Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC 

NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC
- Địa chỉ: Nhà Thờ Tổ “Khởi Nguyên Đường” Thôn Vĩnh Ninh – Xã Gia Phương – Huyện Gia Viễn – Tỉnh Ninh Bình – Việt Nam
- Lời nói tiêu biểu của học tộc: 
Vận Dực Viêm Giao Cồ Việt Quốc
Thế Truyền Thang Ấp Thụ Nguyên Gia.
- Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC & BAN QUẢN LÝ DI TÍCH NHÀ THỜ TỔ “KHỞI NGUYÊN ĐƯỜNG”.
- Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ NGUYỄN, HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ trực thuộc HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC.
- Mọi thiết kế, hình ảnh và cung cấp tư liệu trong trang web này, là bản quyền của Toàn Thể Hậu Duệ – Miêu Duệ từ đời thứ 34 đến đời thứ 36.
Kính gửi: Các Ông/Bà thành viên trong HĐDT
Trước hết tôi xin gửi lời thăm hỏi thân thiết nhất tới toàn thể các Ông/Bà và chúc các Ông/Bà có nhiều sức khỏe và hạnh phúc cùng gia đình, anh em, con cháu để tiện cho việc hoạt động của Hội Đồng nhằm đáp ứng mong mỏi của bà con trong đại gia đình dòng tộc Nguyễn Bặc trong cả nước, tôi xin gửi tới các Ông/Bà địa chỉ của các thành viên trong Hội Đồng để chúng ta tiện liên hệ khi cần thiết:
1-    Ông Nguyễn Huy Hiệu - Thượng Tướng, Viện Sỹ, Tiến Sỹ, thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ Tịch Danh Dự của Hội Đồng Dòng Tộc. 90 Hòa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội.
2-    Ông Nguyễn Xuân Trường - Tổng Giám Đốc, Tập Đoàn Xây Dựng Xuân Trường, Ninh Bình, Phó Chủ Tịch Danh Dự của Hội Đồng Dòng Tộc. 16 đường Xuân Thành, Thành Phố Ninh Bình.
3-    Ông Nguyễn Văn Sở
Chủ Tịch Hội Đồng, Thạc Sỹ Ngành Xã Hội Học Tại Australia (Uc), Nguyên chủ nhiệm khoa (Học Viện Quốc Tế), đã nghỉ hưu, số nhà 15/5 ngõ 87, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Email: nguyenvanso747@gmail.com - ĐT: 0984.886.747 hoặc 04.37916398
4-    Bà Nguyễn Hồng Nguyên
Phó Chủ Tịch Hội Đồng, Bác Sỹ, Nguyên chủ Nhiệm Khoa. 53 Phố Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 04.3942.4305
5-    Ông Nguyễn Quốc Rĩ
Phó Chủ Tịch Hội Đồng, Nguyên Cán Bộ ngành Dầu Khí, đã nghỉ hưu. Thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Email: khoinguyenduong@gmail.com - ĐT: 0976.503.515
6-    Ông Nguyễn Phúc Hậu - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc. chuyên viên Bộ Công Nghiệp, đã nghỉ hưu. Phòng 303, Nhà H3, tập thể Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Đường Lê Gia Định, Phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 0903.215.255
7-    Ông Nguyễn Duy Đô - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc. chuyên viên cao cấp Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam, Phòng 211, E6 Khu Tập Thể Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 0988.870.809
8-    Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ Tịch Hội Đồng, cán Bộ Hưu Trí, Đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định. ĐT: 0943.056.922
9- Ông Nguyễn Tiến Lịch  - Trưởng BLL Dòng Họ Nguyễn Bặc – Hải Hậu, Nam Định; đại diện 143 Chi Họ – Làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc. Địa Chỉ: Xóm 9 – Xã Hải Anh – Huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định. 03503784404
10-    Ông Nguyễn Hữu Hồng Kỳ - Phòng Vĩnh Quốc Công, đại diện Tộc Nguyễn Hữu - Huế - Cam Ranh - Thanh Hóa - Hà Nội hậu duệ ngài Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - LàmThành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Cán Bộ Sở Giao Thông Tỉnh. 38 Nguyễn Phúc Nguyên, Thành Phố Huế. ĐT: 0982.510021, Email: nguyenhuuhongky@yahoo.com.vn
11-  Thiếu Úy Nguyễn Bảo Nam - Phòng Võ Quận Công, đại diện Tộc Nguyễn Hữu - Gia Hưng - Xích Thổ - Bình Phước - Bình Dương - Tp.HCM hậu duệ ngài Nguyễn Hữu Đạt (Đạc), làm Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Thôn Mai Phương – xã Gia Hưng, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Chủ Tịch HĐTV CTy TNHH Tài Nguyên Và Môi Trường Đông Nam Á B.Phước.  ĐT: 0916 569788 – 0938 568 788, Email: khoinghiaduong@gmail.com
12- Ông Nguyễn Hữu Thoại - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. cán Bộ Ngành Vận Tải, đã nghỉ hưu. Đường 7, Thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: 01665798983, Email: nguyenhuuthoaigiamieu@gmail.com
13- Ông Mai Xuân Ninh (họ Nguyễn đổi thành họ Mai) - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. 325, E14, tổ 43, Thị Trấn Đông Anh, Hà Nội. ĐT: 01638295664
14- Ông Nguyễn Hữu Viễn - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Cán Bộ về hưu, xóm 13, Phạm Xá, Yên Nhân, huyện Ý Yên, Nam Định. ĐT: 01695755816
15-  Ông Nguyễn Xuân Hòan - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Thôn  6,  xã Xuân Hồng, Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. ĐT: 0987887251
16-  Ông Nguyễn Hữu Lợi - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Tổng Giám Đốc CTy Gia Súc Con Heo Vàng hải Phòng. Khu Công Nghiệp Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, TP.Hải Phòng. ĐT: 0913241725
17-  Ông Nguyễn Hữu Thái - Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc. Giám Đốc, Ngõ 154, Số Nhà 25, đường Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 0942188199
18-  Ông Nguyễn Hữu Thiềng - Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Thôn Phạm xá, Xã Yên Nhân, Huyện Ý Yên, Nam Định. ĐT: 0168.471.1102
19-  Ông Nguyễn Công Trứ - Thư ký Hội Đồng Dòng Tộc. Hội Trưởng Hội Đồng Y Huyên. Đội 5, Xã Xuân Thượng, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định. ĐT: 0912566966
20-  Ông Nguyễn Minh Tuấn - Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc. Đạo Diễn, Tập Thể Bệnh Viện Thanh Trì, Xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: 01218463099, Email: minhtuandd82@gmail.com
21- Ông Nguyễn Phước Kiểm – LT-Thành viên Hội Đồng Dòng Tộc. Nguyên Giám Đốc Công An – Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Ủy Tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0913481333
22- Ông Nguyễn Bế Hiển- đại diện dòng họ bế cao bằng – Làm  Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc. Địa Chỉ: 25A1 -Khu Tập Thể 918 – Phường Phúc Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội. 0912360955
23- Ông Nguyễn Linh – Dòng Tộc Nguyễn Đức Trung - Làm  Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc. Địa Chỉ: 18 ngách 31 – Ngõ 554 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội. 0438730622

..:: NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ::..


(2011-06-26). 
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền văn hóa. Trên thế giới, đã từ lâu, dòng họ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với các phân nhánh chuyên sâu: sử học, triết học, di truyền học, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học, gia phả học…
MỞ ĐẦU
Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền văn hóa. Trên thế giới, đã từ lâu, dòng họ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với các phân nhánh chuyên sâu: sử học, triết học, di truyền học, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học, gia phả học… Ở Việt Nam, tính đến thời điểm này, việc nghiên cứu dòng họ đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Trước năm 1945, tuy không nhiều song đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về dòng họ. Trong số đó phải kể đến các công trình tiêu biểu của các tác giả: Phan Kế Bính(1), Pierre Gourou(2), Đào Duy Anh(3)… Sau năm 1945, đặc biệt là từ những năm 1986, trong không khí đổi mới với tư tưởng chỉ đạo của Đảng: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu chuyên và không chuyên về dòng họ lần lượt được xuất bản. Tiêu biểu là công trình của các tác giả: Toan Ánh(4) , Nguyễn Đức Dụ(5), Lê Trung Hoa(6), Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn(7), Nguyễn Từ Chi(8)…Nhiều cuộc hội thảo(9) về dòng họ được tiến hành với qui mô khác nhau. Việc nghiên cứu gia phả được thúc đẩy, trở nên sôi nổi với nhiều địa chỉ trang web(10) . Các nhà nghiên cứu nước ngoài như Alain Fiorucci(11), Nelly Krowolski(12)   … cũng vào cuộc.
Nhìn một cách tổng quát, tính đến thời thời điểm này, có thể nhận thấy những thành tựu nghiên cứu về dòng họ người Việt chủ yếu tập trung vào 3 định hướng. Hướng dân tộc học: tác giả tiêu biểu Phan Kế Bính, Toan Ánh. Hướng xã hội học: tác giả tiêu biểu Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn. Hướng gia phả học: tác giả tiêu biểu  Nguyễn Đức Dụ. Nhờ 3 mũi nhọn nghiên cứu chuyên sâu này mà một số đặc điểm chung về dòng họ người Việt đã bước đầu được làm sáng tỏ. Nhiều dòng họ đã ghép nối được các chi, nhánh, truy nguyên tới thủy tổ nhiều đời.
Tuy đã có những thành tựu không thể phủ nhận song các hướng tiếp cận trên đây chưa thể giải quyết thỏa đáng một trong những vấn đề quan trọng nhất của dòng họ: bản sắc văn hóa của dòng họ người Việt. Để trả lời được câu hỏi thú vị nhưng không dễ dàng này, chúng tôi thấy cần phải có một hướng tiếp cận mới: hướng văn hóa học(13). Khi xem  dòng họ người Việt như một đối tượng nghiên cứu chính thức của văn hóa học có nghĩa là chúng ta áp dụng phương pháp liên ngành, vận dụng linh hoạt tri thức khoa học của nhiều phân ngành đơn lập như: dân tộc học, xã hội học, gia phả học, khảo cổ học, sử học…. để hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của dòng họ người Việt.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều định nghĩa về dòng họ người Việt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu sau:

Nelly Krowolski định nghĩa: “Theo định nghĩa, tộc hay dòng họ tập hợp toàn thể con cháu bên nội của cùng một ông tổ được thừa nhận” (14). Nguyễn Từ Chi quan niệm: “Họ, quá lắm cũng chỉ có thể xem là một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành viên của nó (tức là các gia đình nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống”(15).  Phan Đại Doãn viết: “Theo nghĩa rộng thì dòng họ, ngoài mối liên hệ ngang lại có mối liên hệ dọc đứng đến 9 đời (cửu tộc), ngoài ra còn có quan hệ nội ngoại, nhưng huyết thống bên nội là quan hệ quyết định nhất(16).

Điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như trên ta thấy, về cơ bản, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất khi khẳng định: dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống do khởi sinh từ một thủy tổ. Trong mối quan hệ đồng huyết này, các cá nhân bao gồm cả người đang sống và người đã chết đều mang tộc danh về phía bố. Chỉ mang tộc danh về phía bố nên người Việt thường coi trọng họ nội.

Tuy nhiên, chính mối quan hệ quan trọng nhất - mối quan hệ huyết thống đó đã khiến dòng họ người Việt hình thành hàng loạt mối quan hệ khác: quan hệ kinh tế với chế độ lưu giữ và trao truyền gia sản, quan hệ tín ngưỡng thờ tổ tiên mà trước hết là thờ thủy tổ, quan hệ cộng đồng của các thành viên cùng sống trong một thiết chế xã hội được tổ chức theo nguyên tắc luân lý… Như vậy, nếu phân tích sâu bản chất của dòng họ trong nhiều mối quan hệ chằng chéo thì định nghĩa sau đây của Léopol Cadière mới là định nghĩa tương đối toàn diện về dòng họ người Việt: “Người Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”(17). Trong môi trường của những mối quan hệ đặc thù này, dòng họ người Việt dần hình thành và xác định bản sắc văn hóa độc đáo. Theo chúng tôi, bản sắc văn hóa đó được thể hiện trên 3 phương diện(18) nổi bật: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội hay còn gọi là văn hóa tổ chức cộng đồng.

1.  Dòng họ - nơi kết tinh giá trị văn hóa vật chất đặc sắc của người Việt

Những giá trị văn hóa vật chất độc đáo của dòng họ người Việt được thể hiện trên nhiều phương diện. Đến tận hôm nay, tuy có nhiều biến đổi bởi quá trình đô thị hóa nhưng nhiều từ đường của các dòng tộc trên cả nước vẫn còn lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa của kiến trúc Việt cổ. Từ đường người Việt thường được xây dựng dựa trên nguyên tắc của triết thuyết âm dương ngũ hành- một trong những học thuyết được hình thành ở nền văn hóa Nam Á. Hướng của từ đường chủ yếu hướng Nam – hướng cư trú phổ biến của người Việt cổ từ thời văn hóa Hòa Bình. Kết cấu từ đường linh hoạt bởi hệ thống cột cái, cột quân nối ghép với hệ thống kẻ, xà bằng lỗ mộng nên tháo dỡ dễ dàng. Kiểu kết cấu này là kết quả của lối tư duy ứng biến, linh hoạt của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Từ đường của nhiều dòng họ còn có bảo vật như đại tự, câu đối, sắc phong, bài vị, tượng thờ, tế khí… nếu được nghiên cứu nghiêm túc sẽ làm sáng tỏ nhiều giá trị văn hóa. Hiện nay, nhiều từ đường vẫn còn lưu giữ bảo vật quý như từ đường họ Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Từ đường này là di tích lịch sử duy nhất còn sót lại trên quê hương của vương triều Mạc với những tấm bia đá tạc rõ thế thứ, tôn hiệu hoàng tộc nhà Mạc. Đặt vào bối cảnh nhà Lê Trịnh đã tìm mọi cách để xóa bỏ hoàn toàn các dấu tích của vương triều Mạc thì những tấm bia đá duy nhất còn sót lại trên thực sự có giá trị quan trọng trong việc tìm hiểu sâu thêm về dòng họ lắm vinh quang, nhiều oan trái này. Hoặc từ đường của dòng họ Nguyễn Huy tại thôn Trường Lưu xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là từ đường còn lưu giữ nhiều sách cổ được coi như một thư viện sách cổ quý giá ở Việt Nam với nhiều đầu sách về Bắc sử, Nam sử, địa lý, phong tục…Một trong những bảo vật được coi là đặc biệt quan trọng của dòng họ là gia phả(19). Ở Việt Nam, cuốn gia phả sớm nhất xuất hiện dưới thời Lý. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1206 vua Lý Thái Tổ “xuống chiếu làm ngọc điệp (phả hệ nhà vua)”(20). Việc làm gia phả phát tích từ từ hoàng tộc, phát triển ở các tầng lớp quan nha và cuối cùng lan rộng đến các họ tộc dân gian. Nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam từ gia phả của các dòng tộc là một vấn đề khoa học lớn, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề thú vị này trong một bài viết khác.

Có thể nói cùng với kiến trúc từ đường thì bảo vật đặc biệt là gia phả của dòng họ trên khắp mọi miền tổ quốc góp phần làm sáng tỏ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu sâu một giá trị văn hóa vật chất rất tiêu biểu của dòng họ người Việt: mộ tổ. 

Đối với mỗi người dân Việt, mộ tổ là một trong những bảo vật có giá trị quan trọng hàng đầu. Dù đó là dòng họ đơn đinh hay đa đinh, phú quý hay bần hàn, quan chức hay bình dân…thì phần mộ tổ đời nào cũng được chú tâm chăm sóc nghiêm cẩn, quanh năm xanh cỏ, lễ tiết đỏ đèn. Đối với người Việt, việc kiến thiết lăng mộ, nhất là mộ tổ quan trọng đến mức dưới thời phong kiến, các triều đại Trần, Lê, Nguyễn…đều ban hành những qui định xây dựng nếu “Ai cậy giàu có, khéo tay xây vượt bậc điển lễ đã ban hành đều bị phạt nặng và triệt phá”(21). Những năm gần đây, trong không khí phục hưng dòng họ, các dòng tộc từ Bắc vào Nam ra sức tầm nguyên thủy tổ, tôn tạo từ đường, riêng phần mộ tổ được quan tâm đặc biệt. Mộ tổ được khôi nguyên, phục dựng với quy mô khang trang, bề thế. Các dòng họ như họ Nguyễn, họ Lưu, họ Hà ở Võng La, Đông Anh, Hà Nội; họ Phạm ở Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình; họ Nguyễn ở Bình Minh, Nam Trực, Nam Định…còn qui tập mộ tổ và mộ của con cháu hậu duệ vào một nghĩa trang chung của dòng tộc. Dù ở đâu và bất cứ khi nào, các thế hệ người Việt đều gắng sức giữ gìn sự bình yên và kiến thiết dựng xây để tổ tiên có được “mồ yên, mả đẹp”. Để giữ cho “mồ yên”, ngay sau khi thủy tổ mới qua đời, người Việt đã đặc biệt quan tâm tới việc lựa chọn huyệt đất sao cho thuận phong thủy, quy tụ được linh khí của trời đất để an táng thủy tổ. Sau khi đã chọn thế đất thiêng để an táng thủy tổ, đời đời con cháu các thế hệ nối tiếp có trách nhiệm trao truyền nhau nghĩa vụ chăm sóc phần mộ tổ. Họ ra sức giữ gìn và ngăn ngừa mọi nguy biến có thể gây chấn động tới phần mộ của thủy tổ. Thành ngữ dân gian “Giữ như giữ mả tổ” phản ánh rất rõ điều này. Để làm cho “mả đẹp”, bất cứ khi nào có điều kiện, một trong  những điều quan tâm đầu tiên của các dòng tộc là sửa sang để kiến thiết mộ tổ với quy mô khang trang, bề thế hơn. Vì vậy, khi kinh tế cho phép, trong thời gian gần đây, phong trào tôn tạo, xây mới mộ tổ của các dòng tộc đã và đang diễn ra rầm rộ trên phạm vi cả nước. Làm tất cả những gì có thể để tổ tiên có được “mồ yên, mả đẹp” bởi người Việt quan niệm: “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”.

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao đối với người Việt, mồ mả tổ tiên nhất là phần mộ thủy tổ của dòng tộc lại quan trọng tới mức trở thành tác nhân quyết định tới sự hưng suy, sống còn của cuộc sống con người? Thực ra quan niệm “Sống về mồ về mả ai sống về cả bát cơm” trên đây vốn bắt nguồn từ một nhận thức luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt cổ được hình thành từ thời Đá mới.  Những bằng chứng khảo cổ học sau đây sẽ làm sáng tỏ điều này.

Ngay từ thời Đá mới, cư dân Việt cổ đã chôn người chết với nhiều dạng thức khác nhau: “Chôn theo tư thế ngồi xổm, chân tay gập lại, ngồi xổm bó gối, nằm co, nằm ngửa duỗi thẳng, chôn theo công cụ lao động và đồ trang sức, người chết bị buộc chặt trước khi đem chôn”(22).
Các nhà khảo cổ học còn khai quật được nhiều khu mộ táng quan trọng của nền văn hóa Đông Sơn. Tại đây, giới nghiên cứu phát hiện nhiều táng thức với sự đa dạng về hình thức huyệt mộ: “Phổ biến vẫn là mộ đất, thường có huyệt hình chữ nhật, một số mộ rải gốm vụn ở đáy mộ hoặc ghép gốm làm thành huyệt(…) mộ chôn trong thạp đồng (…) những mộ chôn trong thân cây khoét rỗng hình thuyền độc mộc”(23).

Các dạng thức mai táng gắn với các loại hình huyệt mộ ngày càng phức tạp từ thời Đá mới đến thời Đông Sơn như trên chính là kết quả của quá trình nhận thức luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt cổ mà trước hết là nhận thức luận về một thế giới bên kia.

Với người Việt cổ, chết không phải là sự kết thúc cuối cùng của một kiếp người. Chết là quá trình chuyển di sự sống từ thế giới bên này có thực sang thế giới bên kia trong tâm tưởng. Vì nhận thức có một cuộc sống vẫn đang tiếp tục diễn ra ở thế giới bên kia nên người Việt cổ chôn cất người chết mà như đang dựng lại một phiên bản của cuộc sống hiện tại. Người chết được chôn với tư thế của những người đang sống: tư thế ngồi xổm, ngồi xổm bó gói - tư thế ngồi đặc trưng của người Việt cổ được ghi chép trong sách Tùy thư của Trung Quốc “Nam Hải và Giao Chỉ là đô hội….ngồi xổm là tục cũ của họ”(24). Quan niệm người chết vẫn phải lao động để duy trì cuộc sống và có nhu cầu làm đẹp là lý do để họ chôn theo người chết những vật dụng tùy táng bao gồm công cụ lao động và đồ trang sức. Cư trú trên một địa bàn ngập trũng với mạng lưới sông ngòi dày đặc nên ngay từ thưở ban đầu, cư dân lúa nước cổ truyền đã sáng chế phương tiện đi lại thích ứng với môi trường ngập lụt quanh năm: di chuyển bằng thuyền. Vì mang theo lối tư duy dịch chuyển bằng thuyền của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền nên người Việt cổ đã thiết kế những thân cây khoét rỗng  giống hình con thuyền độc mộc để chôn người chết với mong mỏi nhờ những con thuyền đó, người chết sẽ bình an đến được và tiếp tục sống một cuộc sống mới ở thế giới bên kia. 

Như vậy, các dạng táng thức phong phú, phức tạp trên là kết quả của quá trình nhận thức luận về một sự sống mới đang bắt đầu ở thế giới bên kia sau khi đã chết trong tư duy của người Việt cổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vậy người đã chết không chỉ đang sống ở thế giới khác - thế giới bên kia trong tâm tưởng - mà còn có mối liên hệ, tương tác nào không với thế giới thực tại mà con người đang sống? Ở điểm này, chúng tôi bày tỏ sự tán đồng với ý kiến của Trương Hữu Quýnh khi nhận xét về các dạng táng thức của cư dân Phùng Nguyên: “Họ cũng thể hiện ý niệm về mối quan hệ giữa người đang sống và người đã chết”(25). Nhận thức rằng tuy người đã chết nhưng vẫn sống ở một thế giới khác và tiếp tục làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của con người chính là nguyên nhân quan trọng khiến cư dân thuộc nền văn hóa Đá mới đã chôn người chết -  có lẽ là một tội nhân của cộng đồng -  trong một tư thế lạ: buộc chặt chân tay với mong nguyện người này chết rồi sẽ không có cơ hội trở về làm hại những người đang sống. Nhận thức luận về một sự sống mới đang tiếp diễn ở thế giới bên kia và niềm tin vào sức mạnh siêu linh của những người đã chết có thể tác động, thậm chí đảo ngược quá trình sinh, trụ, dị, diệt của những người đang sống chính là nguyên nhân sâu sa thôi thúc cư dân Việt cổ thực hiện những hành vi mang tính chất thiêng hóa đối với những người đã chết. Sự phát triển của những hành vi này dần trở thành một hệ thống nghi lễ trong việc thờ cúng những người đã chết - tiền thân của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Một trong những nghi thức sơ khai, đặc biệt quan trọng thể hiện niềm sùng kính của người sống với người đã chết là chăm sóc huyệt mộ. Đây chính là lý do khiến các loại hình huyệt mộ phát triển ngày càng đa dạng từ thời văn hóa Đá mới đến thời văn hóa Đông Sơn. Trải qua bao cơn sóng bão của sự giao thoa văn hóa toàn cầu, đến tận hôm nay, người Việt vẫn bảo lưu nghi thức cổ với sự chăm chút đặc biệt phần mộ tổ của dòng tộc trong quá trình thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên đúng như Chu Xuân Diên nhận xét: “Việc thờ cúng định kỳ hàng năm và việc sửa sang phần mộ là nhiệm vụ của cả cộng đồng cùng huyết thống …”(26).

Giữ nguyên nhận thức luận về một thế giới bên kia và niềm tin thiêng liêng vào sức mạnh siêu linh của những người đã chết, trong quan niệm dân gian của người Việt, sự hưng, suy của con cháu dòng tộc phụ thuộc rất lớn vào phần mộ tổ tiên nhất là phần mộ của thủy tổ dòng tộc. Nếu phần mộ của thủy tổ bình yên thì con cháu sẽ được khai tâm, phát phúc, đời đời hưng thịnh, kiếp kiếp an hưởng phú quý vinh hoa. Nếu phần mộ thủy tổ “động” thì con cháu sẽ lụi bại, gia cảnh khánh kiệt, dòng tộc suy vong. Đơn cử một ví dụ: 3 dòng họ Nguyễn Đình, Nguyễn Xuân, họ Lưu cư trú tại làng Nguyệt Áng xã Đại Áng huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội đều lưu truyền câu chuyện huyền thoại về việc chọn huyệt đất đắc địa, thuận phong thủy. Trong quan niệm của 3 dòng tộc trên, con cháu đời đời phát phúc, khai khoa, hiển vinh đỗ đạt, tạo thành truyền thống làng khoa bảng là nhờ phúc ấm thủy tổ để lại mà trước hết do mộ tổ đặt đúng nơi đắc địa. Như vậy, với người Việt, mồ mả của tổ tiên dòng tộc giữ vai trò quyết định tới sự hưng, suy của các thế hệ con cháu sau này.

Từ quan niệm dân gian về vai trò của mộ tổ như trên, ta nhận thấy, đến tận hôm nay, người Việt vẫn giữ vững niềm tin thiêng liêng để thực hiện một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất: thờ cúng tổ tiên dòng tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dòng tộc này vốn manh nha xuất hiện từ thời thị tộc nguyên thủy(27). Trong tác phẩm kinh điển bàn về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, nhận xét về tôn giáo của thị tộc Aten, F. Ăng ghen viết: “Những nghi lễ tôn giáo chung và độc quyền được cúng tế một vị thần nhất định, mà thị tộc coi là ông tổ của mình, và với danh nghĩa đó, vị thần ấy đã được thị tộc đặt cho một biệt hiệu riêng”(28). Cái mà F. Ăng ghen gọi là “tôn giáo” đó thực chất là tín ngưỡng thờ cúng “ông tổ” của thị tộc. Vậy ông tổ của thị tộc là ai? Người Iroqua cho rằng tổ tiên của thị tộc là các loài động vật: sói, gấu, nai, rùa, chim, cò…Trong quan niệm của người Aten, tổ tiên thị tộc mình là các vị thần do thần Dớt sinh ra. Như vậy, thị tộc là những nhóm  người cùng huyết thống – một dạng thức ban đầu của dòng họ - đã có ý niệm về tổ tiên và thực hiện những hành vi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tuy không phải là tổ tiên cùng huyết thống song việc xác định thủy tổ chung của thị tộc là động vật rồi tới thần thánh như trên sẽ là quá trình chuẩn bị cần thiết để để các dòng tộc sau này xác định thủy tổ là con người đồng huyết. Rõ ràng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng tộc vốn manh nha hình thành từ thời công xã thị tộc. Do đó có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dòng tộc đã có dấu hiệu xuất hiện trước tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình. Bởi lẽ, chỉ sau khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn được xác lập thì từ đây, những gia đình nhỏ chính thức ra đời và việc thờ cúng tổ tiên trong những gia đình đó mới xuất hiện. Chính vì xuất hiện sớm, trước cả tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình nên từ lâu người Việt đã hình thành và bảo lưu một niềm tin thiêng liêng vào sức mạnh siêu nhiên của thủy tổ dòng họ.  Vì giữ nguyên niềm tin tín ngưỡng đó nên đến tận hôm nay, người Việt vẫn lý giải sự thành bại, hưng suy của cháu con dòng tộc đều do thủy tổ dòng họ phù trì hay trừng phạt. Sự phù trợ hay trừng phạt đó luôn gắn liền với phần mộ của tổ tiên bình yên hay chấn động.

Như vậy, dưới góc nhìn văn hóa học và cũng chỉ xét riêng từ yếu tố văn hóa vật chất là mộ tổ của dòng tộc, ta thấy bản sắc văn hóa Việt rất rõ.
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc bản địa hay do sự tiếp biến của Nho giáo Trung Quốc? Căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học, dân tộc học, với sự xuất hiện, phát triển ngày càng phong phú các loại hình huyệt mộ từ văn hóa Đá mới đến văn hóa Đông Sơn và việc bảo lưu nghi thức chăm sóc phần mộ tổ của các dòng tộc hiện nay, chúng ta có cơ sở khoa học xác đáng để khẳng định: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt mà trước hết là tổ tiên dòng tộc có nguồn gốc bản địa. Chính nhận thức luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan trong quan niệm về sự sống và cái chết mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền là nguyên nhân quan trọng đầu tiên, giữ vai trò quyết định tới sự hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Với nguồn gốc bản địa, Nho giáo Trung Quốc chỉ có tác dụng củng cố và duy trì để tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt  tiếp tục phát triển sâu rộng và bền vững.

2.  Dòng họ - nơi thể hiện giá trị văn hóa tinh thần độc đáo của người Việt

Trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài, dòng họ người Việt đã tạo dựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần độc đáo. Trong cuộc sống thường ngày, mối quan hệ họ hàng luôn được đề cao: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Sống với các mối quan hệ họ hàng, người Việt luôn đề cao ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, cưu mang, đùm bọc, che chở nội tộc: “ Xẩy cha còn chú, xẩy mẹ bú dì”; “Nó lú nhưng chú nó khôn”, … Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu hai giá trị văn hóa tinh thần nổi bật của dòng họ người Việt: ý thức tìm về tổ quán của các dòng tộc và truyền thống riêng biệt của mỗi dòng họ.
Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu hàng đầu của dòng họ người Việt là ý thức tìm về cội nguồn, tổ quán. Dù ở đâu và bất cứ khi nào thì ý thức về tổ tiên trước hết là tổ tiên dòng tộc vẫn là một trong những ý thức sâu sắc nhất, ăn vào tâm trí, ngấm trong máu thịt mỗi người dân Việt. Ý thức này được thể hiện rất rõ trong thờ cúng tổ tiên dòng tộc.  Hầu hết các dòng họ người Việt đều thờ cúng tổ tiên dòng tộc. Người tộc trưởng được ký thác nhiệm vụ thiêng liêng thay mặt con cháu chăm sóc từ đường, sớm tối đỏ đèn, quanh năm nhang khói. Đều đặn vào các ngày sóc vọng, lễ tiết, giỗ chạp…tộc trưởng nhất tâm dâng cúng lễ vật, kính cẩn cầu mong anh linh tiên tổ chứng giám, phù trì cho cháu con dòng tộc. Đặc biệt là ngày giỗ tổ - ngày hóa của thủy tổ - luôn được tổ chức trang trọng. Nhiều dòng tộc thực hành nghi thức tế lễ rất qui mô. Trong ngày này, con cháu của các chi, phái, ngành, nhánh, cành….nếu không tề tựu được đông đủ thì nhất thiết phải cắt cử nhân đinh về dự lễ tại từ đường, thắp nén tâm nhang, một lòng hướng về tổ quán. Ngay cả những người dân Việt vì nhiều lý do phải xa tổ quốc, định cư sinh sống tại khắp các châu lục nhưng ý thức về tổ gốc không hề phai nhạt. Tiêu biểu là dòng họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc. Không chỉ xây dựng một Trung hiếu đường tại Bong-hwa trên đất Hàn để sớm tối khói hương mà hàng chục năm qua, vào ngày 15 tháng Ba, con cháu dòng họ Lý vẫn trở lại cố hương, tề tựu tại Đền Đô một lòng thắp nén tâm nhang mong liệt tổ, liệt tông chứng giám.

Hiện nay, ý thức tầm nguyên thủy tổ có xu hướng trỗi dậy. Nhiều dòng tộc trên khắp mọi miền tổ quốc đang ra sức hợp nhất chi phái, ghép nối phả hệ, truy nguyên thủy tổ. Họ Nguyễn có nguồn gốc phát tích ở Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh Hóa đã hợp nhất các chi ở Hà Nội, Hà Tây cũ, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… truy nguyên đến thủy tổ Nguyễn Bặc (924–979) - công thần khai quốc nhà Đinh. Họ Doãn có nguồn gốc phát tích ở Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa đã ghép nối các chi ở Hà Nội, Hà Tây cũ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An… phát hiện thủy tổ là Doãn Anh Khái giữ chức Lệnh thư gia dưới  triều Lý Thần Tông. Họ Vũ có nguồn gốc tại Mộ Trạch,  Bình Giang, Hải Dương, đã hợp nhất các chi ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh…tìm đến ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853)…

Ý thức tìm về thủy tổ của các dòng tộc trong việc ghép nối gia phả, tầm nguyên thủy tổ trên đây đang diễn ra theo hai xu hướng: lịch sử hóa và huyền thoại hóa. Xu hướng lịch sử hóa thường xác định ông tổ của dòng tộc mình là những nhân vật lịch sử cùng mang tộc họ, có danh tiếng và công trạng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xu hướng huyền thoại hóa thường tạo ra một lớp khói sương bàng bạc sắc màu huyền thoại bao phủ cuộc đời thủy tổ. Gác lại việc bàn luận đúng sai trong việc truy nguyên thủy tổ ở cả hai xu hướng trên ta thấy rõ ràng người Việt đời nào cũng vậy rất khát khao tìm về cội gốc của mình.

Vậy tại sao đối với người Việt, ý thức tìm về tổ quán lại luôn thường trực và sâu sắc đến vậy? Tâm thức hướng về nguồn cội này ở người Việt được hình thành bởi  khác với nhiều tộc người thuộc nền văn hóa du mục tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc trọng sức mạnh, trọng tài thì “…con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình”(29). Nguyên tắc trọng tình này tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức. Người Việt đặc biệt đề cao chữ đức nên mới quan niệm “Thiện tâm ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Với người Việt, cái đức từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá nhân phẩm con người. Tùy thuộc vào các mối quan hệ khác nhau mà chữ đức có các dạng thức biểu hiện rất phong phú đa đạng. Trong mối quan hệ huyết tộc, ý thức về cội nguồn, gốc gác đã sinh thành ra mình được xem như là tiêu chí đạo đức quan trọng nhất để xem xét nhân cách, đánh giá đạo đức một con người. Do bảo lưu một hệ giá trị đạo đức truyền thống đậm chất nhân văn như vậy nên người Việt dù thời nào cũng luôn vọng tưởng về tổ quán để thờ phụng, tri ân với tâm niệm “Người ta có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn”. Như vậy, người Việt thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trước hết là thờ cúng tổ tiên dòng tộc, không chỉ bằng niềm tin tín ngưỡng mà còn thực hiện bởi đạo lý làm người – một đạo lý sâu nặng nghĩa tình, mang đậm màu sắc nhân văn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước cổ truyền.

Bên cạnh truyền thống chung, mỗi dòng tộc còn có truyền thống riêng. Các dòng họ như Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Mạc, Nguyễn…là những hoàng tộc đời đời nối nghiệp đế vương. Các hoàng tộc này đã thay nhau giữ gìn bờ cõi, quyết chống ngoại xâm, phát triển kinh tế, thúc đẩy thương giao, mở mang văn hóa để góp phần kiến lập một quốc gia Đại Việt hưng thịnh. Với truyền thống khai canh lập quốc, trị nước an dân, các hoàng tộc trên đã tạo dựng gam màu chủ đạo trong bức tranh lịch sử Việt Nam. Nhiều dòng họ đã sản sinh, nuôi dưỡng và dâng hiến cho quốc gia những nhân tài kiệt xuất, vang danh không chỉ trong mà còn ngoài nước. Họ Nguyễn ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội đã sinh ra danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1380-1442). Quan điểm của Thân Nhân Trung (1418-1499) – người con của dòng họ Thân ở Yên Ninh, Việt Yên, Bắc Giang – “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là sự kết tinh đỉnh cao của văn hóa dân tộc trong việc trọng dụng hiền tài. Họ Lê Hữu ở Liêu Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên nức tiếng trời Nam bởi tiếng tăm của thánh y Lê Hữu Trác (1724-1791). Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820)- danh nhân văn hóa thế giới - đã làm rạng danh họ Nguyễn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Còn họ Nguyễn ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã sinh ra và nuôi dưỡng một nhân tài kiệt xuất, một nhà văn hóa tầm cỡ quốc tế, một người con ưu tú của đất Việt – chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969). Chính những danh nhân xuất sắc của các dòng tộc ấy đã góp phần tạo dựng tinh hoa văn hóa Việt.

Bên cạnh những danh gia vọng tộc đó, người Việt còn có bách tính trăm họ bình dân. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, nhiều dòng họ bình dân đã xây dựng và lưu giữ truyền thống tốt đẹp riêng. Có những dòng họ vang danh bởi nghiệp khoa cử như họ Nguyễn ở Kim Đôi, Bắc Ninh; họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, Hà Nội; họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An…Đặc biệt là họ Vũ ở Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương. Từ thời Trần đến thời Lý, dòng tộc này đã có tới 36 Tiến sỹ đỗ đại khoa. Ghi nhận những đóng góp danh nhân biệt tài của họ Vũ cho dân tộc, vua Tự Đức đã khen tặng: “Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ” –  làng Mộ Trạch  có nhân tài nhiều bằng nhân tài của một nửa quốc gia…

Có thể nói, dòng họ là nơi tinh kết nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của người Việt. Ngót 600 năm trước, trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã từng dõng dạc tuyên bố bản sắc của nền văn hiến Đại Việt trong thế đối sánh với nền văn hiến Trung Hoa: “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có”. Đúng như Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn. Một trong những phương diện để xác định bản sắc văn hóa dân tộc là những danh nhân biệt tài. Những danh nhân biệt tài của đất Việt – những con người tài năng xuất chúng, trí tuệ siêu phàm, đức dày tâm sáng – chính là sự kết tinh đỉnh cao của văn hóa Việt ấy lại được sinh ra và dưỡng nuôi từ muôn họ của bá tánh trăm dân.
Như vậy, chính truyền thống dòng họ người Việt mang đậm chất nhân văn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước cổ truyền với ý thức sâu sắc về ngồn cội đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần vô giá. Nó làm thức dậy lòng kiêu hãnh tự hào, đốt cháy niềm phấn khích đam mê, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để cháu con bứt phá vươn lên trở thành kẻ tài đức song toàn, nối nghiệp tổ tông, sáng danh dòng tộc, vinh hiển quốc gia. Sản sinh những tài năng, giáo dục nhân phẩm, cổ vũ tinh thần để góp phần phát triển những biệt tài, định hình nhân cách lớn cho nền văn hiến dân tộc, có thể nói,  truyền thống dòng họ đã góp phần tạo dựng và nuôi dưỡng bản sắc văn hóa Việt.
Để tạo lập một hệ giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đặc sắc trên, từ lâu,  dòng họ người Việt đã tự thiết lập một cơ cấu tổ chức gắn với cơ chế vận hành đặc biệt.

3. Dòng họ - một dạng thức văn hóa tổ chức cộng đồng đặc biệt của làng xã  người Việt


Văn hóa tổ chức cộng đồng của dòng họ có nhiều biểu hiện. Song hai biểu hiện tiêu biểu nhất là dòng họ người Việt được tổ chức theo nguyên tắc phụ quyền và vận hành với phương thức tự trị.Theo nguyên tắc phụ quyền, người đàn ông tuyệt đối được đề cao trên các phương diện kinh tế, tín ngưỡng, tổ chức dòng tộc.
Về kinh tế, giống như dòng họ của người Hán, dòng họ người Việt thực thi chế độ kế thừa bất động sản theo nguyên tắc phụ quyền. Theo nguyên tắc phụ quyền, chỉ có nam nhân giữ vai trò trưởng tộc mới được hưởng đặc ân kế thừa bất động sản gồm từ đường, ruộng vườn của dòng tộc. Nguyên tắc phụ quyền này còn chi phối đến việc trao truyền gia sản của từng gia đình thành viên trong dòng tộc. Khi cha mẹ qua đời, tài sản thường chia cho các con chủ yếu là con trai. Người con trưởng đảm nhiệm việc tế tự tổ tiên nên được hưởng phần hương hỏa nhiều hơn. Chính việc kế thừa tài sản theo nguyên tắc phụ quyền đã giúp dòng họ truyền giữ của cải liên tục trong nhiều đời ở phạm vi nội tộc. Nhờ số của cải vật chất này mà dòng họ có điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển và duy trì các nghi thức trong việc thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Nguyên tắc phụ quyền của dòng họ người Việt còn thể hiện rõ trên phương diện tín ngưỡng. Thủy tổ của dòng tộc được con cháu đời đời khói hương thờ phụng phải là nam nhân. Việc chỉ ghi nhận tổ tiên về phía người đàn ông đã khiến dòng họ của người Việt về thực chất là một tổng gộp nhiều gia đình nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ huyết thống được xác định về phía người cha. Nguyên tắc phụ quyền trên phương diện tín ngưỡng còn được thể hiện trong quy định về người được phép tế tự tổ tiên. Đối với dòng họ người Việt, người đàn ông cụ thể là tộc trưởng mới được ban phát đặc ân tế tự thủy tổ. Nhận xét về nguyên tắc phụ quyền trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Đào Duy Anh viết “ Người chủ trì việc tế tự tổ tiên là gia trưởng trong gia đình nhỏ và tộc trưởng ở trong gia tộc”(30). Dựa trên nguyên tắc phụ quyền, người Việt đã tổ chức dòng họ thành hai bộ phận: họ nội và họ ngoại. Họ ngoại được xác định theo huyết thống của người mẹ cùng hệ thống thân tộc già, dì, cậu, mợ…Họ nội được xác định theo huyết thống người cha với hệ thống thân tộc chú, bác, cô…Tuy cấu thành bởi hai bộ phận họ nội và họ ngoại nhưng người Việt coi trọng họ nội mà xem nhẹ họ ngoại. Người con gái một khi đã “xuất giá tòng phu” thì coi như người ngoài họ vì theo quan niệm dân gian “Nữ nhân ngoại tộc”. Tổ chức nội tộc của dòng họ người Việt được xác định tới 9 đời đồng tộc danh trên cơ sở xác định một tổ tiên chung về phía người cha. Hệ thống cửu tộc này bao gồm: cao tằng tổ (kỵ), tằng tổ (cụ), tổ phụ (ông), phụ (cha), ngã (tôi), tử (con), tôn (cháu), tằng tôn (chắt), huyền tôn (chút)…Chính tính chất phụ quyền trong việc đề cao dòng dõi tôn thống của người cha khiến dòng họ của người Việt về cơ bản nghiêng hẳn về họ nội. Đó chính là lý do để nghiên cứu về dòng họ người Việt, Nelly Krowolski đã đưa ra định nghĩa “Theo định nghĩa, tộc hay dòng họ tập hợp toàn thể con cháu bên nội của cùng một ông tổ được thừa nhận” (31).
Về mặt tổ chức dòng họ, tính chất phụ quyền thể hiện rõ trong sự phân biệt trưởng thứ. Đứng đầu dòng tộc sẽ là tộc trưởng. Tiếp đó sẽ là trưởng chi, trưởng phái, trưởng ngành, trưởng nhánh, trưởng cành…Các vị trưởng này buộc phải là nam nhân và là con trưởng của phân cấp mà mình đảm trách. Nhờ hệ thống trưởng thứ theo nguyên tắc phụ quyền  mà từng người trong dòng tộc được phân vai vế rõ ràng, xác định được các mối quan hệ họ hàng và vị trí của mình trong nội tộc: “Bé bằng củ khoai. Cứ vai mà gọi”; “Xanh đầu con ông bác. Bạc đầu con ông chú”. Sự phân vai này khiến dòng họ người Việt tuy là một tổ chức của nhóm người cùng huyết thống với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng là một tổ chức chặt chẽ, có tôn ty với hệ thống ngôi vị trưởng thứ, vai vế được phân cấp rất rõ ràng.

Không ai phủ nhận rằng nguyên tắc phụ quyền – nguyên tắc quan trọng nhất để thiết lập tổ chức dòng họ người Việt như trên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Hồ Sỹ Tân (1690-1760) biên soạn Thọ mai gia lễ trên cơ sở thâu nhận Chu Công gia lễ của người Trung Quốc. Tuy nhiên, ở dòng họ người Việt, nguyên tắc phụ quyền này vẫn có nhiều điểm khác biệt. Tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Hoa nhưng nguyên tắc phụ quyền trong  tổ chức dòng họ người Việt là nguyên tắc phụ quyền nửa vời, không triệt để.

Về chế độ kế thừa gia sản, nếu như ở Trung Quốc, luật pháp thời Tống, Minh quy định rất rõ, gia sản chỉ được chia cho người thừa kế là con trai thì ở Việt Nam, nguyên tắc phụ quyền trong chế độ kế thừa gia sản này có điểm khác biệt. Các điều 1, 6, 127, 319… trong Hồng Đức thiện chính thư (1470 -1497) và các điều 391, 397…trong Quốc triều hình luật (1483) dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đều qui định rất rõ về quyền lợi của người con gái trong việc kế thừa gia sản. Ngay cả khi nhà Nguyễn (1802-1820) ban hành Hoàng Việt luật lệ (1815) không cho phép con gái được kế thừa gia sản thì dân gian vẫn trao truyền một phần hương hỏa cho con gái. Về tín ngưỡng, tuy người đàn ông mới danh chính ngôn thuận được phép tế tự tổ tiên song trong nhiều gia đình người Việt, vì những lý do khác nhau mà người đàn ông luôn phải rời xa gia đình và tất yếu, người phụ nữ đã thay chồng đảm đương nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên. Về tổ chức dòng họ, tuy thiết lập một hệ thống thân tộc theo mô hình thân tộc Trung Quốc song trước khi thâu nhận hệ thống thân tộc Trung Quốc, người Việt đã có một hệ thống thân tộc riêng. Đó là hệ thống thân tộc lấy giới tính đực - cái để phân loại. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc danh xưng trong hệ thống thân tộc của người Việt và dựa vào kết nghiên cứu tại Minh Hải, Văn Lâm, Hải Hưng, người dân gọi Ông Đực, Bà Đực để chỉ Ông nội, Bà nội và Ông Cái, Bà Cái để chỉ Ông ngoại, Bà ngoại, Nguyễn Duy Hinh đã  rút ra kết luận: “Như vậy, trước khi hệ thống thân tộc Hán du nhập chia thân tộc thành nội, ngoại, chắc chắn đã có một hệ thống thân tộc Việt”(32).

Như vậy, mặc dầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống Hán tộc nhưng người Việt thực thi nguyên tắc phụ quyền không triệt để.  Nguyên tắc phụ quyền trong thiết lập tổ chức dòng họ người Việt là nguyên tắc phụ quyền nửa vời. Tính chất phụ quyền nửa vời và một hệ thống thân tộc Đực – Cái bản địa như trên đã góp phần làm rõ đặc điểm mà Trần Quốc Vượng gọi là “Nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam”(33).

Điểm nổi bật thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng của dòng họ người Việt là tính tự quản. Trong trường hợp này, khái niệm tự quản được hiểu theo hàm nghĩa mỗi dòng họ tự thiết lập một bộ máy tổ chức với cơ chế quản lý và phương thức vận hành riêng.

Ở người Việt, để quản lý dòng tộc, các dòng họ thường tự xây dựng một bộ máy tổ chức riêng. Bộ máy tổ chức này được gọi là Hội đồng gia tộc. Hiện nay các dòng họ uy danh được gọi là danh gia vọng tộc như Nguyễn, Phạm, Đặng, Đỗ, Trần, Vũ…đang có xu hướng kết nối các chi, nhánh trên toàn quốc để thành lập một Hội đồng gia tộc rất qui mô, bề thế. Nhân sự của Hội đồng gia tộc thường bao gồm các vị trưởng tộc, trưởng chi, trưởng ngành… Hiện nay, nhiều dòng tộc còn đề nghị những cá nhân tuy không giữ vị trí trưởng nhưng có tri thức, kỹ năng quản lý hoặc những cá nhân đang nắm giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, những doanh nhân thành đạt…cùng tham gia Hội đồng gia tộc.

 Hội đồng gia tộc có nhiệm vụ tự quản lý tông tộc mình trên các phương diện: tự giải quyết mâu thuẫn để giữ gìn an ninh hòa mục trong nội tộc; đề xuất phương thức xây dựng và phát triển dòng tộc; tổ chức các sinh hoạt phong tục: quan, hôn, tang, tế…của các gia đình thành viên; định hướng và giáo dục nhân cách con cháu hướng tới các giá trị văn hóa vĩnh hằng: chân, thiện mỹ…

Vậy Hội đồng gia tộc căn cứ vào đâu để quản lý dòng tộc, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên? Các dòng họ thường có tộc ước. Tộc ước là những văn bản truyền miệng hoặc thành văn thường được soạn thảo bởi Hội đồng gia tộc trong đó có nhiều điều khoản quy định rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong nội tộc. Bản tộc ước này được các thành viên của dòng tộc thông qua và nhất trí tự nguyện thi hành. Tự hình thành một bộ máy tổ chức, tự xây dựng một hệ thống “tộc quy” riêng để quản lý dòng họ - đó chính là biểu hiện rất rõ của sự vận hành theo phương thức tự quản của dòng họ. Như vậy, tham gia vào việc quản lý làng xã người Việt, bên cạnh hệ thống luật pháp của nhà nước, hệ thống “lệ làng” của làng xã còn có thêm hệ thống “tộc quy” – một kiểu “luật pháp” riêng của dòng họ. Đối với việc quản lý làng xã, phương thức tự quản bằng “tộc quy” này hiển nhiên có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.

Với phương thức tự quản, dòng họ đã tự giải quyết mâu thuẫn nội tộc theo phương châm “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”. Cách hóa giải mâu thuẫn độc đáo này khiến dòng họ vừa khơi dậy dược tinh thần đoàn kết nội tộc, duy trì bền vững lối ứng xử tình nghĩa của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền, vừa góp phần đảm bảo trị an nơi thôm xóm. Việc tự định hướng trong giáo dục và xây dựng nhân cách thành viên nội tộc khiến dòng tộc có đóng góp không thể phủ nhận trong việc đào tạo những cá nhân vừa có tri thức khoa học, vừa dần hoàn thiện về nhân cách cho xã hội. Tuy vận hành tương đối độc lập với hệ thống luật pháp của quốc gia song nhiều khi chính dòng họ giúp cho việc thực thi pháp luật của nhà nước ở làng xã - nơi mà thói quen hành xử tập nhiễm bởi “lệ làng”, ít biết đến “phép nước” -  đạt  hiệu quả rõ rệt. Trong ngày giỗ tổ, bên cạnh những hoạt động tế lễ, các dòng họ Nguyễn, Phan, Phạm, Trần ở Phú Điền, Tân Phú, Đồng Nai còn lồng ghép cả một chương trình phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước nhằm mục đích phát triển kinh tế, đảm bảo trị an, giúp con cháu tránh xa tệ nạn xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ đã ban hành nhưng việc thực thi trong dân chúng lại đạt hiệu quả rất thấp, trong khi đó nếu biết phát huy vai trò tự quản của dòng họ thì sẽ đạt được kết quả bất ngờ. Luật cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng theo quyết định 1315 của Chính phủ là một ví dụ. Trong khi cuộc vận động cấm hút thuốc lá nơi công cộng diễn ra rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng kết quả thu được không hề khả quan thì từ năm 2001, họ Đỗ ở Khánh Thọ, Phú Ninh, Quảng Nam đã có quy định con cháu toàn gia tộc hạn chế tiến tới bỏ hẳn thuốc lá. Đến năm 2011, sau 10 năm thực hiện chủ trương trên, con cháu họ Đỗ đã bỏ hẳn thuốc lá. Họ Đỗ ở Khánh Thọ, Phú Ninh, Quảng Nam đã trở thành “dòng họ không khói thuốc” đầu tiên của Việt Nam. Thực trạng trên cho thấy vai trò tự quản của dòng họ có tác dụng lớn trong việc việc thực thi luật pháp của quốc gia nếu biết kết hợp hài hòa giữa tộc quy và luật pháp.
Tuy nhiên, phương thức tự quản của dòng họ như trên hiển lộ những mặt tiêu cực dễ thấy. Vì những lý do khác nhau nên nhiều dòng họ ganh đua, phát sinh mâu thuẫn. Tuy sống chung trong một làng nhưng gầm ghè nhau, không thể giải tỏa mâu thuẫn nên các dòng họ đó có mối thâm thù, hận huyết truyền đời. Mối mâu thuẫn này gây không khí căng thẳng, ngột ngát, phá vỡ an ninh làng xã. Theo một kết quả điều tra của Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn tại Đào Xá, Nam Sách, Hải Dương thì “Hai dòng họ Trần Hữu và Trần Huy đã từng cạnh tranh thế lực khá gay gắt”(34). Phương thức tự quản còn là mảnh đất tốt để tư tưởng phe cánh, cục bộ bắt rễ, xanh mầm nhất là với những dòng tộc có người nắm giữ địa vị quan chức với tư tưởng “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Nhận xét về hiện tượng này, Đoàn Văn Chúc viết “ Ở các cấp huyện thị, nếu thống kê người ta sẽ thấy họ hàng của đội ngũ cán bộ, ở thành phố, các vụ tham nhũng hiếm khi vắng mặt quan hệ họ hàng”(35). Như vậy, lợi dụng phương thức tự quản, một số dòng họ đã thao túng quyền lực trong nội tộc. Trong trường hợp này, sự phát triển của quan hệ họ hàng đã làm nhòe mờ các quan hệ luật pháp của nhà nước, gây rối ren về chính trị, tác động xấu tới trị an của quốc gia. Đây chính là hiện tượng “nhị nguyên phân quyền” hay “song trùng quyền lực” giữa tính tự quản của dòng họ với hệ thống luật pháp của quốc gia mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng đề cập tới.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là tại sao truyền thống tự quản của dòng họ đã bộc lộ nhiều điểm tiêu cực nhưng vẫn tồn tại dai dẳng đến tận hôm nay? Có nhiều nguyên nhân để giải thích hiện tượng này song nguyên nhân quan trọng nhất là do cách ứng xử của nhà nước với dòng họ. Như chúng ta đã biết, suốt 10 thế kỷ trung đại, nhà nước phong kiến Đại Việt đã sớm nhận thấy mặt tích cực trong phương thức tự quản của dòng họ nên đã cố gắng duy trì phương thức tự quản này. Bằng chứng là trong các bộ luật dưới thời nhà nước phong kiến Đại Việt không thấy có điều khoản nào ngăn chặn hoặc khắc chế phương thức tự quản của dòng họ. Mặt khác, nhà nước phong kiến Đại Việt lại muốn lợi dụng truyền thống tự quản này để củng cố an ninh xã hội, duy trì chế độ vương quyền. Trong vụ án Lệ Chi Viên thời Lê sơ, đại thần Nguyễn Trãi (1380 -1442) bị vu oan “Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”, buộc phải chấp nhận hình phạt tru di tam tộc. Việc xử án với khung hình phạt này đã cho thấy rất rõ mục đích mượn chế độ tông pháp để củng cố vương quyền của nhà nước phong kiến đương thời. Năm 1921, do muốn với tay sâu vào việc quản lý làng xã để hoàn thành mục tiêu xâm lược, ở Miền Bắc Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập Hội đồng tộc biểu mà thành phần là các tộc trưởng của dòng họ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục duy trì và khuyến khích mặt tích cực trong truyền thống tự quản của dòng họ. Hiện nay, chính quyền các cấp đang có nhiều biện pháp, chủ trương khơi dậy tinh thần tự quản này. Các cấp chính quyền của huyện Ba Vì, Hà Nội; huyện Lạc Sơn, Hòa Bình; huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An… đã có nhiều hình thức thiết thực nhằm phát huy truyền thống tự quản của dòng họ trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh làng xã. Thực tiễn lịch sử trên cho thấy, từ nhà nước phong kiến đến nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ can thiệp thô bạo tiến tới xóa bỏ hoàn toàn quyền lực tự quản của dòng họ. Nhà nước các thời một mặt muốn kìm hãm tính tiêu cực, mặt khác lại muốn lợi dụng tính tích cực trong truyền thống tự quản của dòng họ để quản lý xã hội. Chính tính ứng xử nước đôi của nhà nước như trên đã khiến truyền thống tự quản của dòng họ tồn tại bền vững đến tận ngày hôm nay.

Tóm lại, dưới góc nhìn văn hóa tổ chức cộng đồng, nguyên tắc phụ quyền kết gắn chặt chẽ với truyền thống tự quản của dòng họ đã góp phần tạo lập bản sắc độc đáo của văn hóa Việt.

KẾT LUẬN


Trong tác phẩm kinh điển “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước”, mặc dầu đã được kế thừa rất nhiều thành tựu nghiên cứu xuất sắc từ công trình “Xã hội cổ đại” của L.H Moocgan (1818-1881), song F. Ăng ghen (1820-1895) vẫn phải thừa nhận những khó khăn bất khả kháng trong nghiên cứu dòng họ bởi “nguồn gốc và bản chất cho đến nay vẫn còn mù mịt đối với tất cả các nhà sử học của chúng ta”(36). Bên cạnh khó khăn mang tính khách quan ấy, việc nghiên cứu dòng họ ở Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn mang tính chủ quan, nhất là vấn đề gia phả - khâu then chốt nhất để nghiên cứu dòng họ. Trong khi nhiều quốc gia đã nghiên cứu chuyên sâu môn Gia phả học với hệ thống gần 200 trường đại học danh tiếng trên thế giới thì ở Việt Nam, thành tựu nghiên cứu gia phả học còn rất khiêm tốn. Việc sưu tầm gia phả cũng gặp không ít khó khăn. Vì những lý do khác nhau nên rất nhiều cuốn gia phả có giá trị cao về văn hóa, lịch sử hiện vẫn đang lưu truyền trong dân gian mà giới nghiên cứu chưa thể sưu tầm. Bên cạnh đó sự đơn điệu về mặt phương pháp nghiên cứu đã hạn chế rất nhiều thành tựu nghiên cứu về dòng họ ở Việt Nam. Vì những khó khăn khách quan và chủ quan nêu trên nên so với nhiều mảng văn hóa khác, những thành tựu nghiên cứu về văn hóa dòng họ thường mỏng và thưa vắng. Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong muốn góp thêm một hướng tiếp cận mới – nghiên cứu dòng họ từ góc nhìn văn hóa. Với hướng tiếp cận này, chúng ta sẽ có thêm một cơ sở khoa học để khám phá sâu hơn bản sắc văn hóa Việt Nam từ góc nhìn văn hóa dòng họ.

TS Nguyễn Văn Thắng
(Khoa Việt Nam học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
CHÚ THÍCH

1. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Đăng trên Đông Dương Tạp chí những năm đầu thế kỷ XX, sách xuất bản lần đầu năm 1915.
2. Pierre Gourou, Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, NXB NT&LS, Paris, 1936.
3. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, xuất bản lần đầu năm 1938.
4. Toan Ánh, Nếp cũ, 6 quyển, NXB Trẻ, TP.HCM, 1992,
5.Nguyễn Đức Dụ, Gia phả khảo luận và thực hành, NXB Thời Đại, H, 1992.
6. Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, NXB KHXH, H, 1992.
7. Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn, Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng, NXB KHXH, H, 2000.
8. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa & tộc người, NXB VH DT, H, 2003
9. Hội thảo về dòng họ do UNESCO tổ chức năm 1996, 1997,  Hội thảo dòng họ Nguyễn Xí ở Nghệ An tổ chức năm 1997, Hội thảo Văn hóa các dòng họ Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI tổ chức năm 1998…
10. Một số trang web tiêu biểu chuyên giới thiệu việc nghiên cứu gia phả Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_ph%E1%BA%A3
http://www.vietnamgiapha.com/faq/?mnu=2&fid=4&id=3
http://www.phahe.vn/Knowledge_Detail.aspx?ContentID=5632
http://www.phahe.vn/KienThuc.aspx?topicId=797
…..
11, 12. Phillippe và Olivier Tessier (chủ biên) Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, NXB TT KHXH&NVQG, H, 2002.
13. Theo Đoàn Văn Chúc “văn hóa học là môn học liên ngành”, Đoàn Văn Chúc, Văn hóa học, NXB VH-TT, H, 1997.Tr.7.
14. Phillippe và Olivier Tessier sđd Tr. 343.
15. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa & tộc người, NXB VH DT, H, 2003, Tr.253.
16. Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hóa, NXB VH-TT, H, 2003, Tr. 27.
17. Léopol Cadière, Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, NXB TH, H, 2006,  Tr. 241, 242.
18. Tính đến nay, tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau  mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có nhiều cách phân chia các thành tố văn hóa. Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn tiêu chí giá trị - một tiêu chí mà hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa có sự đồng thuận cao. Chúng tôi tán đồng quan điểm với Chu Xuân Diên căn cứ vào tiêu chí giá trị để phân chia văn hóa thành 3 thành tố: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội (văn hóa tổ chức cộng đồng). Xin xem thêm Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG, TP HCM, 2002, Tr. 23.
19. Nội dung quan trọng nhất của gia phả  ghi chép khái quát về lịch sử hình thành phát triển của mỗi dòng tộc. Lịch sử đó thường được thể hiện trong bảng phả hệ. Nhìn vào bảng phả hệ, người ta thấy rõ được mối quan hệ huyết thống từ thủy tổ xa nhất có thể đến thế hệ con cháu đương đại. Có nhiều cách lập phả hệ nhưng về cơ bản người ta thường sử dụng 4 cách sau: Âu thức, Tô thức, Tháp thức và Điệp ký thức
20. Cao Huy Giu (dịch giả), Đào Duy Anh (hiệu đính), Đại Việt sử ký toàn thư (toàn tập), NXB VH, H, 2009, Tr.167.
21. Vân Hạnh (sưu tầm, biên soạn), Văn hóa dòng họ, NXB TĐ, H, 2009, Tr. 110.
22. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB GD, H, 2010, Tr.23.
23. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam, NXB ĐH&THCN, H, 1985, Tr. 92.
24. Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Lạc Việt, NXB VH-TT, H, 2004, Tr. 152.
25. Trương Hữu Quýnh, Sđd, Tr. 28.
26. Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG, TP HCM, H, 2002, Tr. 189.
27. Theo Mac và Ăng ghen, thị tộc là một nhóm người được tập hợp với nhau nhờ mối quan hệ huyết thống. Ban đầu, mối quan hệ huyết thống này được xác định theo huyết thống người mẹ, tiêu biểu là thị tộc mẫu quyền của người Iroqua vùng Bắc Mỹ và phát triển với mối quan hệ huyết thống xác định theo người cha trong thị tộc phụ quyền của người Aten vùng Hy lạp. Gắn với chế độ thị tộc này là các hình thức tín ngưỡng đặc thù mà trước hết là tín ngưỡng thờ cúng ông tổ của thị tộc.
28. F. Ăng ghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB ST, H, 1961, Tr. 147.
29. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD, H, 1998, Tr.71.
30. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB VHTT, H, 2006, Tr.224.
31. Philippe Papin – Olivier Tessier, sđd, Tr. 343.
32. Nguyễn Duy Hinh, sđd, Tr. 429.
33. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB VH, H, 2003, Tr. 467.
34. Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn, sđd, Tr.124.
35. Đoàn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, NXB VHTT, H, 1997, Tr.278.
36. F. Ăng ghen, sđd, Tr.123.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI DIỆN CÁC ĐẠI BIỂU DÒNG HỌ NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC TẠI KHỞI NGUYÊN ĐƯỜNG

                Hôm nay vào lúc 17h00, 09 tháng 11 năm 2011, tức ngày 14 tháng 10 năm Tân Mão. Tại Khởi Nguyên Đường, gồm có các Ông Trưởng Tộc đại diện cho các chi họ trong Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc từ Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hưng Yên, Tp. Huế, Nghệ An, Bình Phước, Quảng Bình, Quảng Nam – Đà Nẵng, Ninh Bình…, đã họp mặt đông đủ để bàn những việc cấp bách liên quan đến hoạt động của Đại Tông.
Chủ Tọa cuộc họp: Ông Nguyễn Văn Sở – Phó BLL Dòng Họ Nguyễn Bặc Toàn Quốc, quê tại Chi Sở Tại, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Trong số các đại biểu tham gia có Ông Nguyễn Duy Đô và Bà Nguyễn Hồng Nguyên đều là thành viên BLL Dòng Họ Nguyễn Bặc Toàn Quốc.Thư Ký cuộc họp: Ông Nguyễn Công Trứ,
BLL Dòng Họ Nguyễn Bặc Toàn Quốc đã được các bậc tiền bối trong dòng tộc sang lập hơn 40 năm nay và đã có những cống hiến to lớn mang tính quyết định đến việc chắp nối các chi họ, đoàn tụ bà con, anh em thân tộc. Trên cơ sở đó đã hình thành một đại gia đình dòng họ Nguyễn Bặc trong phạm vi toàn quốc.
Song hơn 4 năm trở lại đây BLL này đã không hoạt động, chỉ còn một vài người hoạt động không mang tính chất của BLL nên không có hiệu quả, nhiều cụ đã về với tổ tiên, phần lớn số còn lại già rồi sức khỏe không cho phép. Cụ Phúc – Trưởng BLL cũng vừa mới qua đời cũng là tổn thất rất lớn cho Họ Tộc. Nay bà con thấy khó khăn về nhưng việc bảo vệ và gìn giữ lưu truyền những hoạt động của Đại Tông.Vì vậy hội nghị đã hoàn toàn nhất trí thành lập một tổ chức mới mang tên “HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC” thay cho “Ban Liên Lạc Dòng Họ Nguyễn Bặc Toàn Quốc”.
Các Ông, Bà sau đây được mời và bầu làm thành viên của Hội Đồng và đồng thời các thành viên đã bầu ra Chủ Tịch và các Phó Chủ Tịch:
1- Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu – Viện Sỹ, Tiến Sỹ, Nguyên Thứ Trưởng BQP làm Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Dòng Tộc;
2- Ông Nguyễn Xuân Trường –  Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Xây Dựng Xuân Trường tại Ninh Bình làm Phó Chủ Tịch Danh Dự;
3- Ông Nguyễn Văn Sở -Thạc Sĩ, Nguyên Chủ Nhiệm Khoa Học Viện Quốc Tế, làm Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc;
4- Bà Nguyễn Hồng Nguyên – Bác Sĩ  Nguyên Chủ Nhiệm Khoa, làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc
5- Ông Nguyễn Quốc Rĩ – Nguyên Cán Bộ Ngành Dầu Khí, Trưởng BQL DTLS Quốc Gia “Nhà Thờ Khởi Nguyên Đường và Lăng Mộ Nguyễn Bặc” làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc;
6- Ông Nguyễn Phúc Hậu – Chuyên Viên Bộ Công Nghiệp, làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc;
7- Ông Nguyễn Duy Đô – Cố Vấn cao cấp Ngân Hàng NN&PTNT Việt Nam làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc;
8- Ông Nguyễn Thành Công làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dòng Tộc;
9- Ông Nguyễn Hồng Kỳ – Cán Bộ Sở Giao Thông, Trưởng BQL DTLS Phòng Vĩnh Quốc Công, làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
10- Thiếu Úy Nguyễn Bảo Nam – Chủ Tịch CTy TNHH Anh Hào tại H. Nội – Chủ Tịch CTy TNHH Tài Nguyên và Môi Trường Đông Nam Á tại B. Phước làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
11- Ông Nguyễn Phước Kiểm – Nguyên Giám Đốc Công An, Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Ủy Tỉnh Quảng Nam làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
12- Ông Mai Xuân Ninh làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc; (Họ Nguyễn Đổi Sang Họ Mai);
13- Ông Nguyễn Hữu Viễn làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
14- Ông Nguyễn Hữu Lợi làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
15- Ông Nguyễn Hữu Thái làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
16- Nguyễn Hữu Thiềng làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
17- Ông Nguyễn Công Trứ làm Thư Ký Hội Đồng Dòng Tộc;
18- Nguyễn Minh Tuấn làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
19- Nguyễn Hữu Thoại -Cán Bộ Ngành Vận Tải, làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;
20- Nguyễn Xuân Hòa  làm Thành Viên Hội Đồng Dòng Tộc;


          Các đại biểu rất phấn khởi khi đã lựa chọn các đại biểu có tâm, có đức tham gia Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc toàn Quốc. Sau khi được bầu Hội Đồng bắt tay vào hoạt động và soạn thảo một văn bản gửi đến các chi trong toàn Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc nêu rõ BLL Dòng Họ Nguyễn Bặc đã dừng hoạt động và con dấu (dấu ấn triện) cũng như mọi hoạt động, ý kiến của Ông Nguyễn Quang Hạ với các chi họ trong Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc đều không còn hiệu lực từ ngày 09 tháng 11 năm 2011 (tức ngày 14 tháng 10 năm Tân Mão).
Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc sẽ bầu, phân công các tiểu ban mới có trách nhiệm làm rõ mọi tồn đọng với BLL cũ, trong đó có việc bàn giao các tài liệu và quỹ của Đại Tông.
HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC Xin thông báo các Ban Liên Lạc khu vực và các Chi Họ vừa rồi chưa có điều kiện về họp và dự Lễ Giỗ tại Khởi Nguyên Đường. Hãy cử 1 (một) đại diện cho mỗi BLL Khu Vực, mỗi chi họ về Hội Đồng Dòng Tộc (bằng thư tín – Bằng văn bản cụ thể) để được tham gia Hội Đồng Dòng Tộc nhằm tăng cường tính đại diện cùng góp sức lo mọi việc của Đại Tông. (Địa chỉ xin liên hệ: Ông Nguyễn Văn Sở – 15/5 Ngõ 87 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội. Điện Thoại: 0984 886747.
Hội Đồng sẽ soạn thảo xây dựng quy chế hoạt động và sinh hoạt – hội họp – cúng giỗ …, để phù hợp với các hoạt động của Đại Tông.
Phiên họp kết thúc vào lúc 19 giờ 50 phút cùng ngày;
Biên bản đã đọc cho mọi người cùng nghe và thống nhất 100%./.
TM/HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC
              CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
                       (Đã Ký)
            NGUYỄN VĂN SỞ
.............................................

Bài Viết Mới





TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT