Vai trò và những đóng góp của Nguyễn Hữu Dật đối với quá trình mở mang bờ cõi, phát triển xã hội của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong: Nguyễn Hữu Dật sinh năm Quý Mùi (1603) là con của Nguyễn Triều Văn, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nguyễn Triều Văn cùng một ông tổ (năm đời) với Nguyễn Hoàng, theo chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá được phong làm Tham Tướng Chưởng Cơ. Từ nhỏ Nguyễn Hữu Dật là một con người thông minh và có tài văn học, năm 16 tuổi (1619) ông được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bổ làm Văn chức, sau đó ông làm tham mưu cho cha mình tham dự các trận đánh lớn quân Trịnh ở phía Bắc lập được nhiều công lớn, được thăng chức Đốc Chiến, Chưởng dinh Tiết Chế tước Chiêu Võ Hầu (năm 1655). Trong đời các chúa Sãi, Chúa Thượng, Chúa Hiền, cùng với Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến, ông là một trong ba nhân vật trụ cột, đã có nhiều đóng góp đáng kể cho công cuộc mở nước, xây dựng bờ cõi, chống lại với các thế lực quân Trịnh ở Đàng Ngoài. Vào các năm 1648, 1660, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến đem quân vượt sông Gianh chiếm đất Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá, xây dựng hệ thống phòng thủ ở luỹ Nhật Lệ, Trường Sa, Đồng Hới (Quảng Bình). Từ năm 1663 cho đến khi qua đời, Nguyễn Hữu Dật được phong làm Chưởng Dinh Tiết Chế Đạo Lưu Đồn, Trấn thủ dinh Bố Chính. Tháng 3 năm Tân Dậu (1681) Nguyễn Hữu Dật qua đời tại Quảng Bình, thọ 78 tuổi, được chúa Nguyễn Phúc Tần truy tặng: Tán Trị Tĩnh Y Vệ Tả Quân Đô Đốc Phủ Chưởng Phủ Sự Chiêu Quận Công. Sử nhà Nguyễn khen ngợi: “Nguyễn Hữu Dật là người sáng suốt, có tài thao lược, đầu tư cách văn chức được dùng làm giám chiến, danh vọng vốn đã rõ ràng, đến khi làm tướng thì nhiều lần dựng bày mưu lớn, đương thời lấy ỷ làm trọng, từng ví mình với Khổng Minh, Bá Ôn”( ). Sau khi ông mất dân Quảng Bình tiếc nhớ, gọi là Bồ Tát, lập đền thờ ông ở Thạch Xá. Năm Gia Long thứ 5 (1807) được Tòng tự ở Thái Miếu, năm Minh Mạng thứ 12 (1832) được phong Tĩnh Quốc Công. Hai con trai của ông là Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Hữu Cảnh cũng có những đóng góp đáng kể cho các chúa Nguyễn, đặc biệt Nguyễn Hữu Cảnh được phong tước Lễ Thành Hầu, chức Chưởng binh, người có công rất lớn trong công tác bình định, khai hoang lập ấp ở miền Nam. Lịch sử hình thành Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật Theo các nguồn tư liệu lịch sử cho biết: Năm 1635 chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, ngôi vị được truyền lại cho chúa Nguyễn Phúc Lan. Qua gần 10 năm phát triển, lực lượng đã lớn mạnh gấp nhiều lần so với trước kia. Các tổ chức chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế được tăng cường đầy đủ nhiều hơn. Đến lúc này, Phước Yên trở thành “đất đai chật hẹp”, không đủ chỗ cho các cơ quan, dinh trại tọa lạc nữa, chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định và đến tháng Chạp năm Ất Hợi (1636) thì dời vào phủ Kim Long, “là nơi núi sông đẹp tốt". Từ đó phủ Phước Yên tồn tại với nhiệm vụ của một hành cung như các dinh khác, thỉnh thoảng các chúa ghé nghỉ ngơi mỗi khi đi kinh lý vùng phía Bắc...tháng 4 năm Giáp Thân (1644), chúa Nguyễn Phúc Lan sai “dựng miếu Hi Tông (thờ chúa Nguyễn Phúc Nguyên) ở dinh cũ Phước Yên” và cho người phụ trách coi giữ miếu thờ này, đó là Huân liệt công thần cai đội Duyệt Đức Hầu Hoàng Văn Duyệt. Khoảng năm 1681, khi Nguyễn Hữu Dật qua đời, chúa Nguyễn Phúc Nguyên được đưa về thờ ở phủ Kim Long, thì nơi này sử dụng để thờ Nguyễn Hữu Dật - người có công lao giúp các chúa Nguyễn giữ yên bờ cõi ở phía Bắc, ổn định tình hình chính trị và phát triển ở vùng đất mới. Đồng thời bằng cách đó chúa Nguyễn Phúc Lan muốn để cho hậu thế biết được nơi đây là “đất thiêng” đã một thời là thủ phủ Đàng Trong. Nhân dân Phước Yên thờ tự, chăm sóc cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, chiến tranh và sự tàn phá của khí hậu miền Trung, Miếu đã bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2000, nhân dân địa phương đã đóng góp kinh phí để trùng tu và sửa chữa lại ngôi miếu. Trong lần xây dựng này, ngôi miếu được mở rộng thêm phần Tiền Đường ra phía trước, còn phần Nội Điện vẫn được giữ nguyên trên nền móng của ngôi miếu. Khảo tả di tích Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật nằm ở vị trí trung tâm khu vực Phủ Phước Yên, mặt quay về hướng Tây Nam, cách sông Bồ (Bến Ngự Hà) khoảng 160m, miếu ẩn dưới tán cây cổ thụ, tọa lạc trên thửa đất có ký hiệu T , xung quanh là ruộng lúa, hoa màu của dân làng Phước Yên, gồm: Bình phong; Sân và Miếu thờ (Tiền đường và hậu điện). Trong đó: Bình phong cao 1,4m, dài 2,5m, được xây đặc theo kiểu cuốn thư, phía trước đắp chữ Thọ, bằng chất liệu xi măng bột màu, phía sau đặt một đỉnh ximăng để thắp nhang và đốt vàng mã trong những lần lễ, kỵ. Giữa bình phong và miếu là khoảng sân hẹp được đúc bằng xi măng, có chiều dài 6m, chiều rộng 6m (diện tích 36m2). So với các công trình kiến trúc dân gian thờ tự ở Thừa Thiên Huế, thì miếu thờ Nguyễn Hữu Dật có quy mô không lớn và cách thờ tự cũng đơn giản, phía trước là phần Tiền Đường nhỏ, hình chữ nhật, diện tích 11,25m2 (4,5m x 2,5m), để trống, phần mái đổ bê tông cốt thép, hai đầu hồi được gắn hình tượng “Long hồi” ở giữa là “Mặt nguyệt”. Tất cả được ghép bằng chất liệu sành sứ, màu sắc hài hoà đã làm cho phần mái nổi hẳn lên. Đây là kiểu kiến trúc theo đề tài “Lưỡng long chầu nguyệt” ở các công trình kiến trúc dân gian xứ Huế mà chúng ta thường gặp. Phần dưới của nhà tiền đường được thiết kế đơn giản, ở giữa là hai cột trụ đặt trên hai chân đá tảng hình quả bí tròn bằng bê tông, hai bên là bức tường vách, nối liền với mái và hậu điện, phía trước tường vách là hai câu đối chữ Hán viết bằng màu, nội dung ca ngợi cảnh sông núi hữu tình, ơn đức của các chúa Nguyễn cũng như niềm vui thái bình của vùng đất Phước Yên.
Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật - di tích quí hiếm về thời kỳ các chúa Nguyễn trên đất Thừa Thiên Huế Những công lao đóng góp của Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật gắn liền với quá trình phát triển lớn mạnh, mở mang bờ cõi, xây dựng và củng cố lực lượng của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đặt cơ sở cho bước đầu xây dựng và phát triển của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế sau này. Vậy nên, việc tồn tại miếu thờ Nguyễn Hữu Dật không những thể hiện tình cảm, quí trọng của nhân dân địa phương đối với người có nhiều đóng góp to lớn đối với vùng đất trù phú này, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự đánh dấu vai trò quan trọng trong việc phát triển thế và lực của các chúa Nguyễn. Việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích miếu thờ Nguyễn Hữu Dật là một việc làm có ý nghĩa, giá trị nhân văn to lớn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong vùng, đồng thời phục vụ tốt công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nghiên cứu học tập của các đối tượng. Là cơ sở pháp lý để bảo tồn, gìn giữ và phát huy một cách tốt nhất, đầy đủ nhất những di tích quí hiếm về thời kỳ các chúa Nguyễn trên đất Thừa Thiên Huế. Cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Quảng Điền như Thành Hoá Châu, Khu di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phá Tam Giang, Phủ Bác Vọng... Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn. |
Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Miếu thờ Cụ đời thứ 12 Tộc Họ "Nguyễn Hữu" Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC
Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!
- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:
1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255
2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457
5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218
6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có
7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983
8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
-
Diễu hành trong Lễ ra quân huấn luyện thành phố Ninh Bình. Ảnh: Thế Minh. 1. Nguyễn Hữu An, Thượng tướng; nguyên Viện trưởng Học viện qu...
-
Từ xưa, ông cha ta rất quý trọng nhân tài, nhất là những người có học thức cao, thành đạt trong học tập, thi cử. Vì vậy, đã lập ra Văn Miế...
-
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380 – 1442 , là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng...
-
Cửu: Chín, thứ chín. Huyền: ý nói đời, thế hệ. Thất: bảy. Thất Tổ là bảy ông Tổ của dòng họ nhà mình. Thờ Cửu Huyền thì mình là ...
-
HỌ NGUYỄN HỮU Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt (cũ) (Nay là Động Hoa Lư “Hoa Tiên”, Xã Gia Hưng, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình,...
-
Về Họ Nguyễn Phước ... Bài viết này không phải là một biên khảo hoàn chỉnh. Trong một phạm vi có giới hạn, người viết chỉ mong điều chỉnh v...
-
Nguyễn Hữu Cảnh : (con thứ ba của Nguyễn Hữu Dật) Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1680 (Canh Dần) tại Phước Long, xã Chương Tín Phong...
-
Gia phả học hiện nay được phát triển chưa từng thấy, từ các báo chí chuyên ngành đến các site trên Internet, đều có những chương trình tì...
-
Tống Sơn Đất Bắc Gia Hoàng Tổ Ngọc Lĩnh Trời Nam Quốc Phúc Thần. (Liễn) Chúc mừng chi tộc Nguyễn Duy Quây quần tề tựu thôn nhà Trung S...
-
GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ HÌNH ẢNH ĐINH ĐIỀN – NGUYỄN BẶC (QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM VÀ DÂN GIAN) ĐINH CÔNG VĨ Viện Nghiên cứu Hán Nôm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét