháng 7 năm 967), Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, một sứ quân mạnh nhất lúc bấy giờ, nhưng nhiều ngày vẫn không hạ được thành. Tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và 2 vị tướng khác cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong, đánh một trận phá tan sứ quân Nguyễn Siêu vào ngày 15 tháng 7 năm đó (tức 23 tháng 8 năm 967).[1].
Tuy nhiên, trong tập "Bách Việt tộc phả", "Nguyễn tộc từ đường phổ ký chính bản" (đệ nhị quyển) do La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp soạn năm 1789, đoạn về sự tích 12 sứ quân viết: "Lê Hoàn âm mưu với Dương Thị Nga làm phản, gian phu cùng Thị Nga tư thông sát hại cha con Đinh Bộ Lĩnh. Nga tự đem áo long bào khoác cho Lê Hoàn lên ngôi vua, giáng Thiếu Đế làm vệ vương. Triều đình mất, Quốc công Nguyễn Bặc hợp lực cựng với Đinh Điền đánh phản thần Lê Hoàn. Nguyễn Bồ được tin, hội binh định giết Lê Hoàn, không được. Chẳng bao lâu, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo sang xâm lược. Thị Nga lên làm Hoàng hậu. Nguyễn Bồ nghe tin Lê Hoàn giết Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Bồ đem quân báo thù cũng bị giết".

[sửa]Đền thờ

Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà Nội.
Vợ Nguyễn Bồ, tức công chúa Quế Hương, là con gái Đinh Tiên Hoàng, nghe tin chồng mất, tuyệt thực mà qua đời. Nguyễn Bồ được truy tôn là Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương, tức là Đức Thánh Cả[2].

[sửa]Xem thêm

[sửa]Tham khảo

  • Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4, NXB Khoa học xã hội

[sửa]Chú thích

  1. ^ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sách đã dẫn, tr 729, 733 (Thần phả Nguyễn Bồ, Nguyễn Bặc; Thần phả Nguyễn Siêu)
  2. ^ Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sách đã dẫn, tr 729-730

Nguyễn Bặc




Mộ Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, Gia Viễn,Ninh Bình
Đình thờ Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ ở Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
Nguyễn Bặc (924-979) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam. Theo cuốn “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, ông được coi là thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.[1]

Mục lục

 [ẩn]

[sửa]Tiểu sử

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Từ thuở nhỏ, ông đã cùng kết bạn với Đinh Bộ LĩnhĐinh Điền,Trịnh Tú và Lưu Cơ.

[sửa]Công thần nhà Đinh

Thần phả còn ghi ông có 2 người anh là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.
Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoàn mang quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967).
Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm quốc công, coi việc nội giáp, tức là việcnội chính, còn Đinh Điền làm ngoại giáp coi việc bên ngoài.

[sửa]Tận trung với nhà Đinh

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại. Quan Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi bỏ trốn.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ba ngày sau, Thích khát nước khát thò tay ra hứng nước mưa uống, bị cung nữ phát hiện đi báo. Nguyễn Bặc lập tức bắt giết ngay Đỗ Thích. Ông cùng các đại thần tôn phò con nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức làĐinh Phế Đế. Mẹ Phế Đế là Dương Vân Nga trở thành thái hậu.
Tuy nhiên một số ý kiến của các nhà nghiên cứu hiện nay lại cho rằng Đỗ Thích là người bị oan và chủ mưu chính là Lê Hoàn và Dương hậu.
Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm phụ chính cho Phế Đế, nhưng lúc đó Dương thái hậu tư thông với Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Nguyễn Bặc lo lắng bàn với các tướng:
"Lê Hoàn sẽ bất lợi cho "nhụ tử"[2], chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?".
Ông bèn cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Nguyễn Bặc và Đinh Điền kéo quân từ châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá), định kéo thẳng đến kinh đô để giết Lê Hoàn. Dương thái hậu nghe tin, bảo Lê Hoàn:
"Bọn Bặc nổi loạn, quan gia[3] hãy còn thơ ấu, cáng đáng sao nổi giữa lúc quốc gia lắm nạn này! Ông nên tính đi".
Lê Hoàn thưa:
"Tôi đây làm phó vương, quyền giữ việc nước, dù sống chết cũng xin gánh lấy trách nhiệm".
Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc, Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vốn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt cả thuyền chiến. Đinh Điền bị chết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh đô. Trước mặt Nguyễn Bặc, Lê Hoàn kể tội ông:
"Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?".
Rồi Lê Hoàn giết hại ông. Năm đó ông 56 tuổi, cùng sinh một năm và chết 1 năm với Đinh Tiên Hoàng.
Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã chết rồi, quân của Phạm Hạp mất tinh thần, chạy lên hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đem quân đuổi theo, bắt đưa về kinh đô, giết chết.
Các đạo quân chống đối bị tiêu diệt, Lê Hoàn được sự hỗ trợ của Dương thái hậu và tướng quân Phạm Cự Lạng, liền phế Đinh Toàn làm Vệ vương như cũ, giành lấy ngai vàng, tức là vua Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê.
Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và Đinh Điền. Theo các nhà nghiên cứu, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông.

[sửa]Dòng họ

Nguyễn Bặc là con trai Nguyễn Thước, một gia tướng của Dương Đình Nghệ
Nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Bặc chính là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn[4][5][6].
Sử ghi, con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê (hay Đệ) làm quan nhà Tiền Lê và tham gia cùng Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi sau khi Lê Ngọa Triều chết.
Theo gia phả họ Nguyễn, con cháu của Nguyễn Bặc, Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa và là tổ tiên của cácchúa Nguyễn.
Một số nguồn tài liệu gia phả khác còn ghi trong số con cháu của Nguyễn Bặc có Nguyễn Trãi, nhưng các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng thông tin đó không chính xác mà chỉ do con cháu Nguyễn Trãi sau khi bị tru di tam tộc phải lẩn trốn đã chép mạo nhận vào dòng họ Nguyễn Gia Miêu để tránh tai hoạ.
Theo một gia phả họ Nguyễn: Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa từ Nguyễn Bặc như sau:
  1. Nguyễn Bặc
  2. Nguyễn Đệ
  3. Nguyễn Viễn
  4. Nguyễn Phụng
  5. Nguyễn Nộn
  6. Nguyễn Thế Tứ
  7. Nguyễn Minh Du
  8. Nguyễn Biện
  9. Nguyễn Sử
  10. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn
  11. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460.
Tuy nhiên, thông tin của gia phả này vẫn còn nghi vấn, vì đời thứ 5 là Nguyễn Nộn, một tướng cát cứ ở Bắc Bộ cuối thời nhà Lý, đầu nhà Trần được sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận là "người làng Phù Minh, huyện Tiên Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia LâmHà Nội). Như vậy Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hoá.
Phải chăng đến đời Nguyễn Nộn rời ra huyện Gia Lâm rồi sau đó con cháu lại trở về Tống Sơn (Thanh Hoá) hay Nguyễn Bặc không phải là tổ tiên các chúa Nguyễn và việc ghép ông với các chúa Nguyễn chỉ là sự suy đoán dễ dãi của người đời sau? Sử sách nói chung và sử sách nhà Nguyễn nói riêng cũng không ghi nhận quan hệ giữa ông và Nguyễn Nộn với các chúa Nguyễn.
Riêng về quan hệ giữa Nguyễn Bặc và Nguyễn Nộn cũng có những nghi vấn. Nguyễn Bặc mất năm 979 thọ 56 tuổi, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời, mất vì bệnh năm 1229. Sau ngày thành lập (1226), nhà Trần còn gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn để lung lạc và làm "gián điệp" đưa tin của Nộn ra ngoài (nhưng không thành công). Giả sử Nộn còn sung sức thì lúc chết cũng khoảng 70 tuổi, tức là sinh khoảng năm 1160. Con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê làm quan dưới thời Lê Đại Hành (mất năm 1005). Tính ra từ Nguyễn Đê tới Nguyễn Nộn là trên 60 năm mới sinh ra 1 thế hệ, như vậy có thể các thế hệ kế tục nhau được ghi trong gia phả đều là con thứ, thậm chí con út. Dù điều đó vẫn có thể xảy ra nhưng khoảng cách này không hợp lý, nhất là người xưa thường kết hôn sớm và tuổi thọ thấp. Các phả hệ dòng tộc của Việt Nam đều có khoảng cách giữa các thế hệ chỉ 30 - 35 năm.

[sửa]Nhận định

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thưNgô Sĩ Liên nhận định về ông như sau:
Chu Công là người vương thất rất thân, giúp vua nhỏ tuổi còn không tránh khỏi những lời gièm pha phao truyền. Lê Hoàn là đại thần khác họ, nắm giữ binh quyền, làm công việc như Chu Công, thường tình còn ngờ vực, huống là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ hay sao? Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ. Nay xem lời Đại Hành kể tội Nguyễn Bặc tựa như vạch tội mình. Khi Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính nghĩa, nhưng không thấy sử chép, thế là bỏ sót.

[sửa]Đền thờ

Tỉnh Hà Nam Ninh cũ có tới 134 nơi thờ và phối thờ Nguyễn Bặc. Nơi thờ và phối thờ Đinh Điền càng nhiều. Đền vua Đinh ở Trường Yên, Gia Phương, Ba Dân (Kim Bảng) đền vua Đinh ở Ý Yên… nơi nào cũng thờ Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Các lễ hội như cờ lau tập trận, hội đền vua Đinh… đều diễn hình ảnh vua Đinh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, xem như những người hùng tiêu biểu cho tinh thần thượng võ dân tộc. Nhiều nơi thờ các vị thần khác mà vẫn lưu lại sự tích, có khi thờ cả Đinh Điền, Nguyễn Bặc gắn bó với nhau, được dân địa phương sùng kính (như các đền miếu ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình, chùa Long Hoa ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đền chùa ở bến Vạc Ninh Bình, đình Động Phi ở huyện Ứng Hòa Hà Nội…). Chứng tỏ, hai vị sống thân thiết, chết lại không xa rời, trở thành hình ảnh tâm linh hòa hợp giữa lòng ngưỡng mộ của nhân dân.[7]
Lăng Nguyễn Bặc táng ở thôn Vĩnh Ninh, làng Đại Hữu (Gia ViễnNinh Bình). Lăng được trùng tu lần mới nhất vào năm Kỷ Tỵ (1989).
Về đền thờ, ông được thờ ở nhiều nơi:
  • Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia ViễnNinh Bình).
  • Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa LưNinh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh TúLưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên HoàngĐinh LiễnĐinh Toàn và Đinh Hạng Lang.
  • Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia ViễnNinh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc vàĐinh Điền.
  • Đình Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư nằm sát kinh đô Hoa Lư thờ Nguyễn Bặc với thần tích cho biết ông từng trấn giữ ở đây.[8]Đền Nột Lấm xã Ninh Xuân cũng thờ "Đinh triều tả giám sát hay "Hành Khiển Quang Lộc đại vương" là Nguyễn Bặc
  • đền Hiềm ở phường Phúc Thành, Ninh Bình là nơi thờ ông với thần tích ghi lại những hiềm khích với Lê Hoàn.
  • Tại làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà Nội, có đình Ba Dân là đình chung của 3 làng: Cương Ngô, Cổ Diển, Đồng Trì thờ chung các ông Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục.
  • Tại làng Văn Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà Nội
  • Tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ông làm thành hoàng, trong đó thô Ngô Hạ thờ tượng. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình tước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn).
  • Đền thờ Định Quốc Công Nguyễn Bặc tại làng Phú Cốc, xã Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  • Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mạng cho xây miếu Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có Nguyễn Bặc.
  • Năm Đinh Dậu (1917) ông được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần.
  • Hiện tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng khu Quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá[9].

[sửa]Xem thêm

[sửa]Tham khảo

[sửa]Chú thích

[sửa]Liên kết ngoài

TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT