Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Bố cục hợp lý của bài phả ký


Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của một dòng họ (thực tế là của một chi họ); theo lối văn viết sử, gãy gọn, trong sáng, chọn chữ chính xác, chuyên môn.
Từ ký ức và truyền miệng của người trong họ, từ hệ thống mồ mả, các giấy tờ (sổ bộ đời, giấy tương phân ruộng đất, sắc, giấy khen tặng...) do gia đình lưu giữ, các tư liệu lịch sử trong kho lưu trử và trong thư viện… để làm cơ sở viết bài phả ký. Nó là bài văn khó viết nhứt


MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bài phả ký viết đạt là bài phản ánh đầy đu lịch sử của dòng họ từ xưa cho đến nay, cộng với việc xác định rõ tính chất, đặc điểm của dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ theo quan niệm mới hiện nay.

YÊU CẦU

-   Nỗ lực đi thực tế, điều tra thật kỹ, gom góp tư liệu thật đầy dủ, sưu tra tỉ mỉ sự việc thì chất lượng bài phả ký càng sâu sắc.
-   Vận dụng quan điểm toàn diện, lịch sử, phát triển đúng đắng về gia đình - dòng họ, về xây dựng gia đình - dòng họ thể hiện trong bài phả ký.
-   Chấp bút với thái độ kiên trì, giọng văn  nghiêm túc, tham khảo ý kiến với nhiều người về bài viết.

NÔI DUNG: Bố cục hợp lý, gồm:

-   Phần trên đoạn: Nêu nội dung, ý nghĩa, tác dụng của gia phả trong đời sống các dòng họ, có liên hệ tới sử của đất nước. Có thể nêu xuất phát từ động cơ nào mà mình dựng bộ phả này.
-   Nội dung chính:

1.Phát tích dòng họ: Xác định ông/bà tổ (tổ đời 1). Nêu: Tên tuổi, nhứt là năm sanh (theo phưong pháp gia phả để xác định được năm sanh), năm mất, cưới bà ở tổ quán nào, họ gì, con nhà ai, tông tích, lai lịch, hành trạng, và đã sanh ra mấy người con.

-   Tổ quán: Đây là một phần của không gian sinh tồn, nói địa lý hành chánh, lịch sử, văn hóa của ông/bà tổ, nói cách khai cơ lập nghiệp, nơi chứa đựng bao kỷ niệm của con cháu, hậu duệ.

-   Nêu quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân: Đây là hai mối quan hệ cơ bản để duy trì nòi giống: Trước hết nói về các đời (các thế hệ), có bao nhiêu đời, mỗi đời tương ứng với thời kỳ lịch sử nào, sự lưu truyền thông suốt, có chi nào hạp tự, xem vóc dáng, tướng mạo uy nghi, dậm dở, đẹp người, đẹp nết hay có chi nào có bịnh, ốm yếu. Tổng số dòng họ từ xưa đến nay có ước lượng (hoặc chính xác) là bao nhiêu người… Về hôn nhân: quan niệm cưới hỏi từ xưa đến nay có thay đổi ra sao, có tự do, bình đẳng hay môn đăng hộ đối, đánh giá những chú rễ, cô dâu các đời, sống hài hòa, biết điều, dâu hiền thảo… sự sanh đẻ êm đẹp, thuận lợi. Có bảng tổng hợp: toàn chi có bao nhiêu nguời, nam, nữ bao nhiêu, chết sống bao nhiêu, sức học chia ra cử nhân, cao học và tiến sỉ là bao nhiêu. 

-   Nêu quan hệ văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng văn hóa dòng họ, xây dựng đạo hiếu, phúc đức, thực hiện các lễ hội, giỗ chạp, ma chay. Nêu việc khuyến học, khuyến tài, các tài năng văn hóa, âm nhạc, văn thơ…

-   Lao động thể hiện chức năng kinh tế của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng, gầy dựng xóm quê, ruộng vườn, nhà cửa. Nêu sự cần mẫn, chịu cực, chịu khổ, các ngành nghề truyền thống, dạy học, thương nghịep.

-   Nêu mối quan hệ yêu nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.Nêu tính chất đặc điểm ưu việt, nổi bật dòng họ. Sự sai quấy của cá nhân trong dòng họ là cá biệt. Tính ưu việt lá cơ bản, gồm lao động cần cù, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước, truyền thống văn hóa, yêu thương, sống chung ở một xóm quê

3.Phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa: Là dòng họ luôn ý thức duy trì truyền thống văn hóa Việt Nam và biết tiếp thu cái mới phù hợp, đảm bảo phát huy chức năng mỗi gia đình hiện đại, khắc phục những yếu kém của dòng họ và nâng dần lên

KẾT LUẬN

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Mỗi người phải có chương trình nghiên cứu, tích lũy riêng cộng với sự kiên trì, nổ lực cá nhân.
Phải có kế hoạh đi vào kho lưu trữ từng bộ gia phả để xác định đất đai và quan hôn tang tế.
Phải làm dàn bài theo mẫu trên, trước khi viết.
Ngay từ đầu, phải hình dung trước việc phân công người nào viết phả ký để khi đi điền dã biết đối tượng điểu tra là ai.
THEO VÕ NGỌC AN

Sự ra đời của cây tộc phả

Gia phả học hiện nay được phát triển chưa từng thấy, từ các báo chí chuyên ngành đến các site trên Internet, đều có những chương trình tìm hiểu về gia phả. Người nào cũng có thể dựng lại cây tộc phả của dòng họ mình. Nhưng từ khi nào đã nảy ra ý nghĩ dựng lại tộc phả theo hình một cái cây cành lá chằng chịt?
Giáo sư Olivier Faron ở Đại học Lumière - Lyon - II đã giới thiệu trên tạp chí L’Histoire số tháng 1/ 2001. Xin được dịch giới thiệu bạn đọc. 

Đến cuối thế kỷ XV, việc biểu hiện tộc phả theo hình “cây tộc phả” mà ngày nay được được áp dụng phổ biến tại các dòng họ châu Âu, mới đi vào tập quán. Lúc đầu nó được truyền bá trong giới tu sĩ Thiên chúa giáo và trong các dòng họ vương công, cũng như các tầng lớp thượng lưu. Các chức sắc ở vương quốc Flomnee cũng bắt đầu phả hệ của mình theo hình cây. 


Việc xây dựng phả hệ dưới dạng một cái cây là do sự gặp gỡ giữa hai dòng lịch sử đan xen chặt chẽ với nhau: là một cách quan niệm về thế giới và mặt khác là muốn hợp thức hóa một quyền uy chính trị.
Trước hết là cách nhìn thế giới. Quả thật thời cổ đại đã để lại một di sản lớn trong lĩnh vực này. Nhưng tời Trung đại cũng đưa đến một cách biểu đạt bằng ngôn ngữ đồ thị xoay quanh hình ảnh cái cây. Vì cây gắn liền với hình ảnh gia đình: đó là một sinh vật nối liền giữa đất với trời, mà nhựa sống đã nuôi dưỡng những cành sống cũng như những cành chết.
Sự phát minh đồ thị đó chứng tỏ một đầu óc duy lý đang hình thành. Vào cuối thời Trung đại đã có những lời nói bác học bàn về những cái cây được phân loại hay được biểu đạt.

Tiếp đấy là việc hợp thức hóa một quyền uy chính trị. Đối với các tu sĩ, lịch sử là đồng nhất với tộc phả. Vào cuối thế kỷ XII có một sự tổng hợp trật tự tộc hệ và trật tự niên biểu, cụ thể là đối với tầng lớp thư lại, cần phải xây dựng một giáo cụ trực quan có khả năng lần lại những dây liên hệ của các dòng họ đã được mô tả trong Kinh thánh.
Chính ở đây tộc phả đã gặp quyền lực. Nó có thể giúp cho việc giải trình một luận thuyết chính trị, đặc biệt là khẳng định tính thiêng liêng của các vương triều trị vì. Ở đây cần phải thiết lập lại những mắt xích của tộc hệ cho thấy các gia đình vương hầu có mối liên hệ với một dòng họ huyền thoại. Ví như các vị thần đã tham gia chiến tranh thành Troie chẳng hạn, nay hậu duệ của họ là những dòng họ nào.

Vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, hoàng đế Giecmanh, Maximilien đã tự mình can thiệp vào việc thiết lập tộc phả của dòng họ Habsbourg trị vì ở Đức. Cây tộc phả đồ sộ đó đã tham gia dựng nên một hình ảnh thực sự về chính trị.

Sáng kiến của Maximilien đã được lập lại sau này ở các dòng họ khác. Đến cuối thế kỷ XVIII, khi ý thức dân tộc xuất hiện, thì nó lại cần đến nhiều hơn sự hỗ trợ của những tộc phả, vừa là thực, vừa là huyền thoại. Người Hy Lạp là con cháu của Homère, người Rumani là hậu duệ của người Đaxi. Vì các vị thiên tổ là những nhân vật đáng ca ngợi nên nhiều dân tộc ở châu Âu đã tìm đến vai trò lịch sử của một vị tổ hàng đầu nào đó. Điều đó càng củng cố thêm quyền uy của con cháu. Và khi mối dây liên hệ với tổ tiên càng mong manh, thì việc xây dựng một cây tộc phả lại càng phải làm kỹ.

Điều đó được chứng minh cả trong những hiện tượng gần đây. Chỉ cần lần giở trang Internet, ta có thể phát hiện được những cây tộc phả của những dòng họ không có vai trò lịch sử gì lớn. Sự gặp gỡ của đồ thị và của sự diễn giải ở đây lại càng rõ rệt. Ý muốn phổ biến rộng rãi sự tiếp nối của những tên tuổi và những nhân vật phần lớn không được ai biết đến, cho ta thấy rõ ý tưởng muốn dùng tộc phả để khẳng định quyền uy: đấy là quyền uy của một cá nhân trong dòng họ của mình, và nhất là quyền uy của một dòng họ trong cộng đồng!
Theo Xưa & Nay, số 95, tháng 7/2001

TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT