- Hư danh thực họa thù kham tiếu,
- Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Dịch:
- Danh hư thực họa nên cười quá,
- Bao kẻ dèm pha xót người trung
b. Vụ án Lệ Chi Viên
Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:- "Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than".
- Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù.
- Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích.
- Bà Thị Lộ: Không có con.
- Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Anh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên)
- Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất - huyện Kim Môn, Hải Dương.
- Nguyễn Phi Hùng, em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh;
- Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn.
- Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương.
- Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.
- Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc
- Nguyễn Trãi là tổ tiên chúa Nguyễn
- Nguyễn Bặc là tổ tiên họ Nguyễn Gia Miêu của Chúa Nguyễn
- Nguyễn Bặc là tổ tiên Nguyễn Trãi và Nguyễn Trãi cũng là tổ tiên các Chúa Nguyễn.
- Nguyễn Bặc (924-979)
- Nguyễn Đệ
- Nguyễn Viễn
- Nguyễn Phụng (?-1150)
- Nguyễn Nộn (?-1229; cát cứ cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần)
- Nguyễn Thế Tứ
- Nguyễn Nạp Hoa (?-1377)
- Nguyễn Công Luật (?-1388)
- Nguyễn Công Sách
- Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh 1355-1428)
- Nguyễn Trãi (1380-1442)
- Nguyễn Công Duẩn và Nguyễn Anh Vũ
- Nguyễn Đức Trung (1404-1477)
1. Nguyễn Công Duẩn
Theo một gia phả họ Nguyễn khác, Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, Nguyễn Công Duẩn là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu (trong khi Nguyễn Trãi sau này mới gia nhập), quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và không phải là con Nguyễn Trãi:- Nguyễn Bặc
- Nguyễn Đệ
- Nguyễn Viễn
- Nguyễn Phụng
- Nguyễn Nộn
- Nguyễn Thế Tứ
- Nguyễn Minh Du
- Nguyễn Biện
- Nguyễn Sử
- Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn
- Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460.
- Nguyễn Biện là người Gia Miêu, là dòng dõi Nguyễn Bặc trở xuống. Sau vụ án Lệ Chi viên, con cháu Nguyễn Trãi đã lấy tên Nguyễn Biện mà thay thế tên Ứng Long ở trong gia phả. Trong họ của Bế Nguyễn (họ Nguyễn ở Cao Bằng đổi ra họ Bế - tức là con cháu của Nguyễn Phù, xem phần "Gia quyến lưu tán" phía trên) có di chúc truyền khẩu: "Phải đời đời thờ cúng phụ đạo Nguyễn Biện đã có công bảo vệ hậu duệ tổ Ứng Long".
2. Nguyễn Đức Trung
Có một sự kiện sử sách đã chép lại (các sách Đại Việt thông sử và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục) cho thấy: Nguyễn Đức Trung (cha Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng) - người được giả thuyết ban đầu coi là cháu nội Nguyễn Trãi - có 2 hành trạng mâu thuẫn với giả thuyết này:- Nguyễn Đức Trung được cất nhắc làm Điện tiền chỉ huy sứ dưới ngay thời vua Lê Nhân Tông - vua thiếu niên có sự nhiếp chính của thái hậu Nguyễn Thị Anh, người vừa khép tội gia hình Nguyễn Trãi trước đó không lâu;
- Nguyễn Đức Trung sau đó tham gia cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng lật đổ Lê Nghi Dân từ năm 1460.
3. Trường Lạc hoàng hậu
Một số giai thoại cho rằng Nguyễn Trãi không chỉ là cha Nguyễn Anh Vũ - người phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ trong thời gian trốn tránh - mà còn là cha Nguyễn Thị Hằng - người sau này trở thành hoàng hậu Trường Lạc của Lê Thánh Tông. Thánh Tông tìm được Anh Vũ và Thị Hằng rồi lấy luôn bà làm vợ. Các nhà sử học đã nhất trí rằng đây chỉ là giai thoại dân gian. Nguyễn Thị Hằng đã được sử sách ghi nhận là con đại thần Nguyễn Đức Trung. Các tài liệu gia phả được nghiên cứu, chọn lọc (nêu trên) đã cho thấy Nguyễn Đức Trung là con Nguyễn Công Duẩn và Công Duẩn không phải là con Nguyễn Trãi. Như vậy có tới hai nguồn thông tin sai lạc về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Trường Lạc hoàng hậu: nguồn đầu cho rằng ông là cha hoàng hậu, nguồn thứ hai cho rằng ông là cụ của hoàng hậu. Thực tế ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Thị Hằng. Có một minh chứng nữa cho việc Nguyễn Trãi không phải là cha hay cụ của hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng. Điều này tương tự như thời gian hành trạng của cha bà - Nguyễn Đức Trung. Tới tận năm 1464 Nguyễn Trãi mới được minh oan nhưng năm 1461 Nguyễn Thị Hằng đã là hoàng hậu của Lê Thánh Tông và đã sinh ra thái tử Lê Tranh, sau trở thành Lê Hiến Tông.* Kết luận- Như vậy, do hậu quả của Vụ án Lệ Chi Viên, đã có những thông tin sai lạc cho đời sau về dòng dõi của Nguyễn Trãi. Ông không phải là cha Nguyễn Công Duẩn, không phải là ông nội của Nguyễn Đức Trung và không phải là tổ tiên của các Chúa Nguyễn. Nguyễn Trãi và dòng họ của ông không có quan hệ tới họ Nguyễn ở Gia Miêu.
- Giả thuyết về họ Nguyễn Gia Miêu và họ Nguyễn Chi Ngại (hay Nhị Khê) cùng có tổ là Nguyễn Bặc vẫn còn những nghi vấn:
- Truyền thuyết họ Nguyễn ở Chi Ngại quá xa, chưa hoàn toàn có tính xác thực để kết luận Nguyễn Trãi là dòng dõi Nguyễn Bặc.
- Khoảng cách quá xa của các thế thứ họ Nguyễn khiến về vấn đề "dòng họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc" còn những nghi vấn. Chính sử sách nhà Nguyễn không xác nhận họ Nguyễn Gia Miêu là con cháu Nguyễn Bặc. (Xem bài: Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn.)
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
- Như nước Đại Việt ta từ trước,
- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
- Nước non bờ cõi đã chia,
- Phong tục Bắc Nam cũng khác;
- Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
- Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
- Song hào kiệt thời nào cũng có.
- Ức Trai thi tập
- Quân trung từ mệnh tập
- Dư địa chí
- Băng Hồ di sự lục
- Lam Sơn thục lục
- Quốc Âm thi tập
- Sách bình Ngô
- Bình Ngô đại cáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét