Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

HỌP MẶT CON CHÁU HỌ NGUYỄN


 

.:':. LỄ KHÁNH THÀNH

Lễ khánh thành nhân ngày giỗ tổ và gặp mặt con cháu họ Nguyễn tại nhà thờ Vọng họ Nguyễn.

Nhà thờ vọng họ Nguyễn Việt Nam - Phía nam, được xây dựng tại xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã chính thức khánh thành vào ngày 18 tháng 04 năm 2024 (tức ngày 10/03 Âm Lịch - Năm Giáp Thìn). Đây là một sự kiện đáng chú ý, thu hút sự tham dự của nhiều bà con trong dòng tộc họ Nguyễn, đến từ các chi họ tộc trên toàn quốc.
Lễ khánh thành nhân ngày giỗ tổ và gặp mặt con cháu họ Nguyễn tại nhà thờ Vọng họ Nguyễn Việt Nam.

Nhà thờ vọng họ Nguyễn là một công trình kiến trúc độc đáo và ý nghĩa, mang đậm dấu ấn của họ Nguyễn Việt Nam. Dự án này do anh Nguyễn Hữu Thọ, một hậu duệ họ Nguyễn, đang sinh sống và làm việc tại Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu, phát tâm xây dựng. Anh có niềm đam mê với lịch sử và văn hoá Việt Nam, đặc biệt là dòng họ Nguyễn. Ông mong muốn có một nơi để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với những bậc tiền bối và tiền nhân của họ Nguyễn, cũng như để giáo dục và truyền bá cho thế hệ sau biết về gốc tích và tinh hoa văn hoá dòng họ.

Sự kiện khánh thành nhà thờ vọng họ Nguyễn cùng với việc tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương đã có sự tham dự đông đảo của hơn 300 bà con trong dòng tộc. Từ chư vị trong ban trị sự dòng tộc Nguyễn Bặc toàn quốc, đến chư vị Tộc Nguyễn ở Gia Mêu - Thanh Hoá, từ chư vị trong ban trị sự Nguyễn Phúc Tộc (Huế) đến ban trị sự chi tộc Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Quảng Bình. Hàng chục hậu duệ đại diện các trưởng chi trưởng tộc cũng đã về tham dự và viếng hương dâng lễ đầy đủ, tạo nên không gian linh thiêng và tôn vinh di sản văn hoá của dòng họ.


Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý bà con trong dòng tộc họ Nguyễn, từ chư vị trong ban trị sự dòng tộc Nguyễn Bặc toàn quốc, đến chư vị Tộc Nguyễn ở Gia Mêu - Thanh Hoá, từ chư vị trong ban trị sự Nguyễn Phúc Tộc (Huế) đến ban trị sự chi tộc Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Quảng Bình, và hàng chục hậu duệ đại diện các trưởng chi trưởng tộc. Quý vị đã làm cho ngày hôm nay trở thành một kỷ niệm đáng nhớ và đậm đà tình thân hữu này. Trong quá trình diễn ra buổi lễ còn nhiều thiếu sót và sơ xuất chưa chu toàn, rất mong quý bà con hoan hỉ lượng thứ bỏ qua.

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị luôn hạnh phúc, bình an và gắn kết trong tình thân hữu của dòng họ Nguyễn chúng ta.

Trân trọng, Ban Quản lý, Kiến thiết và Xây dựng Nhà thờ vọng họ Nguyễn Việt Nam - Phía Nam.

• Nguồn: honguyenvietnam.org


 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

GIẤY MỜI

  .:’:.         CHƯƠNG TRÌNH 

               LỄ GIỖ TỔ NĂM 2023

   



Ngày 14 tháng 10 năm Quý Mão:

( Tức ngày 26 tháng 11 năm 2023 )

- Từ 8h00– 14h30 : Lễ rước kiệu từ khu Lăng Mộ về Khởi Nguyên Đường

Lễ tế cáo yết

- Từ 14h30 – 15h30 :

- Từ 15h30 – 17h30 : Đón các đoàn và Bà con vào dâng hương

- Từ 19h00 – 22h00 : Chương trình hát chầu Phụng Tổ


Ngày 15 tháng 10 năm Quý Mão:

( Tức ngày 27 tháng 11 năm 2023)

- Từ 07h00 – 08h00 : Lễ tế chính kỵ

- Từ 08h00 – 08h30 : Diễn văn khai mạc

* Giới thiệu đại biểu và các đoàn vào dâng hương:

- Tổng kết hoạt động của năm 2023 và phương hướng

hoạt động năm 2024.

- Đại biểu bà con phát biểu ý kiến.

- Trong thời gian trên đại biểu và bà con vào dâng hương.

-Từ 12h00: Kính mời các Quý khách và bà con thân Tộc thụ lộc.



HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẬC TOÀN QUỐC & BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LSVH QUỐC GIA " NHÀ THỜ VÀ MỘ NGÀI NGUYỄN BẶC "

Trân trọng kính mời toàn thể bà con thân tộc trong và ngoài nước 


VỀ DỰ LỄ GIỖ ĐỨC THÁI THỦY TỔ - THÁI TỂ ĐỊNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BẶC

                                             ( LẦN THỨ 1044)

Thời gian :

Từ 8h00 ngày 14 tháng 10 năm Quý Mão

(Tức ngày 26 tháng 11 năm 2023)

đến 12h00 ngày 15 tháng 10 năm Quý Mão

(Tức ngày 27 tháng 11 năm 2023)


Địa điểm :

Tại Khởi Nguyên Đường

Thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Kính mong các Quý khách cùng toàn thể bà con thân Tộc về dự đông đủ để tỏ lòng tri ân Đức Thái Thủy Tổ - là dịp hậu duệ của Ngài trong cả nước và ở hải ngoại về gặp mặt, giao lưu.


T/M BAN TỎ CHỨC LỄ GIỖ

1. Nguyễn Văn Sở - Chủ tịch Hội Đồng

(SDT: 0984 886 747 & 0388 091 947)

2. Nguyễn Văn Điền - Trưởng ban QLDT

(SDT: 0868 999 685)

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

.:':. THÔNG BÁO





Kính thưa bà con thân Tộc, trên cả nước, và bà con Việt kiều ở hải ngoại.


Hôm nay ngày 12/01/2022 (10/12 Tân Sửu).

Hội đồng dòng tộc Nguyễn Bặc - toàn quốc và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hoá quốc gia “Nhà Thờ và Mộ Ngài Nguyễn Bặc” tại thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tiến hành đặt bia ghi thân thế và sự nghiệp của Đức Thái Thuỷ Tổ - Thái Tể Định Quốc Công Nguyễn Bặc do tiến sỹ sử học Đinh Công Vĩ phụng soạn, và đặt bàn dâng lễ đặt tại lăng mộ ngài đức Thái Thuỷ Tổ - Thái Tee Định Quốc Công Nguyễn Bặc do gia đình ông Nguyễn Đình Hà - Hải Phòng cúng tiến và đặt 2 cột đèn đá được phía trước nhà thờ “ Khởi Nguyên Đường” bằng đá xanh tự nhiên được gia công chế tác tại làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình do gia đình ông Nguyễn Văn Thơi trưởng chi sở tại cúng tiến.


Hội đồng dòng tộc Nguyễn Bặc - toàn quốc và Ban quản lý di tích, xin được gửi đến toàn thể bà con thân tộc trên cả nước, và bà con Việt kiều ở hải ngoại, một số hình ảnh của buổi lắp đặt bia, bàn dâng lễ, và đôi đèn đá, toàn thể bà con thân Tộc chúng ta cùng hoan hỉ. 

Trân trọng !


Nguyễn Văn Cư

- TVTT HĐDT Nguyễn Bặc - Toàn Quốc 

 - P. BQL DTLSVHQG NT&M Nguyễn Bặc

 

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

PHÒNG CƯƠNG QUỐC CÔNG

SƯU TRA, NGHIÊN CỨU & THỰC HÀNH GIA BẢO 
TỘC HỌ NGUYỄN ĐÌNH
THÁI SƯ - CƯƠNG QUỐC CÔNG NGUYỄN XÍ 

Dòng họ Nguyễn Đình chúng ta thờ ngài Nguyễn Hợp, ông nội Đức tổ Nguyễn Xí làm Thủy tổ. Gia phổ dòng họ cho biết cụ là một nhà sư bán thế xuất gia, vừa tu hành như một nhà sư, bụt hiệu là Pháp Đăng, vừa lập gia đình, có vợ con và làm nghề nấu muối ở làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh (xem sách Cương quốc công Nguyễn Xí, in năm 2013, trang 15).

Tôi đã có dịp trò chuyện cùng cụ Nguyễn Đình Triển, năm nay đã 94 tuổi, nguyên Trưởng ban lịch sử - tộc phả họ Nguyễn Đình. Có thể nói cụ là người am hiểu nhất về lịch sử Dòng họ. Với câu hỏi: “Cụ có hiểu biết gì thêm về vị Thủy tổ Nguyễn Hợp, như gốc gác, hành trạng hay không”, Cụ Triển trả lời, chỉ biết cụ Thủy tổ là người làng Cương Gián, có 2 con trai, làm nghề nấu muối, con cả là cụ Nguyễn Khai sống tại làng này, người con thứ Nguyễn Hội di cư sang Thượng Xá. Ngoài ra, cụ Triển không biết gì hơn.

Trong sách “Nguyễn tộc gia phổ ký” của tác giả Nguyễn Đình Ưu, có câu mở đầu (sách đã dẫn, trang 63):

“Lạch Lò, rú Cấm, đất chứa khí thiêng,
Rú Kiếm, rú Cờ, cảnh phô vẽ đẹp.
Đất anh linh, sinh người hào kiệt,
Xem Nam thiên, mới biết tông đồ”...

Nhưng ai mới là người "Xem Nam thiên, chọn đất anh linh để sinh người hào kiệt", vẽ nên Tông đồ nghìn năm cho Dòng họ Nguyễn?

Ở đây tôi xin hầu chuyện các ông, các bác, các anh chị trong dòng họ Nguyễn Đình một số suy luận, nhận định về Thủy tổ Nguyễn Hợp qua các sử liệu từ Gia phổ dòng họ cũng như sử sách cũ. Hy vọng, trong thời đại thông tin rộng rãi hiện nay, sẽ có nhiều phát hiện mới, giúp con cháu chúng ta biết rõ hơn về dòng dõi tổ tiên mình. 

Tôi đã đến làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân và có suy nghĩ rằng cụ Nguyễn Hợp không phải là người gốc ở đây. Làng Cương Gián hiện nay nằm trên 1 vùng cát trắng hẹp, trải dài theo bờ biển, trước mặt là biển Đông bao la, sau lưng là dãy núi Ngàn Hống cao sừng sững, xuyên qua làng là 1 con đường nhỏ ven biển, gọi là đường quốc phòng. Ngày nay, Làng này còn heo hút như thế thì thời Hậu Trần, thời điểm mà ngài Nguyễn Hợp sinh sống ở đây. Cương Gián hẳn là làng “khỉ ho, cò gáy, hổ gầm, vượn hú” theo nghĩa đen, chắc cả làng chỉ có vài người sinh sống. Làng này chỉ phù hợp với những người cố tình đi ở ẩn, lẩn trốn sự truy tìm của quan binh triều đình.

Lập luận này là hợp lý vì chúng ta biết sau đó, khi tình hình loạn lạc nhà hậu Trần tạm yên (Hồ Quý Ly giết hại, truy tìm các công thần nhà Trần như Nguyễn Đa Phương, Trần Khát Chân, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân)... Cụ Nguyễn Hợp đã cưới vợ cho người con thứ 2 của Cụ, tức khải tổ Nguyễn Hội, lấy bà Vũ Thị Hạch, người làng Dũng Quyết (Phường Trung Đô, thành phố Vinh ngày nay) và đưa vợ chồng con trai, 2 cháu nội ra sống tại vùng Thượng Xá, dưới chân dãy núi Cấm Sơn, bên hữu ngạn sông Cấm. Mảnh đất mà theo con mắt của các thầy địa lý khi xưa, là đất bình an, nhiều sinh khí (vì có dãy núi cấm hùng vĩ che chắn, bảo vệ ở mạn Bắc, lại có hạ lưu sông Cấm và biển Đông bao bọc mạn Đông Bắc và Đông, sông Lam ôm trọn mạn Nam và Tây Nam, hội tụ sinh khí).

Việc cụ Nguyễn Hợp chọn con dâu là bà Vũ Thị Hạch (ngày xưa lấy vợ là do cha mẹ chọn), người làng Dũng Quyết cũng là điều đặc biệt. Khi mà 300 năm sau đó, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã cố vấn cho vua Quang Trung rằng, "Dũng Quyết là đất thiêng, là đất đế đô, đầy đủ tứ linh hội tụ" (tứ linh là long, ly, quy, phượng).

Theo quan niệm người xưa, “Đức hiền tại mẫu”, rõ ràng cụ bà Vũ Thị Hạch, người mẹ của hai người con trai anh hùng (Nguyễn Biện và Nguyễn Xí), không thể là người thường được. 

Xin nói thêm về cụ Nguyễn Thiếp, người Hà Tĩnh, sống vào thế kỷ 17, cùng thời vua Quang Trung, là tác giả bộ gia phổ dòng họ Nguyễn Khai tại làng Cương Gián. Lần đầu tiên vân du đến Nam Đàn, Nghệ An, cụ Nguyễn Thiếp đã có thơ đề tựa cho làng Kim Liên:

"Chung sơn tam đỉnh, hình vương tự,
Kế thế anh hùng dĩ tử tôn!"

Nghĩa là: 

Núi Chung sơn có 3 đình như hình chữ vương,
Con cháu nơi đây đời đời kế thế nhau làm anh hùng!

Hơn hai trăm nay sau khi Nguyễn Thiếp viết câu thơ trên, Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, rồi Nguyễn Ái Quốc mới kế tiếp ra đời ở vùng đất quanh núi Chung.

Lại nói về cụ Nguyễn Hợp, là một người làm nghề nấu muối và bán muối. Nhưng từ rất sớm, Cụ đã biết và kết thân với hào trưởng Lê Khoáng ngoài tận núi rừng Thanh Hóa. Nên năm 1406, khi cụ Nguyễn Hội bị hổ vồ mất, rồi cụ bà Vũ Thị Hạch cũng vì đau buồn mà qua đời. Cụ Nguyễn Hợp khi đó đang sinh sống tại Cương Gián cùng người con trai cả, đã ra Thượng Xá và đưa hai người cháu nội là Nguyễn Biện (13 tuổi) Nguyễn Xí (9 tuổi) ra đất Lam Sơn, Thanh Hóa gửi gắm cụ Lê Khoáng.

Sử sách cũ ghi cha con cụ Nguyễn Hội và Nguyễn Biện thường gánh muối ra bán ở vùng Lam Sơn (sđd, trang 16). Nhưng chuyện này rất khó tin, trừ khi đi bán muối là vỏ bọc để hoạt động cứu nước. Chẳng có ai gánh muối đi đường rừng hơn 200km, từ Cửa Lò ra tận Lam Sơn đi bán, lại đưa thêm con nhỏ chưa đầy 13 và 9 tuổi đi cùng (xin nhớ thời đó, người ta đi đường rừng dọc theo các khe núi, gọi là đường thượng đạo, dọc đường còn có hổ báo nữa), trong khi biển Thanh Hóa cũng đầy muối.

Những tính toán và việc làm đầy dứt khoát đó của cụ Nguyễn Hợp cho thấy cụ đã dự đoán trước được vận mệnh Đất nước, cũng như dự đoán được tiền đồ của gia tộc hào trưởng Lê Khoáng (là cha đẻ vua Lê Lợi sau này).

Có như vậy, Cụ mới lặn lội mấy trăm cây số đường rừng, mang 2 cháu nội còn nhỏ tuổi mà cụ tin tưởng là bảo vật truyền gia, ra để gửi gắm một người bạn sống trên núi rừng heo hút xứ Lam Sơn!

Điều này cũng cho thấy mức độ thân thiết và tin tưởng lẫn nhau giữa cụ Lê Khoáng và cụ Nguyễn Hợp. Bạn nghĩ mà xem, nếu không hiểu biết, tin tưởng nhau, sao vị hào trưởng Lê Khoáng, tức là 1 vị quan, lại dễ dàng nhận nuôi hai đứa trẻ con, cháu một người làm muối nào đó ở trong xứ Cương Gián heo hút nào đó.

Xin nhắc lại là cụ Hợp đưa 2 cháu ra Lam Sơn năm 1406, lúc đó Lê Lợi mới là 1 thanh niên 21 tuổi và Hội thề Lũng Nhai diễn ra năm 1418, tức 12 năm sau đó.

Thời Lý Trần, do ảnh hưởng của Tam giáo (Phật, Lão, Nho), những bậc cao nhân Đại Việt như Trần Nguyên Đán, Chu Văn An…luôn có quan niệm “tiến vi quan, thoái vi sư”, hay “Thượng y y quốc, trung y y nhân”, nghĩa là: “Gặp thời ra làm quan giúp dân, thất thế rút lui về ở ân làm Thầy” hay “Gặp thời thì làm thượng y chữa bệnh cho Nước, lỡ thời về làm lương y chữa bệnh cho dân”. Một khi đã quyết định rút lui về ở ẩn, các vị sẽ chọn phương châm sống tu nhân tích đức và tìm đất lành cho con cháu mai hậu, theo phương châm sống “Tiên tích Đức, hậu tầm Long”.

Theo dã sử, mộ của cụ khải tổ Nguyễn Hội là mộ hổ táng, tức là ông hổ được Cụ nuôi, sau khi vồ nhầm chết chủ mình, đã mang xác chủ ra chôn tại cát địa Đồng Lầm. Nhờ ngôi mộ linh thiêng của Cụ, mà người con là cụ Nguyễn Xí làm quan đến chức Tể tướng.

Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, huyệt mộ cát địa đó không do ai khác ngoài cụ Nguyễn Hợp đặt. Vì chính Cụ đã chọn đất Thượng Xá, đưa con trai từ Cương Gián, cách 40km đường ven biển, vưọt qua hạ lưu sông Lam mênh mông, ra Nghi Hợp để định cư, lập chùa Kim Tự cho dân làng Thượng Xá tu hành, thì không có lý do gì để Cụ lại không chọn huyệt mộ cát địa cho con trai và con dâu của mình!

Sau này, Đại thi hào Nguyễn Du, một hậu duệ của Cụ, đã viết:

“Cho hay Phúc họa đạo trời,
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra.
Có trời mà cũng có ta,
Tu là cội phúc, tình là dây oan”…
                      Truyện Kiều - Nguyễn Du

Các phân tích dựa trên các sử liệu ít ỏi còn lại về Thủy tổ Nguyễn Hợp ở trên đủ chứng tỏ cụ Nguyễn Hợp là 1 cao nhân ẩn sỹ, là 1 nhà tiên tri chiến lược tầm cỡ Quốc gia, là người sắp đặt tiền đồ cho Đức tổ Nguyễn Xí, cũng như sắp đặt tiền đồ nghìn năm cho DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH chúng ta.

Cương Quốc công Nguyễn Xí, có đền thờ tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang xưa, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Cụ Nguyễn Xí (1397 – 1465) được suy tôn là Đức tổ của Dòng họ Nguyễn Đình, là một danh tướng của Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1428), làm quan trải 4 triều vua nhà Hậu Lê, đến chức Hữu tướng quốc, tức Tể tướng.

Đức tổ Nguyễn Xí có 16 con trai. Trong đó 1 người mất sơm, còn 15 người con đầu hình thành 15 Đại chi của Dòng họ Nguyễn Đình:

1. Con trưởng là Nguyễn Đình Khôi, còn gọi là Nguyễn Sư Hồi, làm quan đến chức Nhập nội Thái úy tham dự triều chính, phò mã đô úy, là Nhị thế tổ Đại chi 1.

2. Con thứ hai là Nguyễn Bá Sương, làm quan chức Phò mã đô úy, Nghiêm võ vệ tổng quản, tổng binh Thuận Hóa đạo, là Nhị thế tổ Đại chi 2. 

3. Con thứ ba là Nguyễn Huyền, làm quan chức đô tổng binh sứ Hóa, là Nhị thế tổ Đại chi 3. 

4. Con thứ tư là Nguyễn Bá Kiệt, làm quan chức Phấn võ vệ tam phụ quốc quân đồng tri, là Nhị thế tổ Đại chi 4.

5. Con thứ năm là Nguyễn Kế Sài, làm quan chức Đô tổng binh sứ Thuận hóa, là Nhị thế tổ Đại chi 5. 

6. Con thứ sáu là Nguyễn Phùng Thời, làm quan chức Đô tổng binh sứ Thanh hoa đạo, là Nhị thế tổ Đại chi 6. 

7. Con thứ bảy là Nguyễn Thúc Ngu, làm quan chức Nhất cuộc chính giám, đô tổng binh sứ, là Nhị thế tổ Đại chi 7. 

8. Con thứ tám là Nguyễn Tôn Cao, làm quan chức Nhất cuộc chính giám, đô tổng binh sứ Lạng Sơn, là Nhị thế tổ Đại chi 8. 

9. Con thứ chín là Nguyễn Cảnh Thanh, làm quan chức Tuyên quốc vệ đô tổng binh sứ, là Nhị thế tổ Đại chi 9. 

10. Con thứ mười là Nguyễn Trọng Đạt, làm quan chức Đạt tín đại phu, Linh quận công, là Nhị thế tổ Đại chi 10. 

11. Con thứ mười một là Nguyễn Phúc Xà, làm quan chức Nhất cuộc chính giám, đạt tín đại phu, là Nhị thế tổ Đại chi 10. 

12. Con thứ mười hai là Nguyễn Hữu Lượng, làm quan chức Huân đạt vệ quản lệnh, là Nhị thế tổ Đại chi 12. 

13. Con thứ mười ba là Nguyễn Đồng Dần, làm quan chức Ngọc linh vệ quản lệnh, là Nhị thế tổ Đại chi 10. 

14. Con thứ mười bốn là Nguyễn Nhân Thực, làm quan chức Nghiêm dũng vệ tiền sở quản lệnh, là Nhị thế tổ Đại chi 10. 

15. Con thứ mười lăm là Nguyễn Văn Chinh, làm quan Thanh Hoa đạo đô tổng binh sứ, là Nhị thế tổ Đại chi 10. 

16. Con thứ mười sáu: tên Duy Tân, mất lúc 1 tuổi.

Tám người con gái là:
1. Ngọc Hỷ
2. Ngọc Lệ, lấy Thái tử con vua.
3. Ngọc Minh
4. Ngọc Thái
5. Ngọc Biện
6. Ngọc Liên
7. Ngọc Kính (Ngọc Quỳnh)
8. Ngọc Bình.
Tất cả con trai, gái đều thuộc công thần quý tộc, hình thành dòng họ Nguyễn Cương Quốc công, danh giá bậc nhất lịch sử Việt Nam trung đại.

PHONG THỦY MỘ TỔ HỌ NGUYỄN ĐÌNH

1. Thuật phong thủy
Triết học phương Đông cho rằng sinh mệnh con người nằm ở “sinh khí” của người đó. Chính sinh khí quyết định phúc họa, thọ yểu, mạnh yếu của đời người. Sinh khí là gốc của sinh mệnh con người.
Sinh khí mỗi người do hai thành tố hợp thành, là “khí Tiên thiên” và “khí Hậu thiên”.
“Khí tiên thiên” nói gần là do bố mẹ, xa hơn nữa là do tổ tiên dòng dõi truyền cho. Ngày nay ta có thể hiểu đó là gen di truyền. Cái này quan trọng. Các cụ bảo "lấy vợ xem Tông, lấy chồng xem Tổ" là thế. 
Khí hậu thiên là từ ăn uống, rèn luyện của bản thân mà có.
Trong lòng đất vốn có sẵn sinh khí. Tùy hình thể sông núi mà sinh khí này mạnh yếu khác nhau. Các “Long mạch” lớn là đường đi của luồng sinh khí mạnh trong lòng đất. Nơi sinh khí mạnh nhất gọi là huyệt kết.
Thuật “Phong Thủy” cho rằng, nếu đặt mộ ông bà, tiên tổ vào đúng huyệt kết, thì anh linh tiên tổ sẽ hấp thu được luồng sinh khí đất trời, cảm ứng và tác phúc cho con cháu của mình. 
Phong thủy mộ Tổ mỗi dòng họ có ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất của dòng họ đó, ảnh hưởng lớn đến sự Hưng vượng hay sa sút, phúc đức hay tai họa của cả dòng tộc.
Phong thủy Loan Đầu lấy hình thế, bố cục sông núi làm chính, nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, kết huyệt của sơn mạch, thủy lưu; Tìm kiếm phát hiện huyệt kết, nơi có “Tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh long, hữu Bạch hổ, triều án sơn” chầu về, để định huyệt vị, tọa hướng.
Một số loài vật, như hổ, voi, ong, rắn… không cần học phong thủy để chọn huyệt kết như con người. Chúng được thiên phú “giác quan thứ 6”, có linh tính cao để biết vùng đất nào vượng khí. Đó là nghĩa thật câu nói "Đất lành chim đậu".

2. Phong Thủy tại Việt Nam 
“Phong Thủy” chỉ được gọi là 1 thuật, phát xuất từ triết lý của Đạo Lão, nhưng lại được các triều đại vua chúa rất chú trọng. Tại Việt nam, lý thuyết phong thủy đã được áp dụng từ thời các vua Hùng. Việc chọn kinh đô nước Việt tại núi “Nghĩa Lĩnh” thời Hùng Vương là do yếu tố phong thủy (nay là Đền hùng ở Phú Thọ). Sau này, việc chọn kinh đô tại Thăng Long, Huế, Phượng Hoàng Trung đô… đều là do yếu tố phong thủy.
Ngay thời đại ngày nay, chúng ta vẫn biết đến những địa danh nổi tiếng liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh: Mộ thân mẫu Hoàng Thị Loan, Lăng Bác, Đền thờ Bác Hồ ở Đá Chông, Ba vì. Đó đều là những nơi có phong thủy tuyệt đẹp. Như vậy, chính Bác Hồ cũng tin và rất giỏi về thuật phong thủy.

3. Phong Thủy vùng Thượng Xá
Vùng đất Thượng Xá nằm ở hạ lưu hai dòng sông, sông Lam ở phía Nam và sông Xá ở phía Bắc, dãy núi Cấm ở phía Tây Bắc. Ở phía Đông có các núi Kiếm, núi Voi, núi Cồn Thông, biển Đông. Sông núi như vậy hội tụ sinh khí cho vùng Thượng Xá. Đó cũng là lý do cụ Nguyễn Hợp đưa con cháu mình đến đây sinh sống.
Tại Thượng Xá, tên gọi các ngọn núi nơi đây đều gắn liền với Cương Quốc công Nguyễn Xí: Kỳ sơn (núi cờ), Mão sơn (núi mũ), Tượng sơn (núi voi), Cổ sơn (núi trống trận), Kiếm sơn (núi kiếm)…là chỉ vật dụng của 1 võ tướng.
Trong sách “Nghệ An phong thổ ký”, Tiến sỹ Bùi Dương Lịch đã viết về phong thổ vùng Cửa Xá như sau:
“Cương Quốc hùng tâm, sơn hữu kiếm”…
Nghĩa là:
Vì hùng tâm của ngài Cương Quốc công mà ngọn núi nơi đây có hình lưỡi kiếm.

4. Phong Thủy mộ Khải tổ Nguyễn Hội
Cụ Khải tổ Nguyễn Hội mất ngày 20 tháng 3 năm 1405 tại Thượng Xá. Thi hài cụ được ông hổ do chính cụ Hội nuôi cõng đi an táng tại xứ “Đồng Lầm”. Mộ cụ là ngôi mộ hổ táng nổi tiếng ngày xưa ở Việt Nam.
Vì là mộ hổ táng, nên chúng ta không biết được hướng của ngôi mộ. Nhưng từ lý thuyết phong thủy, địa thế vùng Thượng Xá và sự nghiệp của hai người con trai cụ Nguyễn Hội, ta có thể suy ngược lại, mộ cụ Hội quay về hướng Bắc, tức là nhìn ra sông Xá (quay về hướng Bắc mới có án sơn, cụ Nguyễn Xí mới phát ngôi Tể tướng được).

Đặc điểm phong thủy của mộ hướng Bắc như sau:
- Hậu án: Là vùng đất chạy dọc theo bờ biển, xa hơn nữa là sông Lam và núi Ngàn Hống.
- Minh đường: Là hạ lưu sông Xá, nhiều Án sơn và Triều sơn phía trước mặt, phát công hầu khanh tướng nhiều đời.
- Thanh Long: Là núi Cấm sơn chiếu thẳng (nên không tốt cho con trai trưởng).
- Bạch hổ (tay phải) là núi Tượng sơn, Kiếm sơn, biển Đông nên con trai thứ phát về võ nghiệp.
Điểm đặc biệt của thế đất này là minh đường rực rỡ, án sơn, triều sơn đẹp, kết phát tam công. Nhưng hậu án không sung mãn, nên không phát vương và phát ngắn.
5. Phong Thủy mộ Đức tổ Nguyễn Xí.
Đức tổ Nguyễn Xí mất ngày 30 tháng 10 năm 1465, khi đương giữ chức “Thái úy, Cương Quốc công, Hữu tướng quốc”. Thi hài được quàn tại Thăng Long 1 năm, rồi mới rước về quê nhà an táng. Trong thời gian đó, vua Lê sai các quan ở Bộ công tính toán việc đặt phần mộ cho ngài tại Thượng Xá, bên cạnh ngôi mộ hổ táng của cụ Nguyễn Hội.
Phần mộ và Đền thờ Đức tổ Nguyễn Xí được “Quốc táng, quốc tạo, quốc tế”, tức triều đình chủ trì việc chọn đất, chọn hướng, chọn giờ và cử hành lễ an táng, lễ xây dựng.
Thời vua Lê Thánh Tông, việc xem xét địa thế, long mạch, phong thủy được giao cho các quan ở Bộ công (tương đương Bộ xây dựng ngày nay). Ngôi mộ Đức tổ ta được các quan phong thủy thời đó đặt theo hướng chính Đông. 
Cùng một vùng đất, có huyệt chính, huyệt bàng, nhưng vì hướng của hai ngôi mộ khác nhau, mà đặc điểm kết phát cũng khác nhau.
Đặc điểm phong thủy của mộ hướng Đông như sau:
- Hậu án: Là núi Cấm sơn hùng vĩ. Long mạch chủ dãy núi này kéo dài từ huyện Đô Lương xuống tận Thượng Xá, nên con cháu sẽ phát lâu dài, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm sau.
- Thanh Long: Là hạ lưu sông Xá, các dãy núi Tượng sơn và Kiếm sơn, phát công hầu khanh tướng nhiều đời. Phát chủ yếu cho nam giới và phát ưu thế ở các ngành trưởng.
- Bạch hổ (tay phải) Là núi Hang Tiết (phía chùa Phật tích, xã Nghi Khánh), xa hơn là vùng đất chạy dọc theo bờ biển, xa hơn nữa là sông Lam. Do núi Bạch hổ nhỏ, sông Lam quá xa, không vượng khí, nên ngành nữ và thứ nam không mạnh.
- Minh đường: nội minh đường không có sông, ngoại minh đường là biển Đông. Theo hướng này, không có án sơn và triều sơn.
Điểm đặc biệt của thế đất theo hướng Đông là hậu án trường kỳ nên phát triển lâu dài. Thanh Long vượt trội nên phát về nam giới. Nhưng không có án sơn và triều sơn nên không phát cao như mộ hướng Bắc.
DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH chúng ta được hưởng phúc tổ tiên từ cả 2 ngôi mộ tổ, luân phiên kết phát theo các trung vận, đại vận. Đây là thế đất "Tam công" đẹp nhất khu vực Bắc trung bộ.
Một số Đại chi trong dòng họ có mộ các cụ Thế tổ: Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Bá Sương, Nguyễn Kế Sài, Nguyễn Trọng Đạt, Nguyễn Nhân Thực cũng được đặt ở huyệt cát địa, nên đại chi đó phát quan tước hơn. Đặc biệt ngôi mộ cụ Nguyễn Kế Sài của Đại chi 5 rất đẹp.
Một số truyền thuyết (xem “Nam Hải dị nhân liệt truyện” của Phan Kế Bính) cho rằng chính vua Lê Thánh Tông sau này, vì sợ Long Mạch mộ tổ DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH quá vượng, át họ nhà vua, nên sai Bộ công đào sông Cấm giang, để cắt bớt long mạch đi.
Chúng ta không biết truyền thuyết này chính xác đến đâu. Nhưng sự việc năm 2005, Đoàn công tác của Viện sử học Việt Nam do Phó giáo sư Trần Lâm Biền làm trưởng đoàn,  kết hợp với Sở văn hóa Nghệ An, khảo sát thực địa đoạn kênh nhà Lê gần cầu Cấm, đã vớt được các vật thể trấn yểm phong thủy bằng đồng dưới lòng kênh, mang về Hà Nội nghiên cứu, là một bằng chứng cho thấy việc vua Lê trấn yểm là thật.
Kính đề nghị Hội đồng gia tộc Đại tôn Dòng họ Nguyễn Đình, cử đại diện làm việc với Phó giáo sư Trần Lâm Biền (Viện sử học) và Sở văn hóa Nghệ An để tìm hiểu sự kiện trên, đồng thời tìm cách hóa giải trấn yểm, để Dòng họ chúng ta phát triển lâu dài và mạnh mẽ hơn nữa.

#Gia Phả Tiếng Việt 
Nguyễn Đình Toại - Phòng Cương Quốc Công 
Tộc Họ Nguyễn Đình

#Cung Lục Gia Phả
Nguyễn Hữu Bảo Nam - Phòng Tĩnh Quốc Công
Tộc Nguyễn Hữu - Gia Viễn

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

LỄ HOÀN THÀNH TRÙNG TU, TÔN TẠO QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA NHÀ THỜ & MỘ NGÀI NGUYỄN BẶC - Giai Đoạn 1




Để đảm bảo cho công tác chuẩn bị khai mạc Chương Trình làm Lễ hoàn thành trùng từ, tôn tạo quần thể di tích lịch sử quốc gia Nhà Thờ & Mộ ngài Nguyễn Bặc - giải đoạn 1.

Viện Sĩ - Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu - Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Nguyên Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.

Ông Nguyễn Văn Sở - Chủ Tịch HDDT Nguyễn Bặc - Toàn Quốc
Ông Nguyễn Quốc Rỹ - Trưởng BQL
Ông Nguyễn Văn Cư - Phó BQL DTLSQG Nhà Thờ & Mộ Nguyễn Bặc cùng các Phó chủ Tịch, Uỷ Viên, Thành Viên HDDT Nguyễn Bặc Toàn Quốc và toàn thể bà con làm lễ dâng hương cùng toàn thể bà con và cáo yết Đức Thái Thủy Tổ - Thái Tể Định Quốc Công Nguyễn Bặc, xin phép được khai mạc ngày hôm nay.

Ngay từ chiều hôm qua 12/10 (Âm lịch) tức ngày 08 tháng 11 năm 2019 đã có phái đoàn:

1. Thượng Tướng Bế Xuân Trường - Uỷ Viên Trung Ương Đảng - Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng

2. Trung Tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam.

3. Đoàn UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã dâng hương tại Khởi Nguyên Đường xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chúc tất cả bà quý bà con cùng quý vị & các bạn mạnh khoẻ, vui vẻ và hạnh phúc. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin và film và hình ảnh liên tục để các quý  vị và các bạn đọc theo dõi Chương Trình " ngày 13/10 (âm lịch) Tổ chức Lễ hoàn thành trùng từ, tôn tạo quần thể di tích lịch sử quốc gia Nhà Thờ & Mộ ngài Nguyễn Bặc - giải đoạn 1, và tổ chức  lễ giỗ Đức Thái Thủy Tổ - Thái Tể Định Quốc Công Nguyễn Bặc" 2 ngày 14 & 15/10 (âm lịch).

#Post: Nguyễn Hữu Bảo Nam
#Photograp: Nguyễn Văn Cư
# Lời: Minh Nguyệt
#Tác giả bài hát HNNNVN: Võ Thế Trụ
#Nhạc: Ban Quân Nhạc Quân Đoàn 4 - BQP

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

THÔNG BÁO



Kính thưa bà con thân tộc trên cả nước và bà con Việt kiều ở hải ngoại.                                                                                             
Niềm vui nối tiếp niềm vui, trong lúc hội đồng dòng tộc Nguyễn Bặc toàn quốc và ban quản lý di tích lịch sử văn hoá quốc gia nhà Thờ và Mộ Ngài Nguyễn Bặc cùng bà con chi sở tại, đang gấp rút chuẩn bị những công việc cuối cùng để tổ chức lễ giỗ lần thứ 1040 năm ngày mất của Đức Thái Thủy Tổ - Thái Tể Định Quốc Công Nguyễn Bặc, và với niềm hân hoan của bà con các chi tộc trên cả nước đang no nức chuẩn bị  cho chuyến hành hương về giỗ tổ. Thì hội đồng dòng tộc và ban quản lý di tích nhận được giấy thông báo nộp tiên đền bù, hỗ trợ về việc thu hồi diện tích đất, để mở rộng khuôn viên Lăng Mộ Đức Thái Thủy Tổ của chúng ta. 

Theo quyết định của dự án đã được các cấp chính quyền phê duyệt, diện tích đất để thi công tôn tạo, mở rộng Lăng Mộ Ngài được cấp 2.943 m2. Ngoài diện tích này bà con nhân dân xã Gia Lập có ruộng đất bên cạnh dự án, đã đồng ý nhượng lại thêm diện tích đất cho Dòng Họ Nguyễn Bặc với tổng diện tích là 2.488 m2, và đến nay hội đồng dòng tộc Nguyễn Bặc toàn quốc và ban quản lý di tích cùng với chủ đầu tư là sở văn hóa tỉnh Ninh Bình, đã tiến hành giao tiền đền bù, hỗ trợ cho các gia đình có phần diện đất nêu trên. Như vậy tổng diện tích đất để thi công tôn tạo, mở rộng Lăng Mộ Ngài tính cả diện tích đất của nhà nước cấp và diện tích đất Dòng Họ mua nhượng lại được là 5.431 m2. 

Bên cạnh niềm vui đó hội đồng dòng tộc và ban quản lý di tích kêu gọi toàn thể bà con thân Tộc trên cả nước và bà con Việt kiều ơ hải ngoại và những người mến mộ Ngài Nguyễn Bắc, tiếp tục phát tâm công Đức tiền tài, vật lực để chúng ta cùng với nhà nước sớm thực hiện hoàn thành tu bổ, tôn tạo quần thể khu di tích xứng tầm với công lao của Người để lại cho hậu thế chúng ta.                                                                
Trân trọng kính báo để bà con thân tộc biết và hoan hỉ !
Post: Nguyễn Văn Cư 

NÓI VỀ NGÀI ĐỊNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BẶC


TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT