Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011


GIA PHẢ
TỘC NGUYỄN ĐẠI TÔNG 

CHÂU ĐẠI HOÀNG 
ĐẠI CỔ VIỆT 

Lời nói tiêu biểu của học tộc
QUANG TÔNG DIỆU TỔ TRƯỜNG NGUYÊN
Ở tại
NHÀ THỜ TỔ "KHỞI NGUYÊN ĐƯỜNG" ĐẠI HỮU - GIA PHƯƠNG, GIA VIỄN, NINH BÌNH


Các ngày lễ giỗ:
Ngày tế xuân1,2,3,4,5/1 HÀNG NĂM
Ngày tế thu 10/08
Ngày hội mã: 
GIỖ NỘI TỔ: 6/7 ÂM LỊCH HÀNG NĂM
- GIỖ HẬU TỔ: 27/07 ÂM LỊCH HÀNG NĂM
- GIỖ THƯỢNG TỔ: 12/06 ÂM LỊCH HÀNG NĂM
- GIỖ TIỀN TỔ 15/10 ÂM LỊCH HÀNG NĂM
Tổng quan gia phả:
Số đời từ thuỷ tổ tới con cháu36
Số lượng gia đình: 3521
+Số người: 3613


Thông tin người quản lý gia phả này:
+Người Quản Lý: Ông NGUYỄN QUỐC DĨ - NGUYỄN HỮU NHỞN - NGUYỄN VĂN THẮNG, NGUYỄN HỮU TOẢN - NGUYỄN HỮU CHIẾN - NGUYỄN HỮU HỘI - NGUYỄN HỮU LỊCH - NGUYỄN HỮU NAM - NGUYỄN HỮU CHÂU - NGUYỄN HỮU THUẬN 
+Địa chỉ: VĂN PHÒNG LƯU TRỮ GIA PHỔ "KHỞI NGHĨA ĐƯỜNG" THUỘC TRỰC HỆ TOÀN TỘC NGUYỄN - GỐC: NINH BÌNH, THANH HÓA, BẮC GIANG, TP. HUẾ, QUẢNG BÌNH, QUẢNG NAM, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC, CÀ MAU, TP. HCM,...
Điện thoại: 0976503515 - 0922 366 268 - 0949 959 389
Email: khoinguyenduong@gmail.com






  • Đọan phim giới thiệu bộ phim: Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long



  • VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
    LỜI NÓI ĐẦU


    “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…Nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
    Đó là những vần thơ trong bài thơ đã được phổ nhạc, mà mỗi khi nghe ta cảm thấy bồi hồi xúc động, ta càng cảm thấy thấm thía khi nhớ đến quê hương. Quê hương là nơi mà ông bà tổ tiên ta đã từng sinh ra, lớn lên và lập nên sự nghiệp. Không nhớ đến quê hương là không nhớ đến tổ tiên.
    “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ mà ta phải luôn khắc sâu trong lòng.Tổ tiên dòng họ ta là ai?
    Đó là điều mà con cháu ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác cần phải biết, cần phải tìm hiểu để biết nguồn gốc của mình. Biết nguồn gốc để tưởng nhớ, và mãi tri ân ông bà tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì quý báu nhất mà chúng ta thừa hưởng. Chúng ta đã kế thừa một gia tài vô giá, đó là một gia tài không có giá trị vật chất, mà là những tinh túy nhất của dòng họ. Đó là truyền thống đạo đức và những tri thức với sự thông minh tuyệt vời, những tài năng xuất chúng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc dựng nước và giữ nước, mà thế hệ con cháu chúng ta cần phải phải noi theo và phát huy. Theo gia phả dòng họ ta, dòng họ Nguyễn Hữu đã được ngài Nguyễn Hữu Độ viết lại bằng chữ Hán và được ngài Nguyễn Hữu Đồng dịch ra tiếng Việt, thì tổ tiên của chúng ta là Nguyễn Bặc. Nhưng trước ngài Nguyễn Bặc, tổ tiên chúng ta là ai? Gia phả ngài Nguyễn Hữu Độ viết hiện đang lưu tại từ đường họ Nguyễn Hữu, tức Vĩnh Quốc Công Từ (tọa lạc tại Kim Long, Huế), không thấy ghi rõ. Như vậy, chúng ta có bổn phận phải tìm hiểu nguồn gốc xa xưa của dòng họ, kể từ ngài Nguyễn Bặc trở về trước.Nghiên cứu và kết hợp nhiều sử liệu, cho biết cho biết tiền tổ dòng họ Nguyễn Hữu chỉ được biết từ thời ngài Nguyễn Bặc (924-979). Còn trước đó, chưa tìm ra tài liệu nào ghi chép. Rất tiếc không tìm thấy tài liệu lịch sử nào ngoài thông tin do Tộc Nguyễn Hữu Gia Viễn thì biết được thêm Nguyễn Thước hay Nguyễn Phước. Chúng ta cùng nhau tiếp tục sưu tầm, sưu tra thêm về dòng họ trước ngài Nguyễn Thước. Do đó duy nhất Tộc Nguyễn Hữu Gia Viễn - thôn hoa tiên (gia phương) – gia hưng – gia viễn – Ninh Bình phối thờ từ Ngài Nguyễn Phước (Thước) là Đệ Nhất Tiền Tổ (Thủy Tổ) và là người thân sinh ra Các Ngài: Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và Ngài Nguyễn Bặc là Đệ Nhị Tiền Tổ của dòng họ Nguyễn Hữu Gia Viễn. Tiếp tục chuyền xuống Ngài Nguyễn Biện là Thượng Tổ và dòng Nguyễn Hữu Gia Viễn phối Nguyễn Hữu Hào là Hậu Tổ chuyền xuống Nguyễn Hữu Dung, Nguyễn Hữu Bác, Nguyễn Hữu Hòa, Nguyễn Hữu Gia, Nguyễn Hữu Lư, Nguyễn Hữu Nhơn, Nguyễn Hữu Chiêm, Nguyễn Hữu Nhu và Nguyễn Hữu Tuyết theo trực hệ nhà ta thì còn rất nhiều người con, người cháu thuộc các hậu duệ - Miêu duệ của ngài hiện nay không rõ lai lịch. Tộc Nguyễn Hữu Gia Viễn phải tiếp tục sưu tra và hoàn thiện nốt phần tiền tổ cụ thể từ “Nguyễn Viễn xuống tới Nguyễn Nộn” và hiện nay cả phần Hậu Tổ cũng vậy. Để con cháu sau này hiểu rỏ tường tận gốc gác mình, thiết tưởng hậu duệ - miêu duệ: Nguyễn Hữu Nhởn, Nguyễn Hữu sương (xương), Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Hữu Toản, Nguyễn Hữu Nam, Bảo nam, Nguyễn Hữu Châu và rất nhiều thành viên trong Tộc yêu cầu Tộc Họ Nguyễn Hữu Gia Viễn chúng ta cần phải tóm tắt lại tất cả tên tuôi và những hoạt động của tổ tiên, từ những đóng góp công đầu vào việc dựng nước và giữ nước, đến những sự nghiệp vẻ vang về văn hóa, xã hội, nhưng đồng thời cũng ghi rõ những biến cố đau thương của tổ tiên đã gánh chịu.


    TRƯỚC THỜI CUỘC
    Đến hết đời 33 và 34. Con cháu càng ngày càng đông, phân tán đi khắp nơi, nhất là sau biến cố 30-4-1975, Việt Nam để đi đến thống nhất nước nhà, một số đã bỏ nước ra đi tìm tự do, một số con cháu Nguyễn Hữu là công chức và sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã phải đi tù đày, sau khi được thả tự do đã được tỵ nạn. Một số khác vượt biên và tỵ nạn tại nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp v.v... Do đó, dòng họ Nguyễn Hữu bắt buộc phải lật qua trang sử mới. Đây là một bước ngoặc lớn của lịch sử và của dòng họ. Các hệ phái phải phân chia thành nhiều nhánh. Dòng họ Nguyễn Hữu đến định cư tại Hoa Kỳ khá đông, ở rải rác nhiều tiểu bang và trong nước cũng vậy do đó con cháu còn nghĩ đến quê hương, nhớ đến nguồn gốc ông bà Tổ Tiên dòng họ của mình. Nên lập lại gia phả riêng cho tộc hệ mình, như cụ Nguyễn Hữu Nhu tham gia chống lại Lavy (Pháp) tại đường quèn súa sau nhiều lần chống đối với quân Pháp. Mất năm 19 … . Hậu duệ của ông có 2 người con trai hoạt động phát triển kinh tế - chính trị rất mạnh là Nguyễn Hữu Nhởn đã công tác nhà nước hơn 40 năm Việt nam dân chủ cộng hòa – Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được tặng thưởng Huân Huy Chương và cụ Nguyễn Hữu Thắng cũng tiếp bước cha anh cũng hoạt động công tác cán bộ xã xích thổ cũng hơn 30 năm sau khi kháng chiến chống pháp và chống Mỹ tại chiến trường Miền Nam – Việt Nam. Ông được phong chức úy. Hiện ông được địa phương trong tỉnh rất coi trọng và được hưởng lương hưu và chế độ, tuy sắp nghỉ hưu và bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nhưng ông luôn luôn cùng chung suy nghĩ với đại gia đình và lo nghĩ và dẫn dắt người cháu trưởng Nguyễn Hữu Nam đời thứ 36 thuộc nhánh nhất (nguyễn hữu nhởn). ông trao rồi những kiến thức rất quý báu từ cái gen ưu việt và truyền lại từ các cổ nhân tính hiền từ, bình tĩnh, đức độ và chỉ bảo cho con cháu luôn để ý việc học hành, thi cử - đỗ đạt và lấy trung hiếu – nhân nghĩa làm đầu. Tôi được lĩnh hội từ rất nhiều từ các tiền nhân trong Tộc và đã thiết nghĩ trong đầu rằng “ những lời nói, dạy giỗ con cháu từ các cụ thật chí lý thậm chí muốn thêm bớt một chữ cũng không được. Ngay cách đặt tên các cụ biết trước dòng nhà ta có bản chất thiên về phần công nên các cụ cố ý lấy tên nhưng danh lam thắng cảnh thuộc địa phương của minh và thiên cả về cách chỉ dẫn con cháu hướng bên văn nhiều hơn để hạn chế phát triển võ nghiệp “lấy nhu thắng cương” cũng là lời nhắc nhở cho con cháu sau này phải tự luận và sử dụng làm sao cho hiệu quả của “Nhu – Cương”. Trong thâm tâm ông lúc nào cũng thôi thúc cùng con cháu chú ý việc ghi chép phả: đến đời cụ nguyễn hữu tuyết viết 8 trang, cụ sương 4 trang đặt tên “gia phả dòng họ nguyễn- gia hung”, đến ông nguyễn hữu thắng có công chép gần 30 trang cuốn “nguyễn hữu thị tộc phả” sau này ông còn cùng với con trai là nguyễn hữu lịch, tức thanh lịch và tất cả con cháu của nguyễn hữu sương, nguyễn hữu tế điển hình như: nguyễn hữu chiến cũng chép phối phả họ nguyễn hữu tuyết khoảng hơn 20 trang, và tập trung nhất là toàn tộc năm 2005 ra đời “1 cuốn nguyễn hữu gia tộc phả, sau đến năm 2010 có phô tô cho 3 chi nữa “tứ đại chánh tông”). Đến năm 2006 đến 2010. Ông nghuyễn hữu thắng trao quyền cho cháu nam tiếp tục sưu tra về cuốn tộc ước, cuốn phả hệ đồ và bổ sung thêm 2 cuốn sổ vàng công đức và sổ vàng truyền thống. Sau khi cháu nam hoàn thành song việc sưu tra thêm các chi tộc trực hệ tộc nguyễn đại tông thì thông báo và lập tức xây dựng cuốn trường nguyễn (nguyên) lược phổ để cho mọi người kiểm nhanh xem làm cơ sở để chuẩn bị xây dựng cuốn “tộc phổ nguyễn đại tông” vì “nếu không làm thế thì các thế hệ mai sau sẽ không còn biết đến nguồn gốc của mình” . Ngoài ra những hệ nhánh khác dù vĩnh viễn định cư tại Hoa Kỳ và nhập quốc tịch Mỹ và các quốc gia khác đều phải luôn luôn ghi nhớ là nếu thật sự là một người Mỹ, nhưng thực tế dòng máu Việt và là con cháu Tộc Nguyễn vẫn luôn luôn trong huyết quản chúng ta. Vậy thì không thể có lý do gì quên đi nguồn gốc của mình. Đó là một điều tất yếu”. Ngay cả bậc tiền bối Nguyễn Hữu Độ đã nhắc nhở "Nhà có phổ như nước có Sử". Tuân theo lời di huấn của tổ tiên, tôi đã nghiên cứu, sưu tập nhiều tài liệu để hệ thống hóa dòng họ Nguyễn Hữu từ thời Tiền Tổ Nguyễn Bặc (924-979). cho đến nay. Thế hệ tỵ nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ là đời thứ 29 và 30 kể từ Nhị Tiền Tổ Nguyễn Bặc và đây cũng là thông báo cho toàn thể bà con trong Tộc Nguyễn.


    BỐI CẢNH LỊCH SỬ
    So Sánh gia phả dòng họ Nguyễn Hữu do ngài Nguyễn Hữu Độ ghi và tài liệu lịch sử, ta thấy có chút sai biệt như dòng “Nguyễn Ứng Long – Nguyễn Trãi nói chung xuốn tới Nguyễn Anh võ”. Dòng họ ta hiện nay trực hệ ngài Nguyễn Công Duẫn. Gia phả ta phù hợp nhất so với rất nhiều tài liệu khác. Nghiên cứu về nguồn gốc và quê quán, thì tổ tông của dòng họ Nguyễn Hữu gốc ở Ninh Bình, đến Sơn Nam, Thanh Hóa. Trải qua nhiều đời sau đã sinh sống ở Hà Bắc, Hải Dương. Dòng Vương nối tiếp đất Gia Miêu) Vào thế kỷ 16, dòng Nguyễn Hữu có tổ Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch (đời 21) đã theo Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang và An Thành Hầu Nguyễn Kim vào đàng trong. Đến đời Nguyễn Triều Văn vì bất mãn với chúa Trịnh nên đã cùng gia đìnnh di chuyển theo chúa Nguyễn vào đàng Trong (1609), và dịnh cư tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, gia tộc dòng Nguyễn Hữu đã sinh sôi nảy nở không những chỉ ở Quảng Bình mà là khắp mọi nơi, từ Quảng Trị, Huế đến tận miền Nam. Vào năm 1698, thời kỳ ngài Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hữu Dũng (đời 25), dòng họ Nguyễn Hữu đã theo bước chân khai phá của các bậc tiền nhân vào tận đàng Trong (Sài Gòn Bến Nghé). Nay dòng họ Nguyễn Hữu đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhất là ở Uc, Canada, Pháp, Mỹ.
    Qua sử liệu đã ghi chép xác nhận rằng: "Dòng Nguyễn Hữu đã sản sinh nhiều bậc danh nhân dũng tướng cho đất nước. Những nhà nghiên cứu về sử học đã nhận xét: "...quả là một dòng họ có sức sống phi thường, từ cái gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) mà lan ra khắp nước, có con cháu giữ những chức vụ cao về văn võ trong nhiều triều đại, Đặc biệt đấy cũng là một dòng họ có con cháu trở thành những văn hào, thi hào nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta từ xưa tới nay".
    Điển hình như: Thời Tiền Tổ có Ngài Nguyễn Bặc, Đinh Quốc Công, Công Thần Khai Quốc Nguyên Huân, thời Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp loạn 12 sứ quân. Nguyễn Nạp Hòa Bình Nam Đại Tướng Quân triều thần từ 1314-1377. Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên, Binh Bộ Thượng Thư, thuộc dòng Nguyễn Phúc Lịch, cháu nội ngài Nguyễn Bặc. Thời Hậu Tổ: Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Cảnh tiếp nối qua 9 thế hệ, phần đông làm quan dưới triều Lê đều có công to danh lớn, nhưng đến 3 thế hệ từ Nguyễn Triều Văn, Nguyễn Hữu Dật đến Nguyễn Hữu Cảnh đã lập nên nhiều công nghiệp thật kỳ vĩ ở miền Nam cuối thế kỷ 17. Nổi bật là: Nguyễn Hữu Hào. Hào Lương Hầu (1642-1713). Ngài là một danh tướng, đồng thời là một thi hào với thi phẩm diễn Nôm "Song Tinh Bất Dạ" như là ánh đuốc rực sáng trên đàn Đại Việt đầu thế kỷ 18. Nguyễn Hữu Cảnh tức Kính Lễ Thành Hầu (1650-1700). Ngài đã có công trong cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 sử sách đã ghi: "Ngài là một một nhân vật lịch sư, có công lớn với tổ quốc. Là bậc tiên phong trong công cuộc mở mang miền Nam, ông xứng đáng được muôn đời sùng kính và ngưỡng vọng." Nguyễn Hữu Độ, phụ chánh Đại Thần, Thái Sư Vĩnh Lại Quận Công, sung Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ (triều Đồng Khánh). Trên đây là những vị đại công thần, dòng họ còn rất nhiều văn quan làm đến thượng thư, nhiều võ quan làm đến Đại Đô Đốc, Đô Đốc Lãnh Binh v.v..Về văn học thì nổi bật có đại thi hào Nguyễn Du, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. Riêng liên hệ với dòng vương, dòng Nguyễn còn có những vị phò mã, hoàng hậu qua các triều đại như:- Nguyễn Nộn, Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương lấy công chúa Ngọa Thiềm đời nhà Trần. Quả thật, dòng họ Nguyễn Hữu mang một truyền thống trung hậu và nhân từ. Dòng máu cao quí này đã chảy xiết trong huyết quản suốt từ tiền tổ đến nay. Hình án thứ nhất của chính khởi tổ Nguyễn Bặc vì chống Lê Hoàn. Hình án thứ hai là tiến sỉ Nguyễn Quốc, binh bộ thượng thư (đời 5), chống nịnh thần đời nhà Lý mà bị giết, thảm họa đến số đông họ hàng. Hình án thứ ba: Nguyễn Công Luật chống Hồ Quí Ly nên bị giết cùng một số con cháu. Ngoài ra, cũng có sự dèm pha của nịnh thần mà ngài Nguyễn Hữu Dật bị bắt giam (sau được thả ra) và Nguyễn Hữu Hào bị giáng chức làm thứ dân (sau được phục hồi). Gần đây nhất, ông nội của thế hệ 2 ở Hoa Kỳ, là Nguyễn Hữu Đáng, vì lòng yêu nước đã từng tham gia chống thực dân Pháp, năm 1945 đã bị bắt giam 1 năm tại Huế. Và thế hệ thứ 2 ở Hoa Kỳ có Nguyễn Hữu Am, năm 1966 đã tham gia đấu tranh của phong trào Phật giáo chống chính phủ Thiệu Kỳ.


    LỜI KẾT
    Qua sự nghiệp vĩ đại của tổ tiên chúng ta trãi dài từ thời tiền tổ Nguyễn Bặc (924) đến nay như đã tổng lược trên, đã đem đến cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá sau đây: Một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp. Một tấm gương sáng ngời trong việc phò vua giữ nước, xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, đem lại sự phồn vinh cho dân tộc. Một tấm gương hiếu học, nên đã đào tạo được nhiều nhân tài lỗi lạc, đạt nhiều bằng cấp cao (tiến sĩ, cử nhân) chiếm những địa vị cao, then chốt về văn cũng như võ. (Thái sư, đại tướng đô đốc...). Một sự thông minh tuyệt vời, thêm vào sự sáng tạo, sự kiên nhẫn nên đã sản sinh những nhân tài hiếm có, những thi hào nổi tiếng. Những tấm gương về sự liêm khiết. Dù là đại công thần, có vị là thân phụ của Thái Hoàng, Thái Hậu, quyền uy trong tay, được thờ trong thái miếu nhà vua, nhưng cuộc sống vẫn không dư dã, lúc chết vẫn không có ngôi mộ nào đồ sộ, với nấm mộ đắp bằng đất bình thường, khiêm tốn. Tất cả những điều đó là điểm son của dòng họ Nguyễn Hữu. Đó là cái "gen" ưu việt mà con cháu thế hệ sau này có bổn phận và trách nhiệm phải duy trì và phát huy. Theo gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, ngài Vĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Độ đã viết: "Nhà có phổ như nước có sử, họ Nguyễn nhà ta...biết bao trung thần hiếu tử rực rở vẻ vang Quốc sử vẫn còn ghi chép. Riêng về phần nhà, con cháu vài đời sau thiếu thiện chí không ghi chép rõ tài đức và hành vi cao cả của tiền nhân, thật đáng ngậm ngùi!" .
    Cũng theo gia phả, ngài Nguyễn Hữu có viết"
    "Tộc phổ làm ra để ghi rỏ thế, thứ, hệ thống, sự tích và hành vi cùa các đấng tiền nhân, lưu lại về sau cho con cháu để mắt vào, ưu nên theo, khuyết nên bối bổ, để làm vật báu của gia thế, treo làm đèn sáng cho tổ tông, vậy tôc phổ, không thể không có" Vậy, con cháu dòng Nguyễn Hữu từ nay về sau có nhiệm vụ phải tiếp tục viết gia phả. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày phải luôn luôn theo tấm gương sáng ngời của tiền nhân để phát huy đạo đức tốt và tài năng xuất chúng để những thế hệ kế tiếp noi theo và hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của dòng họ. Như những nhà nghiên cứu sủ học đã nhìn nhận dòng họ, dòng họ Nguyễn Hữu đã có một sức sống phi thường, luôn luôn có một tinh thần đấu tranh tạo nên những sự nghiệp vẻ vang ích quốc lợi dân. Với sự bất khuất tiềm tàng trong dòng máu nên luôn luôn âm ỉ một sự chống đối cường quyền áp bức, do đó trải dài trong quá trình lịch sử, dòng họ Nguyễn Hữu đã trãi qua những bước thăng trầm đáng kể. Ngoài ra, cũng do tài năng xuất chúng nên tổ tiên ta đã bị kẻ đồng liêu ghanh tị, đưa đến những thảm họa đau thương. Kể từ tiền tổ Nguyễn Bặc , dòng họ Nguyễn Hữu đã chịu những hình án vô cùng thảm khốc. Nguyễn Hữu Tri, phò mã đô úy An Phước Hầu, lấy công chúa Thọ Mai triều Lê. Nguyễn Hữu Tý (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Quang Lộc Tự Khanh, lấy công chúa Ngọc Lâm, con vua Đồng Khánh. Nguyễn Hữu Khâm (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Thiếu Thường tự Khanh, lấy công chúa Châu Hoàn, con vua Dục Đức. Nguyền Thị Ngọc tức Nguyễn Thị Hằng (con gái thứ 6 ngài Nguyễn Đức Trung (đời 13), Hoàng Hậu Trường Lạc vợ vua Lê Thánh Tông, Mẹ của vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Thị Lựu con thứ 6 ngài Tùng Dương Hầu Nguyễn Hữu Đạt (đời 15), vợ chúa Tiên Nguyễn Hoàng, mẹ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nguyễn Thị Nga (con thứ 11 ngài Nguyễn Hữu Độ), năm thứ 7 thành Thái, tấn nhập làm Huyền Phi. Về mặt đạo đức, theo nhận xét của của các nhà nghiên cứu sử học thì gia tộc Nguyễn Hữu phần đông đều có lòng nhân từ bác ái. Rõ ràng đây là một điểm son nổi bật của dòng họ Nguyễn Hữu, trong tất cả mọi hoàn cảnh, trường hợp và thời điểm. Điển hình như: Ngài Nguyễn Hữu Dật đã vang danh là người rất phúc hậu, khi mất ngài được ngài được nhân dân trong vùng tôn vinh là phật tổ bồ tát. Ngài Nguyễn Hữu Hào sinh thời cũng rất đạo đức nhân hậu, đến khi mất được chúa Nguyễn tặng danh hiệu "Đôn Hậu Quận Công , Thụy Nhu Từ. Ngài Nguyễn Hữu Độ với tâm tư được thể hiện qua tấm hoành phi ghi lại di bút của ngài tại từ đường Vĩnh Quốc Công ở Kim Long Huế. Tráng uy tăng chi xích tử du"nghĩa là: Thân ta vì dân đen mà phụng sự, phải làm cho con dân ấm no đầy đủ. Ngài đã được tôn thờ tại đền sinh từ 110 phố hàng Bột Hà Nội. Ngài Điền Chủ Nguyễn Hữu Chiêm là người rất phúc hậu và có long thương người nghèo khó, tuy nhiều của cải, châu bò, đất đai nhưng trực tiếp nhận rất nhiều con nuôi và giúp đỡ tạo điều kiện và giao việc có công ăn việc làm cho họ. Đến nay các chi họ khác họ nguyễn, trần, quách, lê, hoàng và họ phạm vẫn được di huấn từ các tiền nhân của họ nhắc nhở và luôn có tính giữ đạo hiếu với dòng họ ta đặc biệt ở gia viễn – nho quan. Ông mất dân làng luôn biết đến ông. Chủ Tịch HĐTS Tộc Nguyễn Hữu Gia - Nguyễn Hữu Nam, năm 2010 Gia Phong cho Ngài Hiệu là Hiền Điền Nguyễn Hữu Chiêm (Nguyễn Chiêm), đất đai nhà cửa của ông cũng không ai giám phạm. Lăng ông gần 200 năm nhưng vẫn nằm yên trên gò nội – khu vực động hoa lư, gia hung, gia viễn. Sau đến tháng 09 năm 2009 Hậu duệ đời thứ 6 của ông từ sài gòn trở về quê hương họp với 3 chi họ nguyễn và ý kiến trùng tu cho cụ ông và 2 cụ bà nhưng chỉ thấy 1 bà Chánh Thất Trần Thị Cúi, Hiệu là Hiền Điền Phu Nhân. Nên tât cả con cháu dâu dể đã cùng nhau xây lại to hơn có chiều dài 4,5m – chiều rộng 2,5m, cao 1,5m có 3 bậc giật ngôi, trên phân 2 ngôi: Nguyễn Hữu Chiêm và Trần Thị Cúi. Ngài Trưởng Cai Nguyễn Hữu Nhu là con cả gia phong cho Ngài Hiệu là Liên Điền sau này trực hệ Tộc Nguyễn Hữu Gia chuyền xuống nhánh trưởng là Trưởng Đại Chánh Tông trong Tứ Lão đại là Nguyễn Hữu Nhởn, tức Văn Nhởn. nguyễn hữu tuyết là con thứ 2, gia phong cho Ngài Hiệu là Phúc Điền sau này chuyền xuống hậu duệ là Tam Đại Nguyễn Hữu sương – gia phong cho ngài hiệu là Tụ Điền, Tứ Đại Ngài Nguyễn Hữu Tế gia phong hiệu là An Điền, đều là Hậu Duệ - Miêu Duệ của cụ Tuyết. Hiện từ đường khởi tổ Nguyễn Bặc ở Gia Phương- Gia Viễn – Ninh Bình. vẫn còn bức Hoành Phi ghi 3 chữ "Khởi Nguyên Đường" (Từ đường khởi đầu họ Nguyễn). Hiện nay, khi nước nhà đã được độc lập, đời sống của người dân dần dần được cải thiện và nâng cao và cũng chính là con người luôn nghĩ đến Tổ Tiên - Ông Bà, nhớ về cội nguồn của mình với ý nguyện thiết lập một Tộc Phổ Nguyễn Hữu Gia : Gia Phổ + Niên Phổ để đoàn kết những thành viên trong Tộc Họ của mình để hưng thịnh dòng tộc đồng thời lập ra Hội Đồng Trị Sự Gia Tộc của Tộc Họ Nguyễn Hữu (Động hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt) nay là Động Hoa Lư, Xã Gia Hưng, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình để tiếp tục chăm lo việc phụng thờ các vị tiền nhân đã có công lao gầy dựng nên Tộc Họ, qua đó để giáo dục cho con cháu luôn tưởng nhớ đến công ơn của Tổ Tiên và xây dựng một Tộc Họ Nguyễn Hữu Gia hưng thịnh. Tuy nhiên, Tộc Họ Nguyễn Hữu Gia có đầy đủ những tư liệu rõ ràng để thiết lập Tộc Phổ, nhưng vẫn phải nói đến hơn 8 thập niên gần đây do nhiều vấn đề chẳng hạn như bị thất lạc Tộc Phổ, Gia Phổ và một số Mồ Mả trong thời cực kỳ đói rách, chiến tranh, ly tán mỗi người mỗi phương. Hiện nay Tộc Họ ta đã tìm lại được nhiều những sự kiện cũng như rất nhiều sản vật được lưu trữ, lưu truyền cho tới ngày nay. Cho nên Tộc Họ Nguyễn Hữu Gia - Động Hoa Lư, Xã Gia Hưng, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình xin mạn phép thiết lập lại hệ thống gia phổ cho Tộc Họ, vì việc này rất có nhiều phương cách, ở đây chỉ xin được đưa ra một cách hệ thống cho Tộc Họ khi đã có một cộng đồng thành viên hiện đang sinh sống và có nguồn gốc do các vị tiền nhân đến khai sanh lập địa tại địa phương. còn việc tìm ra nguyên gốc của dòng tộc mình xa hơn nũa thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần phải có một thời gian để sưu tra. Sau đây Tộc Họ Nguyễn Hữu Gia đưa ra một phương pháp để thiết lập cuốn Tộ phổ cho Tộc Họ Mình, để dễ dàng nắm bắt sự việc đã phải có thời gian cho các Tông, Phái, chi báo cáo hoàn tất các tài liệu: cuốn Niên Phổ từ năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và năm 2011, cùng với sản vật được đính chính tương đương, tài liệu lược phổ của nhà thờ Tổ Họ Nguyễn tại từ đường quê nhà Gia Viễn – Ninh Bình, cuốn lược Thần Phổ tại Đình Ba Dân, Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Cuốn Khâm Định Việt Sử khâm giám cương mục…, cuốn Gia Phổ Họ Lê, Tộc Phổ Họ Đinh, Tộc Phổ Họ Lý Hàn Quốc, Gia Phổ Họ Trần, Gia Phổ họ Trịnh, Gia Phổ Họ Phạm và các tài liệu, hình ảnh của Tộc Họ Nguyễn Đại Tông. Nay Miêu Duệ Đời thứ K55 ” tính từ Ngài Thứ Sử Giao Châu Nguyễn Phu (và có em họ là Thứ Sử Nguyễn Phóng) vào thời kỳ bắc thuộc - Đời Mục Đế - Nhà Đông Tấn năm 353, và Miêu duệ đời thứ 36 tính từ Thái Tể Định Quốc Công Thần Triều Đinh Nguyễn Bặc” đang lưu giữ tại Tp.HCM nhằm giữ gìn và bảo vệ cho việc lập ra một cuốn Tộc Phổ Nguyễn Đại Tông.


    TỘC NGUYỄN HỮU, THÁNG 12 NĂM 2006 - 2010
    TRÍCH: NGUYỄN HỮU AM - CHÉP PHỐI: NGUYỄN HỮU NAM

    VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
    ĐỆ NHẤT TIỀN THỦY TỔ NGUYỄN HỮU GIA TỘC
    ĐỘNG HOA LƯ, GIA HƯNG, GIA VIỄN, NINH BÌNH, VIỆT NAM

    DÒNG HỌ NGUYỄN Ở VIỆT NAM:

    Ở nước ta, có hàng trăm họ khác nhau nên việc tìm hiểu nguồn gốc các họ không hề là việc dễ dàng. Qua các tư liệu cổ còn lưu lại, cho đến nay, ta có thể khẳng định rằng họ Nguyễn là một trong số ít các dòng họ đã sớm có ý thức về việc biên soạn gia phả, và nay còn lưu lại những tư liệu tương đối cổ và quý. Chẳng hạn, đầu thế kỷ XIII, Nguyễn Nộn đã viết một cuốn gia phả của dòng họ (mà ông tổ là Nguyễn Bặc) bằng chữ Hán. Giữa thế kỷ XIII, Nguyễn Thuyên (người chế tác ra chữ Nôm, được vua nhà Trần khen thưởng rất hậu, và cho đổi ra họ Hàn – Hàn Thuyên – nhằm tôn xưng ông ngang hàng với bậc văn tài lỗi lạc của Trung Hoa là Hàn Dũ) lại viết một cuốn gia phả của dòng họ bằng chữ Nôm. Sau đó, rất nhiều chi, phái hậu duệ của họ Nguyễn đã viết gia phả của chi, phái mình, và đương nhiên có ghi chép từ Khởi tổ trở xuống. Đáng chú ý là cuốn Nguyễn gia thế phổ đồ ký, do Thượng thư Bộ Hình Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ biên soạn năm 1515. Đây là cuốn gia phả cổ nhất còn giữ được. Dưới thời Pháp thuộc , nhiều chi họ đã biên soạn gia phả bằng chữ Quốc ngữ. Các cuốn gia phả này rất quý vì nó giúp cho con cháu hiểu được lịch sử của dòng họ và truyền thống tốt đẹp mà biết bao đời tổ đã vun đắp nên. Đặc biệt, cuốn Dự thảo gia phả họ Nguyễn (Nguyễn tộc thế phả), Quyển Thượng, (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) do Ban Liên lạc dòng họ Nguyễn ở Việt Nam chủ trương biên soạn, và do Nguyễn Văn Thành chủ biên, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc viết phả của dòng họ. Những năm gần đây, với sự tài trợ của Quỹ UNESCO (LHQ), CLB UNESCO- VN đã tiến hành biên soạn nhiều cuốn sách nghiên cứu về gia phả các dòng họ ở Việt Nam; trong đó, đáng chú ý có các cuốn Việt Nam và cỗi nguồn trăm họ; Cội nguồn (T.1, T.2) và Nghiên cứu phần thượng phả dòng họ Nguyễn v.v… Điều quan trọng là tất cả các cuốn nghiên cứu kể trên đều xác định Nguyễn Bặc là khởi tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Sở dĩ gọi ông là khởi tổ vì ông là vị tổ đã mở đầu cho một dòng họ lớn đã tồn tại hàng nghìn năm, gồm rất nhiều hệ, chi nhánh hậu duệ trên toàn quốc, với rất nhiều vị thủy tổ hậu duệ khác nhau. Chính vì thế, người ta còn gọi ông là Thái thủy tổ. Sách “Nghiên cứu phần thượng phả dòng họ Nguyễn” (CLB UNESCO VN, Nxb Văn hóa Thông tin, HN, 1996) giải thích như sau: “Hồi thực dân Pháp còn thống trị nước ta, một số nhà sử học người Pháp đã có lập luận cho rằng, người Việt không phải gốc bản địa, mà thời cổ đã có sự di dân từ phương Bắc xuống, giống như những cuộc di dân ở châu Âu, châu Phi. Một mặt khác, cha ông ta ngày xưa khi viết phả, viết sử, để tránh bị gọi mình là “Nam Man”, nên đã ghi nguồn gốc của ta là từ phương Bắc xuống. Đế Minh, hậu duệ của Thần Nông, truyền ngôi cho con cả là Hùng Ly làm vua ở phương Bắc, và con thứ là Lộc Tục làm vua ở phương Nam. Lộc Tục truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân. Chính vì thế, có phả họ Trần ở ta ghi nguồn gốc của họ này là từ nước Trần ở Trung Quốc ngày xưa, mặc dù phả không hề ghi rõ mối quan hệ đó như thế nào. Hay như một số hệ, chi họ Nguyễn ở nước ta có ghi trong phả là nguồn gốc ở “Trần Lưu quận”, dù thực ra chẳng biết Trần Lưu quận nằm ở địa phương nào tại Trung Quốc(1). Cuốn Lịch sử Việt Nam, Tập I, tức cuốn lịch sử chính thức của nước ta ngày nay, không viết tổ tiên ta từ phương Bắc xuống như trước kia nữa. Chương đầu của cuốn sử này viết về “Nước Văn Lang”, có nêu điểm quan trọng nhất là: “Ruộng lạc theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn ruộng ấy mà ăn, nên gọi là dân Lạc”(2). Điểm này nói rõ dân ta sớm biết trồng lúa nước ở Đông Nam Á, quê hương của lúa nước. “Lạc Việt” là dân Việt trồng lúa. Vì vậy, trong nhiều phả họ Nguyễn có ghi: “Họ Nguyễn vốn dòng Lạc tướng ở đất Phong Châu”. Phong Châu ngày xưa gồm cả vùng Sơn Tây và nam Phú Thọ với trung tâm là Đền Hùng. Điểm đó chứng tỏ họ Nguyễn đã có từ thời Hùng Vương khi các dòng họ bắt đầu hình thành với nhà nước Văn Lang. “Phả do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ ghi Nguyễn Bặc quê ở huyện Hoằng Hóa (Ái Châu). Ghi như vậy cũng không đúng. Nguyễn Bặc cùng quê với Đinh Bộ Lĩnh, ở Sách Bồng (Vân Bồng) nay là thôn Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ở nơi đây còn có “Khởi nguyên đường” (nhà thờ nguồn gốc) thờ ông, có mộ ông ở gò Cá Chép, có khu mộ phát tích họ Nguyễn cạnh chân núi Hổ, tức là khu mộ của tổ tiên ông. Thuở nhỏ, ông cùng tập trận cờ lau với Đinh Bộ Lĩnh, cùng kết nghĩa anh em với Đinh Bộ Lĩnh. Những điểm này chứng tỏ ông là người gốc lâu đời ở địa phương nầy. Phụ thân ông là Nguyễn Thước, bạn thân thiết với Đinh Công Trứ, phụ thân của Đinh Bộ Lĩnh. Hai vị đều làm quan dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền. Cho nên, dòng họ Nguyễn Bặc đúng là một dòng họ bản địa “vốn dòng Lạc tướng ở đất Phong Châu” từ thời Hùng Vương” (Nghiên cứu phần thượng phả dòng họ Nguyễn, sđd, tr.26 - 30). “Đây là một dòng họ ghi được gia phả lâu đời bậc nhất, với khởi tổ Nguyễn Bặc, sinh năm Giáp Thân (924), làm quan dưới triều nhà Đinh, được phong tước Đại Quốc công, mất năm 979, thọ 55 tuổi, đến nay gần 11 thế kỷ, gồm khoảng gần 40 đời hậu duệ. “Đây là một dòng họ có con cháu đông đảo bậc nhất. Hiện nay, hậu duệ dòng họ Nguyễn Bặc ở rải ra khắp Bắc, Trung, Nam và cả ở nước ngoài, có thể lên đến nhiều triệu người trong hàng nghìn chi họ. Riêng ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã phát hiện hàng trăm chi họ…”(Sđd tr.389)
    ___________________________________________
    (1) Về việc dùng các địa danh Trung Quốc này, sách xưa gọi là “quận âm”, tức là “quận ở cõi âm”, không có thực, chỉ thích hợp khi dùng trong các bài văn cúng. Chẳng hạn, họ Trần gọi là ở Dĩnh Xuyên quận; họ Huỳnh ở Giang Hà quận; họ Phan: Dinh Dương quận; họ Lương: Phùng Dinh quận; họ Phạm: Cao Bình quận; họ Mai; Dữ Nam quận; họ Đinh: Nam Phước quận; họ Lê: Kinh Triệu quận; họ Hồ: An Định quận; họ Võ: Thái Nguyên quận v.v... (Theo Tam Thiên luận – Phần Phụ lục)
    (2) Người ta thường giải thích người Việt cổ thờ vật tổ là chim Lạc. Trên mặt trống đồng có khắc hình chim, nên cho đó là chim Lạc. Còn cụ thể chim Lạc như thế nào không ai rõ... Thực ra, người Trung Quốc đọc chữ “Lạc” là “Lúa”, tức là cây lúa.. Sách Thủy Kinh có chú: “Ruộng lạc (lúa) theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn ruộng ấy mà ăn, nên mới có tên ấy”. Rõ ràng tên ấy là “lúa”. Lạc là lúa.
    ................................................................................................................................................................................................

    NHA TƯỚNG - NGUYỄN PHƯỚC (THƯỚC)
    ________________________________________

    - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

    Ngài Nguyễn Thước là một Nha tướng - An Nam Tiết Độ Sứ (931 - 937) dưới thời Dương Đình Nghệ vào triều Nam Hán và của Ngô Quyền (939 - 944) húy là Nguyễn Phước (K890 - 944), thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài được xem như Thủy Tổ của dòng Nguyễn Hữu Gia Tộc thuộc Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cổ Việt (nay thuộc Liên Gia Xã, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình).
    Tiểu sử: Ngài là 1 Nha tướng của Dương Đình Nghệ.
    - LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ
    Ngày mất hoặc lăng mộ của ngài không được rõ. Thờ tự được Miêu duệ thờ vọng tại Động Hoa Lư, Thôn Mai Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn và Thôn Minh Long, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Mới đây các hậu duệ và miêu duệ đời thứ 31, 32 và 33 luôn có ý thức về cội nguồn nên được thờ vọng tại Bình Dương và Bình Phước và Tp. HCM. Mục đích để lưu truyền con cháu biết về gốc tích cội nguồn.

    - GIA ĐÌNH

    - Vợ và con: Về gia đình, chỉ biết ngài có 3 người con trai là:

    1/ THẾ HỆ ĐỆ NHỊ TIỀN THỦY TỔ NGUYỄN HỮU GIA TỘC
    ĐỘNG HOA LƯ, GIA HƯNG, GIA VIỄN, NINH BÌNH, VIỆT NAM

    Gia tướng - Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương - Khai quốc công thần Ngài húy là Nguyễn Bồ (919 - 967), Con trưởng của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước thời Dương Đình Nghệ nhà Ngô, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Ông là vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không đề cập tới Nguyễn Bồ, ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả. Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội và cuốn Hoa Tiên Nhị Quyển của Tộc phổ Nguyễn Hữu Gia có ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cổ Việt, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận. Theo thần phả thì trận đánh quyết định diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 967. Đền thờ: Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vợ và con: 2 vợ: Chánh Thất: không được rõ danh tính và con cái không rõ. Chánh Thứ Nhất là công chúa Quế Hương là con gái Đinh Tiên Hoàng nghe tin chồng mất, tuyệt thực mà qua đời.

    ...........................................................................................
    2/ THẾ HỆ ĐỆ NHỊ TIỀN THỦY TỔ NGUYỄN HỮU GIA TỘC
    ĐỘNG HOA LƯ, GIA HƯNG, GIA VIỄN, NINH BÌNH, VIỆT NAM

    Gia Tướng - khai quốc công thần húy là Nguyễn Phục (922 - 967), Ông là Con thứ hai của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước thời Dương Đình Nghệ, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Ông là vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không đề cập tới Nguyễn Phục. ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả. Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người châu Đại Hoàng, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận[1]. Theo thần phả thì trận đánh quyết định diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 967. Đình Ba Dân: Đình Ba Dân, còn được gọi là đình Ba Xã, đình Ba Chạ, hay đình Tứ Hiệp bởi đây là đình chung của ba làng: Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì thuộc xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Đình có tên như vậy do các làng này cùng thờ Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục - hai bộ tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đình được dựng từ lâu, sau đó được tu bổ vào các năm : Tự Đức thứ 26 (1873), Thành Thái thứ 3 (1891), Thành Thái thứ 9 (1897), Bảo Đại thứ 2 (1927). Tương truyền đây là nơi đã từng diễn ra cuộc chiến giữa các tướng Đinh Bộ Lĩnh trong đó có tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, đánh nhau với sứ quân Nguyễn Siêu đóng ở Tây Phù Liệt (nay là xã Đông Mĩ, Thanh Trì). Trong trận chiến ác liệt năm 967 thì Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục đã hy sinh. Đình Ba Dân là ngôi đình to lớn và cổ kính với kiến trúc hình chữ tam. Đình thờ hai anh em là tướng quân Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục đồng thời phối thờ Nguyễn Bặc và công chúa Quế Hương - con Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong Hậu cung có thờ tượng tướng quân Nguyễn Bồ cưỡi ngựa bạch, bên trái là tượng công chúa Quế Hương là con gái Đinh Tiên Hoàng và là vợ Nguyễn Bồ, tất cả đều được làm bằng gỗ quý hiếm. Đã hàng thế kỷ trôi đi nhưng những công trình kiến trúc cổ ấy vẫn còn nguyên giá trị, như một minh chứng cho lịch sử Hà Nội cuối thế kỷ X. Lễ hội đình Ba Dân: Hội làng Cổ Điển cũng là hội chung của ba làng Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì, được tổ chức tại đình Ba Dân, từ 14 đến ngày 16 tháng 2, trong đó ngày 15 - 2 là chính hội. Hội có tế lễ, rước kiệu các đức thánh và nhiều trò vui chơi giải trí. Múa sư tử và múa rồng là môn nghệ thuật truyền thống từ lâu đời của 3 làng Cổ Điển - Cương Ngô - Đồng Trì, rất nổi tiếng. Đền thờ: Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vợ và con: không được rõ danh tính và con cái không rõ.

    ....................................................................................................

    3/ THẾ HỆ ĐỆ NHỊ TIỀN THỦY TỔ NGUYỄN HỮU GIA TỘC
    ĐỘNG HOA LƯ, GIA HƯNG, GIA VIỄN, NINH BÌNH, VIỆT NAM

    Thái Tể Định Quốc Công Thần Triều Đinh húy là Nguyễn Bặc (924-979), Ông là con thứ ba của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Thuở thiếu thời, ngài chăn trâu tập trận cờ lau ở động Hoa Lư, thung lau, thung lá kết nghĩa đào viên với Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền, cùng lớn lên bên dòng sông quê hương Đại Hoàng (Gia Viễn, Ninh Bình). Tương truyền ngài rất giỏi võ và có sức khẻo phi thường. Tánh tình ngài thẳng thắn, bộc trực và nghĩa hiệp, luôn luôn bênh vực kẻ yếu. Vào thế kỷ thứ X, đất nước vừa qua ngàn năm Bắc thuộc lập được nền tự chủ dưới triều Ngô Vương, rồi lại rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. (Sau khi Ngô Xương Ngập mất vào năm Giáp Dần (954), Ngô Xương Văn giữ ngôi rồi mất năm Ất Sửu (965), Ngô Xương Xí nắm binh quyền, trở thành một sứ quân giống như các sứ quân khác). Lúc này, ngài đã 30 tuổi, cùng Đinh Bộ Lĩnh theo phò sứ quân Trần Lãm ở cùng Bố Hải Khẩu (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Khi Trần Lĩnh đem binh lực về Hoa Lư, cố thủ vững chắc và liên tiếp tấn công các sứ quân khác để gây thành thế. Ngài cư xử với Đinh Bộ Lĩnh không khác gì Quan Vân Trường đối với Lưu Bị. Khi Đinh Bộ Lĩnh bàn việc quân ngài cắp giáo đứng hầu giữ lễ vua tôi, có ai dâng thức ăn ngài đều nếm trước để tránh cho Đinh Bộ Lĩnh khỏi bị đầu độc. Khi xông pha trận mạc ngài đều đi đầu để ngăn chận mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho Đinh Bộ Lĩnh. Có lần Đinh Bộ Lĩnh bị sa vào hiểm địa lại bị trúng tên ngã ngựa, ngài một mình một gươm, cõng bạn trên lưng, leo lên núi đá dựng đứng để thoát vòng vây. Năm Mậu Thình (968) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (tức là Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, nhà vua định cấp bậc các quan văn võ, tăng đạo và phong chức tước cho các quan. ngài được phong tước Định Quốc Công, xếp hàng đầu các công thần. Ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Mão(10.9.979) Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Nghe tin, ngài khóc mãi ba ngày đêm đến hai mắt chảy máu và râu tóc trắng như tuyết. Ngài cùng đình thần tìm bắt Đỗ Thích đem giết rồi cùng Đinh Điền và Lê hoàn tôn Vệ Vương Đinh Toàn (lúc đó mới 6 tuổi) lên ngôi. Ngài và Đinh Điền làm Phụ Chính đại thần, Lê Hoàn làm Nghiếp Chính. Sau đó Lê Hoàn tự xưng là Phó Vương. Được sự giúp đỡ của Thái Hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn tự do ra vào cung cấm và muốn đoạt ngôi vua. Hay tin, ngài cùng Đinh Điền-lúc bấy giờ đang đóng quân ở Châu Ái (Thanh Hoá) - đem binh về triều hỏi tội, Lê Hoàn đưa thư phân lẽ thiệt, hơn và muốn ngài hợp tác lập nên một triều đại mới. Ngài đọc xong, xé thư mắng chửi sứ giả "Bặc này là bậc đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, cả đời chỉ biết thờ một vua sống không đổi lòng, chết không đổi dạ. Ta không bao giờ chịu bẩn tai nghe lời tà ngụy của đứa tiếm ngôi. Hãy về nói lại với chủ ngươi, ta quyết lấy máu hắn để tắm rửa cho ngôi báu nhà Đinh." Sứ giả về thuật lại và tỏ ý ngạc nhiên trước sự giận dữ của ngài. Lê Hoàn nghe xong, buồn rầu nói :"Nếu Nguyễn Bặc không làm như vậy mới điều làm ta ngạc nhiên". Điều này chứng tỏ trong thâm tâm, Lê Hoàn rất trọng khí tiết của ngài. Lê Hoàn bèn cử đại binh chận đánh. Đinh Điền bị tử trận, Ngài bị bắt đem về Hoa Lư và bị hại. Ngài mất ngày 15 tháng 10 năm Kỷ mão (8.11.979) thọ 56 tuổi. Sứ giả Ngô Sĩ Liên bình luận trong Đai Việt Sử Ký Toàn Thư: "Lê Hoàn là đại thần khác họ, tay nắm binh quyền, lại mong làm việc như Chu Công, thường tình còn nghi ngờ huống chi Nguyễn Bặc ở chức Thủ Tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ với vua, việc khởi binh ấy không phải làm loạn mà là mt lòng phò tá họ Đinh, đánh không được mà chết, cái chết ấy là đúng chỗ..." Đặng Minh Khiêm thời Lê Thánh Tông có bài thơ ca tụng Ngài, hai câu cuối là: " Phục nghĩa đương lang toàn đại tiết, Thủy chung thệ bất phụ Đinh Hoàng."
    dịch nghĩa là : " Giữ nghĩa đương lang toàn tiết lớn, Thủy chung thề chẳng phụ Đinh Hoàng." Đức Nhị Tiền ThủyTổ Nguyễn Bặc là một vị đại công thần suốt đời hy sinh cho người bạn kết nghĩa là Đinh Tiên Hoàng, khí tiết hiên ngang, sẵn sàng lấy cái chết để bảo vệ nhà Đinh. Lăng Ngài táng ở thôn Vĩnh Ninh, làng Đại Hữu (Gia Viễn, ninh Bình). lăng được trùng tu lần mới nhất vào năm Kỷ Tỵ (1989). Về đền thờ, ngài được thờ ở nhiều nơi: Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia Viễn, Ninh Bình). Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Tại Thôn Động hoa lư, thôn mai phương, xã gia hưng, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình. Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền. Tại làng Thanh Trì ngoại thành Hà Nội, có ngôi đền chung cùa 3 xã: Cương Ngô, Cổ Diển, Đồng Trì thờ chung hai anh em ngài Nguyễn Bặc và nguyễn Bồ, ngoài ra ở mỗi xa đều có đình riêng thờ hai ngài. Đặc biệt, tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ngài làm thành hoàng, trong đó thô Ngô Hạ thờ tượng ngài. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình tước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn). Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mệnh cho xây miếu Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có ngài Nguyễn Bặc. Năm Đinh dậu (1917) ngài được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần. Vợ và con: chỉ biết ngài có hai người con là Nguyễn Đê và Nguyễn Đạt.

    GIA VIỄN - NINH BÌNH, THÁNG 12 NĂM 2005
    TGST: NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM



     TỘC ƯỚC - GIA PHÁP
    TỘC ƯỚC DO HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TỘC NGUYỄN HỮU - GIA VIỄN - NINH BÌNH XÂY DỰNG

    TỘC ƯỚC


    HỌ NGUYỄN HỮU Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cồ Việt (cũ)
    (Nay là Động Hoa Lư “Hoa Tiên”, Xã Gia Hưng, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam)



    LỜI NÓI ĐẦU

    Chúng ta rất vinh dự và tự hào về dòng họ Nguyễn Hữu của chúng ta là một trong những Tộc Họ có tên sớm nhất trong lịch sử Việt Nam thời lập quốc. Xét về mặt lược sử dòng Họ Nguyễn được chọn 1 trong những dòng họ thuần việt, họ Nguyễn Hữu nhà ta chỉ biết được chính xác khởi nguồn từ cụ Nguyễn Phước (Thước) là một Gia Tướng của Dương Đình Nghệ - Nhà Ngô Vương, và có tương truyền rằng còn nhỏ rất thân với hai anh em Đinh Công Trứ và Đinh Thúc Dự. Sau này cụ sinh hạ được 3 con trai là: Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và Nguyễn Bặc đều là Gia Tướng cống hiến cả cuộc đời cho nhà Đinh (Đinh Hoàn hay Đinh Tiên Hoàng) Xét về mặt xã hội theo bách gia tính thì họ Nguyễn xuất xứ từ miền Bắc Giao Châu (Nam Tống).
    Theo cuộc Nam chinh mở mang bờ cõi, đi qua nhiều vùng miền và các thế hệ được phân ra các nhánh và định cư khắp nơi. Trong đó Ngài Thủy Tổ Phụ thân của Nguyễn Phước (Thước) về đến làng Đại Hữu, trấn thanh hoa ngoại, nhưng đến đời thứ 2 là nguyễn Phước lại di cư về sau gia đình lại định cư tại Động Hoa Lư, Trấn Thanh Hoa Nội cùng Châu Đại Hoàng và Sinh Hạ ba Ngài Nguyễn bồ, nguyễn phuc, nguyễn bặc đều làm tướng.
    Đến đời cháu nội của ông có hai nguời là Nguyễn Đê, nguyễn đạt (đạo) cũng có lần chạy chốn về tới thanh hoá sau đó trở lên mạn hà bắc, sau khi kết giao với Lý Công Uẩn và Đào Cam mộc, sau cùng Lý Công Uẩn phò nhà Lê và sau khi Lê Long Đĩnh chết thì Nguyễn Đê, cùng với văn võ triều đình cùng với Đào Cam mộc Đưa Lý Công uẩn Lên làm Vua sau này nối tiếp các đời về sau từ cái nôi đại Hữu – Ninh Bình đến Thanh Hoá, Hà Bắc, Phù Dực, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, sau còn khai phá vào đàng trong tới An Giang, rồi quay trở lại Sài Gòn gia Định, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Bình và lại về quê hương Ninh Bình sau đến năm 1997 hậu duệ đời thứ và một số miêu duệ 34 lại định cư vào miền đất lành Sông Bé nay là Bình Dương , Bình Phước và chỉ còn lại ba Miêu Duệ đời thứ 34 ở lại quê hương nay cũng phát triển rất mạnh.Tiếp tục đời thứ 35 định cư cả một chi trưởng vào Miền Đông nay là Bình Phước, đời kế tiếp tứ 36 vẫn được sinh ra tại miền đất sinh vua, sinh thánh tới năm 2006 được Trưởng Tộc và phó trưởng tộc giao quyền trưởng tộc tiếp tục sưu tra và ghi chép phổ và nối nghiệp cha ông và gìn giữ đạo hiếu. đến năm 2009 hậu duệ đời thứ 36 nhận thấy phong thủy ở đây tốt lành, ruộng đất phì nhiều nên đã quyết chí lập kế hoạch kinh tế - chính trị gia đình kết hợp định cư miền đông phát triển kinh tế cũng là quê hương thứ hai cho hậu duệ đời thứ 37 tộc họ Nguyễn Hữu và kết hợp phát huy truyền thống Chân Thiện Mỹ và tiếp tục xây dựng và giữ gìn văn hoá tại quê hương Ninh Bình trong tương lai cả dòng họ ta sẽ lập nên tiền đồ của Gia Tộc Nguyễn Hữu lưu danh mãi mãi và mai sau…, cho nên về tương lai bức hoành phi cho phòng lưu trữ tài liệu sưu tầm, sưu tra và tài liệu nghiên cứu chung của cả nước với các sản vật sẽ thờ 6 chữ QUANG TÔNG DIỆU TỔ TRƯỜNG NGUYÊN và KHỞI NGHĨA ĐƯỜNG: Với ý nghĩa khởi đầu rực rỡ, dòng họ vẻ vang của Tộc Nguyễn. Đó là những di sản tinh thần vô giá mà tổ tiên chúng ta đã bao đời dày công xây dựng, là con cháu được thừa hưởng phải biết tôn vinh phát huy truyền thống quí báu tốt đẹp ấy.


    Tộc Họ là một cộng đồng, một kết cấu duy nhất mang tính huyết thống có sức bền vững tồn tại đến muôn đời. Bởi vậy, việc hướng dẫn để Tộc Họ Nguyễn Hữu sinh hoạt đi vào nề nếp vừa ích nước, lợi nhà là điều cần thiết phải làm cho bằng được. Tộc Họ Nguyễn Hữu có trách nhiệm phát huy và bảo tồn những giá trị tốt đẹp của dòng họ, đồng thời tăng cường sự đoàn kết, tình thân ái giữa bà con trong thân tộc và người dân địa phương.
    Để đạt được những mục đích nói trên, Tộc chúng ta phải có một tổ chức gồm những người có năng lực, trí tuệ, và đức hạnh để đảm trách những công việc của Gia Tộc. Để làm được điều đó, chúng ta phải tập hợp Tộc Họ Nguyễn Hữu có Nguồn gốc Động Hoa Lư thành một Hội Đồng Nguyễn Hữu Gia Tộc và chính thức áp dụng Tộc Ước của Gia Tộc Nguyễn Hữu Gia để con cháu theo đó thực hiện tốt các chủ trương của Tộc Họ Nguyễn Hữu.




    • Phát huy và bảo tồn những truyền thống tốt đẹp vốn có của dòng tộc từ trước đến nay như lòng yêu nước, gương hiếu học, rèn luyện tư cách đạo đức để trở thành một công dân tốt.
    • Tổ chức các Lễ để nhớ ơn công đức của Tổ tiên trong các ngày giỗ hằng năm và những ngày dãy mã... đồng thời cũng là dịp để con cháu Nội - Ngoại và bà con gặp gỡ nhau nhằm tăng thêm tình đoàn kết, tương thân tương ái.
    • Động viên mọi người trong thân tộc chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà Nước, làm tốt nghĩa vụ công dân.
    • Giữ gìn thuần phong mỹ tục, bài trừ các tệ đoan xã hội .
    • Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến khích động viên, khen thưởng và giúp đỡ con cháu trên con đường học vấn.
    • Tổ chức cứu trợ kịp thời cho bà con thân tộc khi gặp hoạn nạn…
    • Thăm viếng và hiếu hỷ những người trong Tộc Họ gặp hoạn nạn, ốm đau hoặc mệnh chung một cách thiết thực.
    • Tổ chức mừng thọ cho những thân tộc thọ trên 70 tuổi.
    • Phát huy tình đoàn kết giữa các tộc họ khác trong thôn, xã.Bản tộc ước này do “Hội đồng gia tộc Nguyễn Hữu” dự thảo, đưa ra tham khảo ý kiến, góp ý bổ sung của toàn thể các thành viên trong Tộc Họ.

    CHƯƠNG I: NGUYÊN TẮC CHUNG

    Điều 1: Những người trong Gia Tộc Họ Nguyễn đều có chung một Ngài Tổ sinh ra không phân biệt nhỏ - lớn, trai - gái, sang - hèn, địa vị và tôn giáo,v.v… tất cả đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tộc Họ.

    Điều 2: Tộc ước không quy định những điều trái với hiến pháp, pháp luật, trái với chính sách và những quy định hiện hành của nhà nước cũng như của địa phương.

    Điều 3: Mọi thành viên trong Tộc Họ đều có trách nhiệm tham gia xây dựng Tộc ước và tự nguyện thực hiện để góp phần làm rạng rỡ, vẻ vang dòng tộc.

    CHƯƠNG II: THỜ PHỤNG - LỄ CÚNG TỔ TIÊN

    Điều 4: Ngày giỗ tổ, hiệp kỵ (tùy theo thời gian sẽ tổ chức sơ và tổng kết cuối năm)

    + Trường hợp nếu tháng đó có nhuận thì chọn tháng đầu (ưu tiên chọn ngày chủ nhật).
    + Vào dịp Trung Nguyên rằm tháng 7 –Tế Thu thì nên cúng chay.
    + Con cháu nội – ngoại, trai – gái, dâu - rể phải tề tựu về từ đường, trước để dâng hương ông bà tổ tiên sau là để siết chặt tình thân trong gia tộc.

    Điều 5: Dãy mã: Trước giỗ 02 ngày, các thành viên trong Gia Tộc phải đi thăm mồ mã ông bà tổ tiên, sửa sang tu bổ phần mộ (nếu có). Định ngày dãy mã là ngày : 1 -2-3-4-5-6-7-8-9-10 Tháng 10 Âm Lịch hàng năm.

    Điều 6: Tế lễ:
    Các thành viên trong tộc mỗi người một việc đã được phân công từ trước phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong việc cúng tế thể hiện được nếp sống văn minh, tiết kiệm, không rườm rà, hạn chế những chi tiêu không cần thiết nhưng vẫn giữ được vẻ trang nghiêm và tôn kính. Trong thời gian tổ chức cúng lễ tại từ đường tuyệt đối không được uống rượu – bia, say xỉn. Sau khi hoàn tất có thể có một bữa liên hoan để ngồi lại tỏ tình thân giao trong dòng họ và có thể dùng một vài ly rượu thân mật thì nên tổ chức ở nhà nhưng phải giữ đúng tư cách, vui vẻ, hoà nhã, văn minh, lịch thiệp và tự góp tiền.




    CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG GIA TỘC THÀNH PHẦN - CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

    Điều 7: Hội đồng gia tộc bao hàm vị Tộc trưởng là một vị cao niên ở nhánh nhất và các vị cao niên trưởng phái đồng hàng. Nếu không có vị đồng hàng thì cử một vị đại diện trong phái đó (ví dụ: đời ông Nội sinh ra 5 người con nếu có một vị qua đời thì cháu Nội trưởng có quyền thế vị, không kể tuổi lớn nhỏ).
    + Đại diện các Phái
    – Chi ở các tỉnh khác, ở phương xa… thì có thể Hội đồng gia tộc cho lập một Phái
    - Chi ở địa phương đó.
    + Vị trưởng tộc ký các bảng vàng danh dự, quyết định khen thưởng, khuyến học…
    * HĐGT bầu BCH thường trực Hội đồng Gia Tộc: gồm 09 vị (là những người tài đức có tâm huyết hưng thịnh gia tộc, có nhiệt tình trong công việc của Tộc Họ, nên có điện thoại di động và phổ biến ra tất cả con cháu được biết để liên lạc) và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giám sát điều chỉnh những sinh hoạt, hoạt động của Tộc Họ. Đại diện cho gia tộc trong các việc hiếu hỷ, tạo mối tương quan mật thiết với các Tộc Họ khác trong địa phương.

    Điều 8: Ban chấp hành thường trực của Hội đồng Gia tộc: có 09 thành viên, gồm:- Trưởng Ban điều hành: 01 vị+ Thi hành các công việc của Tộc Họ theo Tộc ước. Ngoài các công việc nội bộ của tộc, Trưởng ban còn đại diện toàn tộc giao tiếp với các tộc bạn và liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt sâu sát chủ trương, chính sách của Nhà nước, đồng thời để phối hợp , lồng ghép các chương trình và phổ biến cho các thành viên trong tộc biết để thực hiện tốt, ký các thông báo, giấy mời, giấy khen, khuyến học…
    + Duyệt tất cả các vấn đề thu – chi, khen thưởng, tổ chức phân công họp bàn những công việc thường niên cũng như đột xuất.

    - Ban Tế Lễ : Ngoại trừ vị trưởng ban, Ban tế lễ có thể từ 3 đến 7 vị:
    + Gồm các vị cao niên đại diện cho các Phái và vị trông coi hương hỏa
    – từ đường phối hợp với trưởng và các ban lo việc nghi thức, văn tế, nội dung liên quan đến các Lễ
    - Tế hằng năm theo Tộc ước, có trách nhiệm nhắc nhở BCH những ngày chạp, giỗ, xuân thu, sửa sang, tu tảo mồ mã (xem thêm phần phụ lục về Tế Lễ và nghi thức cúng bái). + Phối hợp với Ban Tương Tế và các ban liên quan để phúng điếu – lễ nghi – hiếu hỷ cùng với các Phái - Chi trong Tộc Họ khi được mời.
    + Nghiên cứu hình thức tổ chức các kỳ Tế Lễ thường niên của Hội đồng
    + Phối hợp với các ban liên quan có thể thành lập đội Tế Lễ có đầy đủ cờ, kèn trống, quần áo, đề tế lễ.

    - Ban giám sát : Có từ 2 đến 3 vị
    + Do Hội đồng gia tộc cử ra để giám sát các hoạt động sinh hoạt của HĐGT nói chung như : thu – chi , xây dựng, đạo đức, kỷ luật, khen thưởng …

    - Phó BCH kiêm trưởng ban phụ trách tương tế - đời sống: Từ 3 đến 5 vị.+ Khi trong tộc có việc hiếu hỷ quan trọng (theo Tộc ước) thì phối hợp với các ban liên quan, báo cáo đề nghị lên trưởng ban để xem xét dự lễ, hỗ trợ …

    - Về tang tế : khi có người thân trong tộc qua đời, thông báo cho mọi người trong tộc họ được biết. Ban tương tế đến gia đình để giúp đỡ , chia buồn và phúng điếu . Số lễ vật và tiền phúng điếu tùy theo hoàn cảnh , địa vị của người qua đời (từ 150.000 đ) ………………….. nhưng không được quá (500.000 đ )

    - Về tiệc cưới: Con cháu đám cưới được mời đại diện BCH và HĐGT đến dự. Số tiền quà tối thiểu từ (150.000 đ ) ………………………………- Khi đau ốm nhẹ thì trong Phái – Chi thăm viếng nhau. Khi nằm bệnh viện thì tùy theo công đức và địa vị, BCH HĐGT cử người đi thăm. Số tiền tối thiểu (150.000 đ) ………………………….. Tối đa không quá (500.000 đ) - Trường hợp đau ốm đặc biệt thì BCH sẽ kêu gọi đóng góp riêng. - Có thể kêu gọi đóng góp hỗ trợ khi trong Tộc Họ có gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn cũng như giúp đỡ cho các cháu nghèo không có điều kiện học tập. - Kịp thời phối hợp với chính quyền để bình chọn các hộ nghèo trong Tộc để được hưởng sự giúp đỡ của xã hội.

    - Phó BCH kiêm trưởng ban vận động tài chánh : Tùy theo các Phái – Chi ở các nơi mà cơ cấu nhân sự hoặc con cháu có lòng nhiệt tình hảo tâm thì tham gia.
    + Người trong Tộc Họ, ưu tiên có khả năng đóng góp về tài chính, có uy tín với tộc họ và xã hội.
    + Ký thông báo các giấy tờ liên quan đến vận động tài chánh.
    + Giới thiệu đề cử các thành viên vào ban vận động và đề nghị khen – thưởng.
    + Tích cực vận động bà con xa gần trong Tộc Họ và các nhà hảo tâm đóng góp tài chánh vào các loại quỹ và trong việc cúng tế - nghi lễ. Công việc trước mắt là vận động để xây dựng nhà thờ và quỹ hằng niên.
    + Phối hợp tổ chức làm kinh tế (nếu có) để gây quỹ cho Tộc Họ hoặc cho việc cúng lễ nào đó trong năm. - Phó BCH kiêm trưởng ban bảo trợ danh:
    + Không nhất thiết phải là người trong Tộc Họ, có thể là những người có cảm tình với Tộc Họ hoặc là dâu rể… người có hảo tâm đóng góp hỗ trợ lớn cho Tộc Họ như: tài chánh, vật chất, danh dự v.v… - Phó BCH kiêm trưởng ban phụ trách giáo dục khuyến học:
    + Hướng dẫn giáo dục, không để con cháu ham chơi, bỏ học, mù chữ (tối thiểu ít nhất là phải qua phổ cập lớp 10), khuyến khích con cháu trong Tộc Họ siêng năng học hành, đỗ đạt khoa cử và giữ vững truyền thống hiếu đạo theo các điều khoản của Tộc ước.
    + Đôn đốc các Phái - Chi trong Tộc Họ gửi danh sách con cháu học giỏi , xuất sắc và đề nghị khen thưởng trong các dịp lễ - đại hội hoặc đề nghị kỷ luật theo Tộc ước.
    + Đăng ký thành lập các thủ tục quỹ khuyến học của dòng tộc với chính quyền.
    + Việc khen thưởng tùy theo định mức của BCH trong mỗi năm. - Thư ký kiêm kế toán:
    + Là người trong Tộc, có chuyên môn về thư ký và kế toán.
    + Tổng hợp các hoạt động của tộc họ.
    + Lưu trữ, dự thảo các kế hoạch chương trình hành động ngắn hạn, dài hạn.
    + Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng, các ban chức năng, các kỳ lễ hội, cúng ky.
    + Lên chương trình các buổi lễ hằng năm. Có thể thể trực tiếp hoặc cử MC trong các buổi lễ.
    + Sưu tầm, tra cứu, kiểm chứng, kết nối gia phả của các Phái – Chi họ Nguyễn Hữu ở khắp nơi, đôn đốc việc lập gia phổ hay Niên Phổ
    + Thống kê sổ Thu - Chi và sổ theo dõi tài sản minh bạch rõ ràng.
    + Phối hợp với các ban liên quan để ghi sổ vàng công đức, sổ vàng truyền thống, các văn bằng, khen thưởng, khuyến học…
    + Giữ sổ tiết kiệm, sổ sách và ghi chép theo dõi quỹ họ. Phối hợp với thủ quỹ để báo cáo tài chính công khai hàng năm.
    + Ghi chép việc sinh tử trong họ.

    - Thủ Quỹ : + Là người trong Tộc, có uy tín, có khả năng tài chánh thường xuyên, có sự đóng góp đáng kể tài chánh trong quỹ của Tộc
    .+ Giữ sổ quỹ của tộc và đôn đốc việc nộp các quỹ.
    + Lập 02 sổ Thu-Chi và sổ theo dõi tài sản, minh bạch rõ rang
    + Chỉ giữ lượng tiền mặt trong quỹ trong khoảng (05 triệu đồng) ……………………., nếu nhiều hơn lên đến (02 triệu) phải gửi ngân hàng theo hình thức mở sổ tiết kiệm và phải có 02 người đứng tên là Trưởng BCH HĐGT và thủ quỹ.
    + Chỉ xuất khi có dấu của Gia tộc Nguyễn Hữu và chứng từ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, khi có ý kiến trực tiếp của BCH, có thể chi trước để kịp thời phục vụ công việc nhưng không được chi quá (500.000.đ) , người nhận phải ký vào sổ tạm ứng.
    * Trong buổi họp cuối năm và cuối mỗi kỳ đại hội. Ban chấp hành phải trình chứng từ Quỹ và thu – chi của Gia Tộc .
    * Ngoài BCH thường trực của HĐGT, còn có các tiểu ban trong BCH để hoạt động các công việc của Tộc Họ.
    - Trưởng Ban Lễ soạn – tiếp tân:
    + Các con cháu trong Tộc Họ Nguyễn Hữu, có sức khỏe đa số là nữ. Khi có lễ cúng thì phải ăn mặc chỉnh tề, phục vụ chu đáo (có đồng phục càng tốt).
    + Phối hợp với các ban liên quan cùng đi tương tế - hiếu hỷ theo Tộc ước.
    + Khi có lễ phải lo đón tiếp khách, soạn cơm nước cúng tế, dọn khách …
    + Đề nghị lên BCH để sắm trà nước…

    - Trưởng Ban nhà trù:
    + Các con cháu trong Tộc Họ Nguyễn Hữu, có sức khỏe đa số là nữ, có hiểu biết về nấu ăn.
    + Phối hợp với các ban liên quan để lo đi chợ, dọn cúng và ẩm thực.

    - Trưởng Ban chấp tác:
    + Con cháu trong Tộc Họ Nguyễn Hữu có sức khỏe, có nhiệt tình trong công việc Tộc Họ.
    + Tổ chức về hình thức buổi Lễ Tế như băng cờ, chiêng trống, máy móc tăng âm
    + Tập trung nhân lực để lo việc bàn ghế, bưng dọn v.v..
    + Phối hợp với các ban liên quan để lo việc dãy mã hằng năm.
    + Lo việc dọn quét , trang trí từ đường trong các dịp lễ .

    - Trưởng Ban hương hỏa – từ đường:
    + Ít nhất có 01 người thường xuyên có tuổi trong gia tộc để lo việc trông coi, hương khói, quét dọn hằng ngày hoặc định kỳ (Có thể bố trí tạm trú ở tại từ đường).

    - Trưởng Ban gia phổ :
    + Trưởng Ban gia phổ là thư ký kiêm nhiệm, có thể phối hợp cùng các Phái – Chi và một số ban viên có trình độ để thu thập và tu soạn gia phổ.
    + Ngoài sự cập nhật tạm Niên Phổ hằng năm, khi bước qua nhiệm kỳ mới thì đưa vào sổ gia phổ chính thức.
    * Ngoài các ban trên, còn thành lập Ban xây dựng từ đường cho đến khi xây dựng hoàn thành khánh thành từ đường.

    Điều 9: Nhiệm kỳ của Ban chấp hành HĐGT:
    - Là những người có khả năng làm việc (có thể kiêm nhiệm) không kể tuổi tác lớn – nhỏ ở Chi Phái nào, miễn có tài đức, trung thực, uy tín trong xã hội, có tâm huyết hưng thịnh gia tộc, có nhiệt tình trong công việc của Tộc Họ.
    - Nhiệm kỳ của BCH là 3 năm / nhiệm kỳ. Khi hết nhiệm kỳ thì HĐGT triệu tập đầy đủ các Phái - Chi để bầu lại.
    - Khi trưởng ban ủy quyền hoặc vắng mặt một thời gian lâu hoặc qua đời thì BCH sẽ bầu một trong 2 phó ban làm quyền trưởng ban cho đến hết nhiệm kỳ, trường hợp đặc biệt thì HĐGT mới họp đề cử.
    - Khi có người trong BCH vì một lý do nào đó không làm việc nữa thì trong BCH bầu chọn người thay thế.




    CHƯƠNG IVTHIẾT LẬP TỘC ƯỚC – BIÊN SOẠN GIA PHỔ - XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG

    Điều 10: Thiết lập Tộc Ước (xem Bản Tộc Ước ở trên đây)

    Điều 11: Soạn lập gia phổ (có mẫu hệ thống: cháu nam có khả năng quan hệ cấp cao và ăn nói được, dễ gần, mến với mọi người và điều kiện nên sưu tầm và sưu tra gửi về cho Tộc Họ "Nhà Thờ Tổ nói chung và Chi Họ nói riêng)

    - Gia phổ là một hình thức ghi chép tất cả các thành viên trong Tộc Họ Nguyễn Hữu, cho nên rất có giá trị, mọi người phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn chu đáo, trưởng các Phái , các Chi có trách nhiệm ghi chép bổ sung để nối tiếp lưu truyền cho con cháu đời sau.

    - Trọn bộ gia phổ gồm có: 01 quyển sổ gia phổ và 01 tông đồ, gia phổ sau khi hoàn thành sẽ có 01 bản chính được quản tại Từ đường và sẽ in sao như bản chính thêm để giao cho các trưởng Phái – Chi lưu giữ để tham khảo (số lượng in sao tùy thuộc vào số lượng các Phái – Chi trong Tộc Họ). Gia phả khi giao cho các Phái – Chi lưu giữ thì không được tự ý ghi chép vào gia phổ (các gia đình con cháu khi có sự sinh – tử mới trong năm thì phải báo sớm cho thư ký trước các kỳ đại hội để tạm ghi vào sổ lưu gia phổ), việc cập nhật chính thức con cháu sẽ được thực hiện khi hết nhiệm kỳ bầu lại BCH mới.

    Điều 12 : Xây dựng Từ đường (xem bản thành lập Ban xây dựng)
    - Từ đường là nơi thờ cúng Thủy Tổ và các cụ tổ ở các Phái – Chi, các danh nhân liệt sĩ, những người không có ai nối dõi tông đường...
    - Từ đường hiện nay chưa có cần phải xây dựng từ đường. Kinh phí xây dựng do tất cả các thành viên trong Tộc Họ đóng góp. Khi có từ đường: ngày lễ, tết nguyên đán con cháu phải đến từ đường thắp hương tiên tổ.

    Điều 13 : Thành lập các quỹ gia tộc
    - Qũy là do sự đóng góp tự nguyện của con cháu trong gia tộc , các nhà hảo tâm và nghĩa vụ đóng góp tối thiếu của con cháu theo tộc ước (xem Chương V : Nghĩa vụ - trách nhiệm – quyền lợi).
    - Dùng vào việc bào trì nhà thờ, mồ mã, từ đường, cúng lễ. Nếu chưa thành lập được quỹ khuyến học và quỹ tương tế thì tùy theo họp bàn mỗi năm dùng qũy này trích cho việc khuyến học và tương tế.
    - Thành lập quỹ khuyến học (nếu được sẽ thành lập sau)
    - Thành lập quỹ tương tế (nếu được sẽ thành lập sau)

    Điều 14: Sổ sách của gia tộc:
    - Sổ vàng công đức: Ghi những người đã có công lao to lớn đóng góp công, của vào việc xây dựng, tôn tạo từ đường và mộ Tổ, đồng thời ghi tên những nhà hảo tâm, mạnh thường quân có tinh thần giúp đỡ cho Tộc Họ.
    - Sổ vàng truyền thống : Ghi những truyền thống của Họ từ trước đến nay. Ghi những nhữnh danh nhân qua các thời kỳ : Anh hùng liệt sĩ, người đỗ khoa bảng.
    - Sổ tài sản: Ghi đất đai, tộc tự, đồ thờ, đồ lễ, hương hoả và những vật phẩm con cháu xa gần, nội ngoại cúng tiến.




    CHƯƠNG V:NHỮNG QUY ƯỚC CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG NỀ NẾP GIA PHONG – ĐẠO ĐỨC - HƯNG THỊNH TỘC HỌ

    Điều 15 : Thực hiện nếp sống xã hội
    - Mọi người không phân biệt trai - gái, già - trẻ, tôn giáo, nơi cư trú, có chung Thủy Tổ thuộc dòng họ Nguyễn Hữu đều là thành viên họ Nguyễn Hữu. Trong họ phải phân hàng từ trước đến nay, duy trì tôn ti trật tự của dòng họ, nghiêm cấm tuyệt đối làm chia rẽ mất đoàn kết.
    - Những người có quan hệ tình cảm, kết nghĩa, con riêng với các thành viên của dòng tộc nếu có tinh thần tự nguyện sinh hoạt cùng Họ Nguyễn Hữu thì BCH HĐGT sẽ họp bàn xem xét về tư cách, đạo đức của người đó và quyết định có chấp nhận hay không.
    - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, không để xảy ra những trường hợp phạm pháp, không có người đĩ điếm, trộm cắp, nghiện ngập.
    - Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, mọi nhà, mọi người hoạt động nhân đạo, từ thiện. Xây dựng đời sống văn hoá, đoàn kết với các họ khác, sống có tình làng nghĩa xóm.


    Điều 16: Nếp sống cá nhân
    - Luôn luôn học tập trau dồi, nâng cao năng lực, ý thức làm chủ, kỹ năng nghề nghiệp, có tác phong sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất trung hiếu, tôn trọng sự thật.

    Điều 17 : Nếp sống gia đình
    - Phải có ý thức được rằng, gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp. Tình nghĩa vợ chồng phải thuận hòa, tin tưởng nhau, biết nhường nhịn nhau, có trách nhiệm chung nuôi dạy con cái đầy đủ về thể chất và tinh thần, con cháu ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm, biết nghe lời ông bà, cha mẹ. Kính già, yêu trẻ, lễ độ với mọi người. Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền, có nề nếp gia phong đạo đức, học tập nên người, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
    - Con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ. Lúc ốm đau phải tận tình chăm sóc. Khi qua đời thì thờ cúng chu đáo.
    - Nếu các cháu học giỏi, được danh hiệu xuất sắc thì được khen thưởng heo quy định khuyến học hằng năm, hoặc làm được việc lớn cho dòng họ, có công lớn với đất nước, có địa vị cao trong xã hội thì sẽ được nêu gương và ghi vào sổ vàng truyền thống của dòng họ.
    - Thực hiện nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức trong việc cưới, việc tang, xây cất mồ mả ..., đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành và thuần phong, mỹ tục.
    - Quan hệ với tộc họ: Anh em con cháu trong thân tộc, có điều kiện nên phải thăm viếng lẫn nhau. Khi khó khăn hoạn nạn có nhau, thực hiện theo tương tế của tộc ước cùng chia ngọt sẻ bùi, tạo nên tình thắm thiết trong thân tộc.




    CHƯƠNG VI: NGHĨA VỤ - TRÁCH NHIỆM – QUYỀN LỢI

    Điều 18: Họp hội.- Trước nhất là HĐGT và BCH cũng như những thành viên trong thân tộc phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình tham gia đầy đủ các cuộc họp của tộc. Đóng góp ý kiến xây dựng.

    Điều 19: Nghĩa vụ đóng góp để xây dựng Tộc Họ: - Góp công: Đây là nghĩa cử tốt đẹp mà mỗi thành viên trong Tộc Nguyễn Hữu phải ý thức. Việc góp công nhằm mục đích tu tảo phần mộ Ông Bà – Tổ Tiên, xây dựng từ đường hay chuẩn bị các ngày lễ hội, tế tự.... Những người trên 18 tuổi đến dưới 60 tuổi đều phải góp công khi tộc họ cần và yêu cầu. Ngoài ra những người trên 60 tuổi có đủ sức khỏe mà tự nguyện tham gia thì càng tốt.- Đóng góp tài chính: Trai, gái khi xây dựng gia đình có riêng tư rồi thì phải có trách nhiệm đóng góp tiền của vật chất để xây dựng tộc, các con cháu có lòng hảo tâm đóng góp tài chính cho Tộc Họ càng nhiều càng tốt). Việc đóng góp dựa trên nguyên tắc tự nguyện là chính nhưng không thấp quá dưới mức quy định tối thiểu của toàn tộc đã thống nhất. Đề nghị mức đóng tối thiểu như sau:(phần này liên hệ trực tiếp Hội Đồng Trị Sự)

    Điều 20: Trường hợp miễn giảm- Trong gia tộc có người ốm đau lâu dài, kinh tế sa sút thì BCH sẽ thông qua Hội đồng Gia tộc xem xét miễn giảm, hoặc góp công sức vật tư khác hoặc được miễn hoàn toàn v.v...- Thành viên trong gia tộc từ 75 tuổi trở lên được miễn đóng góp. Tuy nhiên thành viên nào tuy tuổi đã cao nhưng có lòng với ông bà tổ tiên xung phong đóng góp thì tộc biểu dương ghi nhận, khích lệ tinh thần.

    Điều 21: Quyền lợi :- Được hưởng những điều thiêng liêng truyền thống của dòng họ theo tộc ước.- Được góp ý , ứng cử , bầu cử vào vị trí trong tổ chức của BCH HĐGT. - Được hưởng các quy chế khen thưởng trong tộc ước.- Được giúp đỡ tương tế khi gặp hoạn nạn.- Được tương trợ trong các công việc trong xã hội.CHƯƠNG VII: KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

    Điều 22: Khen thưởng:
    - Những người có công đức lớn với Gia Tộc, làm rạng danh dòng tộc hoặc có chức danh thành đạt địa vị cao trong xã hội thì được ghi tên vào sổ vàng truyền thống của Tộc Họ.
    - Tuyên dương khen thưởng thành viên trong họ có nhiều thành tích trong việc thực hiện tộc ước, những người có thành tích đóng góp nhiều cho tộc cũng như các nàng dâu hiếu thảo:
    + Phụng dưỡng cha mẹ chồng khi đau khi ốm hết mực chăm sóc.
    + Chồng đi vắng hoặc đã khuất thay thế chồng đảm đang các công việc của chồng.
    +Thay chồng nuôi con khỏe dạy con ngoan thì được tộc ghi công và phát huy biểu dương, khích lệ tinh thần và được tộc ghi vào sổ vàng truyền thống của Tộc để đời sau con cháu được biết và noi theo.
    - Con cháu nếu học giỏi, Gia Tộc sẽ khen thưởng theo quy chế khuyến học (photo nộp cho thư ký).- Học sinh xuất sắc ở bậc tiểu học: …………………………- Học sinh xuất sắc ở bậc trung học: ………………………- Học sinh xuất sắc ở bậc đại học: …………………………- Đặc biệt các cháu đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học trở lên không phân biệt trai gái ngoài việc khen thưởng còn vinh dự ghi vào sổ vàng truyền thống của Tộc.

    Điều 23: Kỷ luật.- Nếu không sinh hoạt, không tham dự các buổi tế lễ cũng như không chấp hành các công việc đã được phân công mà HĐGT đã nhắc nhở 2 lần nhưng vẫn tái phạm thì cá nhân đó sẽ bị HĐGT thông báo cho toàn Tộc biết.
    * Nếu còn tái phạm nữa thì không được hưởng các quyền lợi theo quy chế của Tộc Ước. Nặng thì 03 năm – nhẹ thì 01 năm.
    - Nếu không chịu nộp tiền theo quy định của Tộc mà không có đơn xin miễn giảm với lý do chính đáng gởi cho BCH HĐGT biết rõ mà đã được nhắc nhở thời hạn trong 01 tháng thì cũng bị HĐGT thông báo trong toàn Tộc biết.
    * Nếu cố tình không đóng thì không được hưởng các quyền lợi theo quy chế của Tộc Ước.
    - Trong gia đình khi thành viên bị sai phạm thì gia đình đóng cửa dạy nhau có lý có tình. Nếu gia đình giáo dục chưa tốt thì đưa người sai phạm ra phái - chi của mình đóng góp giải quyết. Nếu chi phái giải quyết không được thì đưa lên toàn tộc để giải quyết. Nặng thì ghi vào biên bản trách phạt – Nhẹ thì đến từ đường thắp hương ăn năn hối lỗi trước thệ nguyện trước tổ tiên – ông bà. Gia tộc lấy giáo dục làm chính, đóng góp xây dựng, thuyết phục hướng người sai phạm biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa.- Nếu sai phạm tác phong, đạo đức trầm trọng có liên quan đến pháp luật thì có thể báo hoặc đề nghị lên chính quyền địa phương giáo dục và xử lý theo pháp luật.

    CHƯƠNG VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 24: Mọi thành viên trong tộc họ có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng tộc ước, chấp hành tộc ước, vận động mọi thành viên thực hiện. Trong quá trình thực hiện các thành viên trong Tộc Họ có quyền đề đạt ý kiến với BCH HĐGT nghiên cứu việc sửa đổi hoặc bổ sung. Việc thay đổi hoặc bổ sung, sửa chữa câu chữ trong Tộc ước chỉ có hiệu lực khi hết nhiệm kỳ, tổ chức Đại hội HĐGT , bầu lại BCH mới và được HĐGT thông qua.

    Điều 25: Bản tộc ước soạn ra sau khi được tất cả thành viên trong tộc họ bàn bạc thảo luận, biểu quyết tán thành và xác lập bằng văn bản lưu giữ theo cùng gia phổ. Ngoài bản chính, sẽ photo nhiều bản giao cho các Trưởng Phái – Chi trong tộc để thi hành.

    Điều 26: Những lời tâm huyết của Gia tộc:
    Tộc ước của Gia Tộc Nguyễn Hữu gồm: 8 chương 27 điều được đưa ra cuộc họp của tộc bàn bạc đi đến nhất trí và bắt đầu thực hiện kể từ ngày …....... tháng …….. năm 20..........( tức ngày …....… / …......… / ...................... Âm lịch).
    “Ông bà tổ tiên chúng ta sinh cơ lập nghiệp trải qua biết bao khó khăn gian khổ để lại cho chúng ta cơ nghiệp của ngày hôm nay. Ông bà ta đã dạy ở đời cố gắng giữ cho được Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín là tài sản vô giá mà hậu thế phải noi theo”.

    Điều 27: Sau khi Trưởng các đại diện Phái – Chi cũng như tất cả bà con thân tộc gồm ……………… đã nghe đọc và có đủ bản tộc ước để xem đều đồng ý như nội dung trong Tộc Ước đã nêu. Nếu có điều khoản nào sửa đổi bổ sung thì :
    1. Ghi vào biên bản cuộc họp rõ ràng.2. Ghi thẳng trong bản này và có điểm chỉ của hai vị cao tuổi đại diện trong Tộc. 3. Tất cả Trưởng các đại diện Phái – Chi đều phải ký vào Bản Tộc Ước này.

    Hoa Lư – Gia Hưng - Gia Viễn – Ninh Bình, ngày … tháng … năm 20….
    ( nhằm ngày 30 tháng 11 năm 2010 Âm Lịch)
    TM. BCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC NGUYỄN HỮU GIA VIỄN
    (Đã Ký)
    NGUYỄN HỮU TOẢN
    ------------------------------------------------------------------------
    Phần ký chấp thuận thực thi theo Tộc Ước
    (Đã Ký)
    TOÀN TỘC

    TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

    Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
    Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

    - Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

    1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
    ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

    2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
    ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
    3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
    ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
    4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
    ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

    5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
    ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

    6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
    ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

    7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
    ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

    8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
    ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
    Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

    BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT