Sưu tra, nghiên cứu và thực hành phổ hệ

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Tôn trọng cội nguồn dân tộc

Có gia đình mới có gia tộc, nhiều gia tộc hợp thành làng, nhiều làng xã hợp thành nước. Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, của dân tộc.

Dân tộc Việt Nam coi trọng chữ đức. Đức còn có đức nhân, tức là giữ đạo làm người (nhân dã giả nhân dã). Làm người còn phải có đức nghĩa:

"Quân tử dĩ nghĩa vi chất"

(Người quân tử phải giữ điều nghĩa)

Cổ nhân còn giáo huấn đạo làm người phải giữ lễ, có trí, giữ gìn chữ tín, lòng trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Đối với gia đình gia tộc phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Lịch sử nhân lọai, nhất là lịch sử phương Đông có biết bao tấm gương "hiếu hạnh". Công chức Thiều Dương, thứ nữ của Thượng Hòang Thái Tôn, nghe tin cha mất khóc đến chảy máu mắt rồi qua đời (1277). Đầu thế kỷ XIX ở Phượng Cần, Quỳnh Lưu Nghệ An có Lê Trình hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Có lần Mẹ bị bệnh cần phải có dạ dày con nhím mới chữa khỏi, Trình liền vào rừng để tìm kiếm và vào đền Bạch Y cầu khẩn, mới bắc được nhím đem về chữa bệnh cho Mẹ. Cha của Lê Trình bị quân cướp biển bắt và buộc phải nộp 150 lạng bạc mới tha. Lê trình dốc hết gia sản chỉ được 90 lạng nên chúng địng giết ông. Lê Trình khóc lóc xin được chết thay cha. Bọn giặc thấy vậy động lòng thương, tha cho ông không lấy tiền bạc gì cả.

Người xưa đã lấy việc hiếu để răn dạy đời:

"Hiếu thuận hòan sinh hiếu thuận tử"

(Người hiếu thuận ắt sinh con hiếu thuận)

Do vậy việc thờ cúng tổ tiên, ông bà cũng như cha mẹ và người thân trong nhà, trong họ được mọi người chú ý. Mọi người cũng xác định quan hệ họ tộc là mật thiết. Có tổ tiên mới có ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ và cha mẹ sinh thành ra mình. Công sinh thành dưỡng dục lớn lao không kể xiết, mà dân gian đã đúc kết thành lời ru.

Công cha như nùi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Do vậy mà khi cha mẹ qua đời, con cháu phải lo tang ma chu đáo. Đây là một điều lễ theo lễ trời, một phép tắc của người.

Theo sách "Thọ mai gia lễ" của Hồ Sỹ Tân, đỗ Tiến sĩ năm 1721, làm quan Thị Chế Viện Hàn Lâm thì phàm con người ta muốn giữ điều hiếu cùng cha mẹ, còn phải đối với anh em sao cho khỏi mếch lòng. Ông đưa lời Thánh nhân dạy: "Việc lễ cốt lấy chữ hòa làm quý", và "Việc lễ là xa xỉ tốn kém, nên tang chế cần tiết kiệm và cũng tùy thời thôi". Đạo làm con phải giữ điều này, tránh xảy ra việc bất hòa, cũng như sau tang ma phải bán đất, bán nhà vong gia bại sản.

Xưa đã có nhiều người vì quá nặng chữ hiếu nên sau khi tang ma gia đình khánh kiệt. Nhiều quan lại có việc đại tang phải cáo quan về nhà phục tang ba năm, sau đó mới tiếp tục ra làm quan khiến sản nghiệp cũng như sự nghiệp bị giảm sút, thậm chí bị thất cơ lỡ vận. Ngày nay, việc tang ma đã cải tiến, chế độ phục tang đã cải tiến cho hợp thời, tránh được những lễ phục phiền hà không cần thiết. Nhưng việc thờ cúng, lập ban thờ tổ tiên, ban thờ mới nhất để giữ lấy "đức nghĩa" của đạo người, đạo làm con vẫn được bảo tồn.

Phan Kế Bính viết trong sách "Việt Nam phong tục" "Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa của người".

Ở Việt Nam, một số người theo đạo Thiên Chúa không thiết lập bàn thờ tổ tiên như bên lương, nhưng các ngày kỷ niệm họ đến trước ban thờ Chúa cầu nguyện cho Tổ Tiên mình. Gần đây giáo dân cũng đã có sự hòa nhập với lương dân, có nơi đã gặp ban thờ Tổ Tiên, thậm chí còn đi lễ chùa, lễ đền như lương dân. Đây là điều chứng minh sự tôn trọng cội nguồn dân tộc. Tín ngưỡng, đạo giáo nào cũng không thể làm mất đi bản chất, đạo lý của dân tộc.
 

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Động Hoa Lư – Thung Lau, Thung Lá


Xã Gia Hưng có Động Hoa Lư nổi tiếng lâu đời. Đây từng  là nơi tập trận của Vua Đinh, Vua Lê. Nơi đây hiện nay đã trở  thành điểm di tích lịch sử cấp quốc gia đang được  đầu tư tôn tạo xây dựng, và trở thành một biểu tượng oai hùng của những người con xã Gia Hưng tiếp bước tuyền thống anh hùng của cha ông xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Động Hoa Lư còn có tên là Thung Lau. Động là căn cứ đầu tiên của xứ quân Đinh Bộ Lĩnh đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn thế kỷ X. Động cách Cố Đô Hoa Lư 15 km và Thành phố Ninh Bình 20km đường bộ về phía bắc.

Tuy được gọi là Động, nhưng thắng cảnh này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu, nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung, bốn bề được núi đá bao quanh vô cùng kiên cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30m. Bao bên ngoài Động là Hồ Đầm Cút dài khoảng 3km, rộng 50m, như con hào thiên nhiên chắn giữ. Trong Động Hoa Lư có ngôi đền nhỏ ba gian thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cùng với Thánh Nguyễn Minh Không. Đền xây trên nền dinh lũy xưa kia của ông. Theo truyền thuyết thuở  nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cùng lũ trẻ ở đây,  thường bầy binh, tập trận lấy bông cờ lau làm cờ. Lũ trẻ thường tôn Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái, tổ chức nghi lễ đưa rước rất oai vệ. Dân địa phương truyền tụng câu ca:
Trần ai, ai biết ai đâu
Hoa Lư có đám trẻ trâu anh hùng
Cờ lau tập trận vẫy vùng
Làm cho mầm Lạc, chồi Hồng vẻ vang. 
Đền Quốc mẫu Thung Lá cũng là một di tích lịch sử gắn với truyền thuyết về Vua Đinh, Vua Lê. Thung Lá nằm ngay cạnh Thung Lau cũng nằm lọt giữa thành núi cao ngất. Tương truyền xưa kia có một nữ Vương bói lá rất giỏi, thường xem lá cho Vua Đinh Tiên Hoàng trước khi xuất quân hay làm một việc gì đó. Nơi này cũng có nhiều cây thuốc chữa bệnh tốt nên khi nghĩa quân Vua Đinh bị thương đều được đưa về đây cứu chữa. Người ta cũng kể rằng: Thung Lá là vùng rừng thiêng nên mọi người thường vào đây thắp hương trước khi đi rừng. Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu của Vua Đinh và thờ Vương Bà bí ẩn đã có nhiều công lao giúp Vua Đinh dẹp loạn. Trước đây du khách đến Ninh Bình thăm Cố Đô Hoa Lư, sau đó đi Bích Động, Nhà thờ Phát Diệm, thì ngày nay du khách thường qua di tích liên quan đến Đền Vua Đinh Tiên Hoàng sau đó tới Động Hoa Lư là căn cứ khởi nghĩa ban đầu của Vua.
Đền nằm trong một thung lũng khá sâu, được bao quanh bởi năm ngọn núi lớn, trước mặt là một hồ sen rộng tỏa hương thơm ngát. Hiện nay đền đã được xây dựng tu bổ lại và thờ Quốc mẫu. Nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong xã, những vùng phụ cận và mọi miền Tổ quốc. Khi tham quan và du ngoạn trong động Hoa Lư hay đền Thung Lau, Thung Lá,  du khách có cảm giác như vào chốn bồng lai tiên cảnh bởi cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của núi non, của những con đường dài đi đến động, của hồ sen thơm ngát và cả những dấu ấn huyền bí xa xưa mà cha ông ta đã để lại…Hướng đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, nơi đây thực sự là một điểm du lịch trở về với cội nguồn dân tộc  - nơi cha ông ta đã đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi

.:':. NGUYỄN HỮU TỘC PHỔ


                         
(Tờ 1, dòng 1) 靖國公阮有鎰世系
Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật thế hệ
(Thế  hệ dòng dõi Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật giữa các tông phái kế thừa nhau)

(Dòng 2) 苗裔阮有篹承奉先啟後
Miêu duệ Nguyễn Hữu Toản thừa phụng tiên khải hậu
(Con cháu đời sau Nguyễn Hữu Toản vâng lệnh thừa kế đời trước tiếp tục truyền lại)

(Dòng 1.1.2.3, phần dưới) 下一代阮有寶南恭錄己丑年九月十五日
Hạ nhất đại Nguyễn Hữu Bảo Nam cung lục Kỷ Mão niên, cửu nguyệt thập ngũ nhật.
(Thế hệ sau Nguyễn Hữu Bảo Nam kính cẩn sao chép bằng máy vi tính ngày hoàn thành ngày 15 tháng 9 năm 2009.)

(Dòng 3, Chữ trung tâm) 阮有族譜
NGUYỄN HỮU TỘC PHẢ
(Phả Tộc Nguyễn Hữu - Gia Viễn)

(Dòng 4&5)寧評省 家遠縣 家兴社 華仙村 峝華閭處
Ninh bình tỉnh Gia viễn huyện Gia hưng xã Hoa tiên thôn Động hoa lư xứ
(Xứ Động Hoa Lư, thôn Hoa Tiên, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)

(Tờ 2)                LỜI MỞ ĐẦU
Toàn bộ cuốn phú uý này là lược sử của dòng họ Nguyễn Hữu vì khi nó hoàn chỉnh sẽ phản ánh toàn diện thấu đáo và sâu sắc đến hết thảy vốn có của dòng họ Nguyễn Hữu cũng như lịch sử nhân dân đã được phản ánh chính từng cá nhân thuộc gia đình cùng huyết thống đã tạo nên dòng tộc. Vậy như sách bách tính thì “ tất cả các dòng tộc tạo thành một thực thể là đồng bào”. 

Với tình cảm ý thức, nhận thức của chúng ta từ các ngài Thủy Tổ đến Hậu Tổ và xuống đến Hậu Duệ là đã trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm nay. Dòng họ ta có rất nhiều bộ sách, phú uý, gia phả, ngọc phả, tộc phả, thế phả, kim phả, ... Đã ghi chép đầy đủ người chết và người sống, trong họ tộc có bao nhiêu người, tên họ, ngày, tháng, năm sinh, mất, nơi chôn cất, hình thái, vóc dáng công tính và tính chất từng người. 

Dòng tộc Nguyễn Hữu chúng ta mong rằng con cháu luôn nhớ và hiểu tường tận rằng " Nếu dòng tộc họ nào không có phả đó chính là bị khuyết nó khác hẳn với có phả vì chúng ta trước hết thấy rất rõ ràng là dòng họ không có phả họ sẽ không thể nào hình dung được hoặc không thể nào phát huy được đúng truyền thống bản năng đã có từ chính dòng họ của mình, thậm chí họ coi những việc thiêng liêng của chúng ta giống như hiện tượng thiên tính. 

(Tờ 3)
Còn chúng ta, dòng tộc chúng ta thì sao? Về tâm lý dòng tộc chúng ta đã lưu truyền được phả nên chúng ta sẽ tự tin hơn, đường hoàng sống trong dòng tộc và khi tiếp xúc với xã hội. Ngoài ra chúng ta phát huy được bản năng vốn có của dòng tộc Nguyễn Hữu. 

Hơn nữa là năng lực cá nhân thấy cả tổ tiên điển hình như chi Nguyễn Hữu Hào có ông nội ta Nguyễn Hữu Nhởn ở Bình Phước hậu duệ đời thứ 10 và tôi Nguyễn Hữu Bảo Nam ở Sài Gòn đời thứ 12 và chi Nguyễn Hữu Cảnh có chú của ta Nguyễn Hữu Tiến ở Quảng Bình đời thứ 11, chú Nguyễn Hữu Ứng ở Khánh Hòa đời thứ 11 Hậu Tổ Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật  đều được tổ tiên báo mộng và thông hiểu rất nhiều mà dòng tộc ta gọi là căn cơ. Nhất là trong hoàn cảnh khó khăn với thử thách cao dòng tộc Nguyễn Hữu luôn có sự trân trọng và đáng kính sẽ cao hơn. 

" Con người có gốc sẽ khác xa với con người mất gốc hoặc chưa biết nguồn gốc". Chúng ta dựa vào sự phát triển của dòng tộc để tự hào hơn, tự tin hơn vì đây thuộc quy luật phát triển con người “ Hữu thỉ vô chung, tiếp nối mãi mãi"!
Nguyễn Hữu Bảo Nam 
Phòng Tĩnh Quốc Công
- Tộc Nguyễn Hữu - Gia Viễn
Email: khoinguyenduong@gmail.com
......                         
                               PHẢ KÝ
(Tờ 4, dòng 1) 家之有諾猶國之有史所以正尊派辦親踈而明世系也
Gia chi hữu phổ do quốc chi hữu sử sở dĩ chính tôn phái biện thân sơ nhi minh thế hệ dã.
(Nước Có sử thì nhà có gia phả, nhờ vậy mới chấn chỉnh được tôn phái, chỉ ra từng mối quan hệ bà con, để xác lập các thế hệ vậy.)

( Dòng 2) 余先人本清化, 河中府, 宋山縣, 上畔総, 嘉苗外庄, 貴鄊人
Dư tiên nhân bản Thanh Hóa, hà trung phủ, tống sơn huyện, thượng bạn tổng, gia miêu ngoại trang, quý hương nhân. 
(Tổ tiên ta gốc người trang Gia Miêu Ngoại, làng Quý, tổng Thượng Bạn huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.)

(Dòng 3) 於棃朝該縣人多㗰太祖嘉收皇帝入镇顺化
Ư Lê Triều cai huyện nhân đa tùng Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế nhập trấn Thuận Hóa. 
(Vào thời Lê Trung hưng nhiều người trong huyện theo vua Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế vào trấn Thuận Hóa.)

(Dòng 4) 田土三十畝立, 為朝尊社地分以便該縣人居住. 蒙勅賜割仙嫩戊林等社, 
điền thổ tam thập mẫu lập, vi triều tôn xã địa phận dĩ tiên cai huyện nhân cư trú. Mông sắc tứ cát tiên nộn Mậu Lâm đẳng xã, 
(được ban cấp cho vùng đất rộng 30 mẫu tại các xã Cát Tiên Nộn và Mậu Lâm lập thành xã Triều Tôn để cư ngụ.)

(Dòng 5) 余先祖亦右揷入該社傳至余
Dư Tiên Tổ diệc hữu sáp nhập cai xã truyền chí dư 
(Ông tổ ta cũng nhập vào xã ấy, truyền đến...)

#Ghi chú: Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế: Nguyễn Hoàng, con thứ Nguyễn Kim, vào trấn thủ đất Thuận Hóa năm 1556, giờ những người họ hàng ở huyện Tổng Sơn cùng những quân lính ở đất Thanh Nghệ, nhiều người đưa cả vợ theo đi, Nguyễn Hoàng vào động ở xã Ái Tử, huyện Đang Xương, tỉnh Quảng Trị và mở ra sự nghiệp các chúa Nguyễn Ở Đàng Trong về sau. 
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long truy phong cho Nguyễn Hoàng là Thái Tổ Gia dũ hoàng đế.

(Tờ 5, dòng 1) 太皇后船團来京扵瞻拜之日態朝阮樱重病肩輿囬家旬日析世
Thái Hoàng Hậu thuyền đoàn lai kinh ư chiêm bái chi nhật thái triều Nguyễn anh trọng bệnh kiên dư hồi gia tuần nhật chiết thể. 
(Đoàn thuyền Thái hậu đến kinh đô Hôm dự lễ chiêm bái, ông nội ta mắc phải bệnh nặng, nằm cáng về nhà, mười ngày sau thì qua đời.)

(Dòng 2) 扵臨終之辰迻燭曰 "我本朝竫国公阮有鎰公之後. 
Ư lâm chung ư thời di chúc viết " Ngã Bản Triều Tĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Dật Công Chi Hậu. 
(Ông nội ta khi lâm chung di chúc rằng: “Ta vốn là hậu duệ của Tinh Quốc Công Nguyễn Hữu Dật triệu chủ trước.)

(Dòng 3) 筌政侯長子仍兵火之餘墓幩失洛無從計究
Thuyên chính Hầu trưởng tử. Nhưng binh hỏa chi dư gia phổ, mộ phần thất lạc vô tòng kê cứu. 
(Thuyên Chính Hầu con trưởng. Nhưng vì binh hỏa chiến tranh, gia phả mộ phần tổ tiên thất lạc không thể kê cứu.)

(Dòng 4) 余先考生下, 
Dư tiên khảo sinh hạ, 
(Cha ta sinh ra)

(Dòng 5) 余兄弟五六人及余長成朝尊社人因兵革漂数未見囬復用土地, 
dư huynh đệ ngũ lục nhân cập dư trường thành triều tôn xã nhân nhận binh cách phiêu sổ vị kiến hồi phục vùng thổ địa 
(anh em ta năm sáu người, đến khi ra trưởng thành vì chiến tranh nên anh em ta phải rời khỏi xã Triều Tôn phiêu tán chưa có thể trở về)

(Tờ 6, dòng 6) 亦于他社所占余籍入楊春社以便應試, 
diệc vu tha xã sở chiếm dư tịch nhập dương xuân xã dĩ tiện ứng thí, 
(Ruộng đất cũng bị người khác chiếm mất. Ta nhập tịch xã Dương Xuân để tiện ứng thí.)

(Dòng 7) 余先考所述如此余三世祖以前在煙宓無可奈何述其所聞其, 所見以侯查訪
dư tiên khảo sở thuật như thử, dư tam thế tổ dĩ tiền tại yên mật vô khả nại hà thuật kỳ sở văn kỳ sở kiến dĩ hầu tra phỏng. 
(Theo lời cha ta kể lại thì những ghi chép cách ba đời về trước đã thất lạc cả không thể khôi phục lại được. Nay ta thuật lại những gì đã nghe được, thấy được để con cháu sau này có thể tra cứu.)

(Dòng 8) 静齊雙峯主人阮國瑞甫謹識
Tĩnh trai song phong chủ nhân Nguyễn quốc thụy phủ cẩn thức. 
(Song Phong chủ nhân, Tĩnh trai Nguyễn Quốc Thụy Phủ cẩn thức)

#Ghi chú: Thái hậu tức Hưng Tổ Hiểu Khang hoàng hậu NGUYỄN THỊ HOÀN. Khi quán Tranh  Phú Xuân bà lánh ở làng An Du Năm Kỷ Hợi (1779) về Phú Xuân tôn làm Quốc Mẫu Năm (1801).

(Tờ 7, dòng 1) 保大十六年九月十五日渻辖會员阮有全奉修阮有族尊图家譜
Bảo Đại thập lục niên cửu nguyệt thập ngũ nhật tỉnh hạt hội viên Nguyễn Hữu Toàn phụng tu Nguyễn Hữu Tộc Tôn Đồ Gia Phổ.
(Ngày 15 tháng 9 niên hiệu Bảo Đại năm thứ mười sáu, chức vụ Hội viện tỉnh hạt Nguyễn Hữu Toàn vâng lệnh tu chỉnh gia phả).

(Dòng 2) 家之有諾猶國之有史所以正尊派辦親踈而明世系也. 
Gia chi hữu phổ do quốc chi hữu sử sở dĩ chính tôn phái biện thân sơ nhi minh thế hệ dã.
(Nước có sử thì nhà có gia phả, nhờ vậy mới chấn chỉnh được tôn phái, chỉ rõ từng mối quan hệ bà con, để xác lập các thế hệ vậy,

(Dòng 3) 我本丁朝阮匐定国公之後. 
Ngã bản Đinh triều Nguyễn Bặc Định quốc công chi hậu. 
(Dòng họ ta kể từ Định Quốc công Nguyễn Bặc triều nhà Định trở về sau)

(Dòng 4) 自丁棃李陳棃多為公臣名相青史留方.
Tự Đinh Lê Lý Trần Lê đa vi công thần, danh tướng thanh sử lưu phương. 
(trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê nhiều người là công thần danh tướng, lưu tiếng thơm sử sách)

(, Dòng 5) 至陳末
Chí Trần mạt
(Cho đến cuối triều Trần)

(Dòng 6) 世世子孫爲名将, 至棃後棄数将終
Thế thế tử tôn vi danh tướng, chí lê hậu khí số tương chung.
(Con cháu ông thủy tổ đều là danh tướng cả, đến khi khi số nhà Lê sắp hết)

(Dòng 7) 幕氏篡逆, 鄭氏専権我
Mạc thị soán nghịch. Trịnh thị chuyên quyền ngã
(họ Mạc cướp ngôi, họ Trịnh chuyển quyền.)

#Ghi chú: Phần phả ký trích "Tờ 1,2,3 Phần phả ký - Cung Lục Nguyễn Hữu Tông Gia Phả - Chi thứ 5 Phan  Long Hầu:  Phòng Vị Quốc Công Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào tự Bảng. Phần thượng phả sao chép gia phả chữ hán tự sai tên tự của tổ Nguyễn Biện tự Tiến (ghi thủy  tổ Nguyễn Trãi từ đó bị sai lệch 2 thế hệ.

(Tờ 8)                    PHẢ HỆ
我家本支百世原留甚遠世世功臣名相青史留肪
第一世祖為衙相諱阮爍 似福
 十月十四終 墓在崋閭峝 大皇洲
正配衙相夫人 諱名㭍祥
生下正总以下三人
長男驸馬丁朝諱阮匍
二男諱阮復
三男諱阮匐
Ngã gia bản chi bách thế nguyên lưu thậm viễn thế thế công thần danh tướng thanh sử lưu phương tự Đệ Nhất Thế Tổ Vi Nha Tướng húy  Nguyễn Thước tự Phúc, thập nguyệt thập tứ nhật chung Mộ tại hoa lư động, Đại Hoàng châu.
Chính phối Nha Tướng Phu Nhân húy danh tự thất tường.
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ tam nhân
Trưởng nam Phò Mã Đinh Triều húy Nguyễn Bồ
Nhị nam húy Nguyễn Phục
Tam nam húy Nguyễn Bặc.

第二世祖丁朝有公為太宰定國公諱阮匐 
十月十五日終 墓麒麟山 清化外使 大皇洲
正配定國公夫人諱名㭍祥
生下正总以下二人
長男右殿前指揮使 都效瞼諱阮氐
二男諱阮達 自代 (阮峋 - 甜厙)
衙祖阮爍之弟三子
Đệ Nhị Thế Tổ Đinh Triều hữu công vi Thái Tể Định Quốc Công húy Nguyễn Bặc.
Thập nguyệt thập ngũ nhật chung.
Mộ Kỳ Lân sơn Thanh hoa ngoại sứ Đại Hoàng châu.
Chính phối Thái Tể Định Quốc Phu Nhân húy danh tự thất tường.
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ nhị nhân.
Trưởng nam Hữu điện tiền Chỉ huy sứ Đô Hiệu Kiểm húy Nguyễn Đê 
Nhị nam húy Nguyễn Đạt, tự Đại, tức Nguyễn Tuân Điềm xá.
" Nha Tướng Nguyễn Thước Chi Đệ Tam Tử".

(Tờ 9)
第三世祖犂朝有公為右親衛 殿前 指揮使 李朝有公為都校檢削侯諱阮氐 即弟
正配都校檢夫人諱名㭍祥
生下正总以下三人
長男和國公諱阮光利生員外郎諱阮義 生兵部尚書諱阮國 生諱阮公 生進士諱阮界
二男左相國諱阮遠
三男太寳諱阮福歷生太寳諱阮揚 生諱阮公 生諱阮龍 阮賢尚書部刑阮詮 (韓詮) 生諱阮會
太宰 定國公阮匐之長子
Đệ Tam Thế Tổ phù Lê Triều hữu công vi Hữu Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ.
Phù Lý Triều hữu công vi Đô Hiệu Kiểm, tước Hầu húy Nguyễn Đê, tức Đệ
Chính phối Đô Hiệu Kiểm Phu Nhân danh tự thất tường.
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ tam nhân
Trưởng nam Hoà Quốc Công húy Nguyễn Quang Lợi sinh Viên Ngoại Lang húy Nguyễn Nghĩa, sinh Binh Bộ Thượng Thư Nguyễn Quốc sinh Nguyễn Công sinh Tiến Sĩ Nguyễn Giới.
Nhị nam Tả Tướng Quốc húy Nguyễn Viễn 
Tam nam Thái Bảo húy Nguyễn Phúc Lịch sinh Thái Bảo húy Nguyễn Dương sinh Nguyễn Công sinh Nguyễn Long, Nguyễn Hiền, Thượng thư bộ hình Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên sinh Nguyễn Hội.
" Thái Tể Định Quốc Công Chi Trưởng Tử".

第四世祖李朝有公為左相國諱阮遠
正配左相國夫人諱名㭍祥
都校檢阮氐之弟二子
Đệ Tứ Thế Tổ Phù Lý Triều Hữu Công Vi Tả Tướng Quốc húy Nguyễn Viễn 
Chính phối Tả Tướng Quốc Phu Nhân danh tự thất tường.
" Đô Hiệu Kiểm Nguyễn Đê Chi đệ nhị Tử".

(Tờ 10)
第五世祖李朝有公為左都督諱阮奉 庚午年終
正配左都督夫人 諱名㭍祥
左相國阮遠之長子
Đệ Ngũ Thế Tổ phù Lý Triều Hữu Công Vi Tả Đô Đốc húy Nguyễn Phụng Canh Ngọ niên chung.
Chính phối Tả Đô Đốc Phu Nhân danh tự thất tường.
" Tả Tướng Quốc Nguyễn Viễn Chi Trưởng Tử".

KỲ THÚY GIỚI DUY CHỦ KÝ TÁI LAI LỊCH BẤT NHẤT NGHI DĨ TRUYỀN NGHI BÁCH

第六世祖陳朝有公為淮道孝嫵大勝王諱阮嫩 稱大勝王 己丑年, 三月㭍祥日終
正配大勝王夫人諱名㭍祥
正配世一淮道孝嫵大勝王夫人諱陳是玩蟾
生下正总以下五人
長男都效瞼諱阮世賜
二男太付諱阮龍
三男諱阮賢
四男左督管君聖杙義慂 諱阮識
五男員外郎 諱阮演
Đệ Lục Thế Tổ Trần Triều Hữu Công Vi Hoài Đạo Hiếu Vũ Đại Thắng Vương húy Nguyễn Nộn tự Đại Thắng Vương. 
Kỷ sửu niên, tam nguyệt thất tường nhật chung. Hoài Do Thần Đình tự, phong Tối Linh Thượng Đẳng Thần.
Chính phối Đại Thắng Vương phu nhân danh tự thất tường.
Chính thất thứ nhất Hoài Đạo Hiếu Vũ Đại Thắng Vương Phu Nhân húy Trần Thị Ngoạn Thiềm.
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ ngũ nhân.
Trưởng nam Đô Hiệu Kiểm húy Nguyễn Thế Tứ.
Nhị nam Thái Phó húy Nguyễn Long.
Tam nam húy Nguyễn Hiền.
Tứ nam Tả Đốc Quản Quân Thánh Dực Nghĩa Dũng húy Nguyễn Thức.
Ngũ nam Viên Ngoại Lang húy Nguyễn Diễn.

(Tờ 11)
第七世祖陳朝有公為都效瞼諱阮世賜 
正配都效瞼夫人諱名㭍祥
生下正总以下七人
長男平蠻大相軍 諱阮納和
二男陳朝有公為鎮守府京北 風太傅參夂正事 耿郡公 諱阮耿
淮道孝嫵大勝王阮嫩之長子
Đệ Thất Thế Tổ Phù Trần Triều Hữu Công Vi Đô Hiệu Kiểm húy Nguyễn Thế Tứ
Chính phối Đô Hiệu Kiểm Phu Nhân húy danh tự thất tường 
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ thất nhân, 
Trưởng nam Bình Man Đại Tướng Quân húy Nguyễn Nạp Hoà
Nhị nam Trần triều hữu công vi trấn thủ phủ kinh bắc Phong Thái phó tham tri chính sự Cảnh quận công.
"Hoài Đạo Hiếu Vũ Đại Thắng Vương Nguyễn Nộn chi trưởng tử".

第八世祖陳朝有公為 平蠻大相軍 諱阮納和
 丁巳年, 一月二十四日終
正配平蠻大相軍夫人諱名㭍祥
生下正总以下四人
長男右號點 諱阮公律
三人諱名㭍祥 
都效瞼阮世賜之長子
Đệ Bát Thế Tổ Phù Trần Triều Hữu Công Vi Bình Man Đại Tướng Quân húy Nguyễn Nạp  Hoà, đinh tỵ niên, nhất nguyệt nhị thập tứ nhật chung. 
Chính phối Bình Man Đại Tướng Quân Phu Nhân húy danh tự thất tường sanh hạ chính tổng dĩ hạ tứ nhân,
Trưởng nam Hữu Hiệu Điểm húy Nguyễn Công Luật
Tam nhân danh tự thất tường 
" Đô Hiệu Kiểm Nguyễn Thế Tứ Chi Trưởng Tử".

(Tờ 12)
第九世祖陳朝有公為监軍千場 右號點 諱阮公津 戊辰年終
正配右號點夫人諱名㭍祥
生下正总以下三人
長男管軍鐵戧 諱阮策 生阮茏 即应龙
二男管軍鐵匳 諱阮赫
三男兪勤公諱阮明兪
平蠻大相軍阮納和之長子
Đệ Cửu Thế Tổ Trần Triều Hữu Công Vi Giám Quân Thiên Trường, Hữu Hiệu Điểm húy Nguyễn Công Luật, mậu thìn niên chung.
Chính phối Hữu Hiệu Điểm phu nhân húy danh tự thất tường sinh hạ chính tổng dĩ hạ tam nhân
Trưởng tử nam Quản Quân Thiết Sang húy Nguyễn Sách  sinh Nguyễn Phong tức Ứng Long
Nhị tử nam Quản Thiết Liêm húy Nguyễn Hách
Tam tử nam Du Cần Công húy Nguyễn Minh Du
" Bình Man Đại Tướng Quân húy Nguyễn Nạp  Hoà Chi Trưởng Tử".

第十世祖陳朝有公為 管鐵虎 兪勤公 諱阮明兪 庚午年終
正配管鐵虎夫人 諱名㭍祥
生下正总以下三人
長男左號點 諱阮崇
二男管區密院 諱阮書
三男管庄輔導山峒 惠國公阮忭
右號點阮公津之弟三子
Đệ Thập Thế Tổ Phù Trần Triều Hữu Công Vi Quản Thiết Hổ, tước Du Cần Công húy Nguyễn Minh Du, canh ngọ niên chung. 
Chính Phối Quản Thiết Hổ Phu Nhân húy danh tự thất tường, sanh hạ chính tổng dĩ hạ tam nhân 
Trưởng nam Tả Hiệu Điểm húy Nguyễn Sùng
Nhị nam Quản Khu Mật Viện húy Nguyễn Thư
Tam nam Quản Trang Phụ Đạo Sơn Động húy Nguyễn Biện, phong Huệ Quốc Công.
" Hữu Hiệu Điểm húy Nguyễn Công Luật Chi Đệ Tam Tử".

(Tờ 13)
第十一世祖陳朝有公為 管庄輔導山峒 惠國公 諱阮忭 即薦 六月十二日終 墓在天宗山
正配惠國公夫人 諱梅是律 諡慈心 生下正总以下八人
長男左號點 諱阮作 二男管內諱阮佔 三男諱阮貞 四男諱阮體 五男諱阮波 六男諱阮服 
長女諱阮氏河 二女 諱阮氏彷
兪勤公阮明兪之弟三子
Đệ thập nhất thế tổ Trần triều hữu công vi Huệ Quốc Công húy Nguyễn Biện, tự Tiến. 
Lục nguyệt thập nhị nhật chung Mộ tại Thiên Tôn Sơn.
Chính phối Mai Thị Luật, thụy Từ Tâm sinh hạ chính tổng dĩ hạ bát nhân 
Trưởng nam Tả Hiệu Điểm húy Nguyễn Tác, 
Nhị nam Quản Nội húy Nguyễn Chiếm, 
Tam nam húy Nguyễn Trinh, 
Tứ nam húy Nguyễn Thể, 
Ngũ nam húy Nguyễn Ba, 
Lục nam húy Nguyễn Phục, 
Trưởng nữ húy Nguyễn Thị Hà,  
Nhị nữ Nguyễn Thị Phảng. 
" Du Cần Công Nguyễn Minh Du chi đệ tam tử"

第十二世祖管內 諱阮佔 十月二十日終 墓在天宗山
正配管內夫人 諱梅是槑 號妙義 諡慈善 墓在天宗山
生下正总以下八人
長男黎朝昭光侯 諱阮儲 二男諱阮經 三男諱阮榮
四男諱阮敏
長女諱阮是貝 二女諱阮是蚆 三女諱阮是笈 四女諱阮是鍊
惠國公阮忭之弟二子
Đệ thập nhị thế tổ Quản Nội húy Nguyễn Chiếm, thập nguyệt nhị thập  nhật chung Mộ tại Thiên Tôn Sơn. 
Chính phối Mai Thị Mai, hiệu Diệu Nghĩa, thụy Từ Thiện Mộ tại Thiên Tôn Sơn. 
Sinh hạ chính tổng dĩ hạ bát nhân. 
Trưởng nam Chiêu Quang Hầu Nguyễn Trừ (Sử), nhị nam húy Nguyễn Kinh, tam tử húy Nguyễn Vinh, tứ nam húy Nguyễn Mẫn.
Trưởng nữ húy Nguyễn Thị Bối, nhị nữ húy Nguyễn Thị Ba, tam nữ húy Nguyễn Thị Cấp, tứ nữ húy Nguyễn Thị Luyện.
" Huệ Quốc Công Nguyễn Biện chị đệ nhị tử"

(Tờ 14)
第十三世祖為太尉昭光侯封義國公諱阮儲 四月十日終 墓在天宗山
正配義國公夫人 諱梅是洸
正配世一義國公夫人 諱杜是校
正配世二義國公夫人 諱杜是華 生下正总以下十人
長男諱阮美 二男諱阮野 三男諱阮愈 四男諱阮公笋 五男諱阮淋 六男諱阮啉
長女諱阮佳 二女諱阮譽 三女諱阮邊 四女諱阮衍
管內阮佔之長子
Đệ thập tam thế tổ vi Thái Úy Chiêu Quang Hầu, phong Nghĩa Quốc Công húy Nguyễn Trừ, tứ nguyệt thập nhật chung Mộ tại Thiên Tôn Sơn.
Chính phối Mai Thị Quang
Chính phối thứ nhất húy Đỗ Thị Hiệu
Chính phối thứ hai Đỗ Thị Hoa sinh hạ chính tổng dĩ hạ thập nhân 
Trưởng nam Nguyễn Mỹ, 
Nhị nam Nguyễn Dã, 
Tam nam Nguyễn Dũ, 
Tứ nam Nguyên Công Duẩn, 
Ngũ nam Nguyễn Lâm, 
Lục nam Nguyễn Lam.
Trưởng nữ Nguyễn Giai, nhị nữ Nguyễn Dự, tam nữ Nguyễn Biên, tứ nữ Nguyễn Diễn.
" Quản Nội Nguyễn Chiếm chi trưởng tử"

(Tờ 15) 
第十四世祖奉直大夫都校檢事 封太保宏國公諱阮公笋 諡保全 昭光侯之弟四子終七月初十日
棃太祖朝開國功臣 墓在天尊山 
四世祖姊諱枚氏媵封合夫人號慈顏 墓在清化省天尊山 生下七男三女
長男太尉封偵國公諱阮徳忠 諡明義             
弟二男指挥使封繆國公諱阮仁政諡保纯
弟三男探総知為洲郡公諱阮孝義諡常心              
弟四男副國公封為頻郡公諱阮琢諡德慶府君  
弟五男武封為爽國公諱阮鲁    
弟六男鎮殿校尉封松溪侯諱阮有禮諡俍心
弟七男都知為普郡公諱阮伯高諡亮康
長女諱阮氏發 二女諱阮氏台 三女諱阮氏巴
義國公阮儲之弟四子
Đệ thậpTứ thế tổ Phụng trực đại phu Đô hiệu kiểm sự phong Thái bảo Hoành quốc công Húy Nguyễn Công Duẩn thụy Bảo Toàn Chiêu quang hầu chi đệ tứ tử Chung thất nguyệt sơ thập nhật Lê thái tổ triều khai quốc công thần Mộ tại Thiên Tôn sơn
Tứ thế tổ tỷ húy Mai Thị Ánh tặng Hợp phu nhân hiệu Từ Nhan Mộ tại Thanh Hóa tỉnh Thiên Tôn sơn Sinh hạ thất nam tam nữ
Trưởng nam Thái úy Trinh quốc công húy Nguyễn Đức Trung thụy Minh Nghĩa
Đệ nhị nam Chỉ huy sứ phong Mục quốc công húy Nguyễn Nhân Chính thụy Bảo Thuần                
Đệ tam nam Thám tổng tri vi Châu quận công húy Nguyễn Hiếu Nghĩa thụy Thường Tâm
Đệ tứ nam Phó quốc công phong vi Tần quận công húy Nguyễn Trác thụy Đức Khánh phủ quân 
Đệ ngũ nam Vũ úy phong vi Sảng quốc công húy Nguyễn Lỗ                
Đệ lục nam Trấn điện hiệu úy phong Tùng khê hầu húy Nguyễn Hữu Lễ thụy Lương Tâm              
Đệ thất nam Đô tri vi Phổ quận công húy Nguyễn Bá Cao thụy Lượng Khang             
Trưởng nữ húy Nguyễn Thị Phát               
Nhị nữ húy Nguyễn Thị Hai (Thai)               
Tam nữ húy Nguyễn Thị Ba
Nghĩa quốc công Nguyễn Trừ chi đệ tứ tử

(Tờ  17) 第十五世祖西軍左都督㤝忠翊運楊武貞㦤功臣贈封太尉貞國公諱阮德忠諡明義八月初一日終 墓在天尊山
正記諱阮氏弦號淑順夫人五月初七日終 墓在天尊山生下四男九女
長男謹事郎廣休播 諱阮有永贈封恒國郡公
二男諱阮有度 諡明惠 三男諱阮有韶
四男諱阮有護 諡正太 長女宮人 諱阮氏連
二女暄微嘉靖睦莊親渊恭来懿貞慈皇太后
諱阮氏玉 棃朝皇后生棃憲尊皇帝
三女宮人諱阮氏癒 四女宮人諱阮氏琇
五女宮人諱阮氏琰 六女宮人諱阮氏璵
七女宮人諱阮氏墉 八女宮人諱阮氏玖
九女宮人諱阮氏琚 
宏國公阮公笋之長子
Đệ thập ngũ thế tổ Tây quân Tả đô đốc sung trung dực vận Dương vũ trinh ý công thần tặng phong Thái úy Trinh quốc công húy Nguyễn Đức Trung thụy Minh Nghĩa. Bát nguyệt sơ nhất nhật chung Mộ tại Thiên Tôn sơn
Chính phối húy Nguyễn Thị Huyền thụy Thục Thuận phu nhân Ngũ nguyệt sơ thất nhật chung Mộ tại Thiên Tôn sơn Sinh hạ tứ nam cửu nữ
Trưởng nam Cẩn Sự Lang Quảng Hưu Bá húy Nguyễn Hữu Vĩnh, phong Hằng Quốc Quận Công.
Nhị nam húy Nguyễn Hữu Độ, thụy Minh Huệ.
Tam nam húy Nguyễn Hữu Thiều
Tứ nam húy Nguyễn Hữu Hộ, thụy Chính Thái
Trưởng nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Liên
Nhị nữ Huyên vi gia tĩnh mục trang thân uyên cung lai ý trinh từ Hoàng thái hậu Lê triều hoàng hậu sinh Lê hiến tông hoàng đế
Tam nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Dũ
Tứ nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Tú
Ngũ nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Diễm 
Lục nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Dư
Thất nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Dung
Bát nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Cửu
Cửu nữ Cung Nhân húy Nguyễn Thị Cư
" Hoành Quốc Công Nguyễn Công Duẩn chi trưởng tử"

第十五世祖都知為普郡公諱阮伯高諡亮康 正記普郡公夫人號熟容生下二男
長男為知郡公
二男為丁亮子
宏國公阮公笋之第七子
Chính phối Phổ quận công phu nhân hiệu Thục Dung Sinh hạ nhị nam
Trưởng nam vi Tri quận công 
Nhị nam vi Đinh lượng tử
" Hoành Quốc Công Nguyễn Công Duẩn chi đệ thất tử"

(Tờ 18) 
第十六世祖謹事郎廣休伯諱阮有永贈封恒國郡公諡惠迪 八月十九日终 墓在天尊山清化省
正配...女諱阮氏玉 皇后贈封夫人號純潔 四月二十二日終基在天尊山 生下五男
長男駙馬都尉安福侯贈封嘉郡公諱阮知敬馬諡彥貞 配尚寿枚公主 七月十七日終 墓在天尊山
二男弘謙伯諱阮異諡牧貞
三男平福侯諱阮有奕字明達諡正德 正月二十一日終 塟在城山使
四男富和侯諱阮有紀諡恭靖七月二十日終
五男左都督松楊侯諱阮有鐸
諡德敬
太尉貞國公諱阮德忠之長子
Đệ thập lục thế tổ Cẩn sự lang quảng hưu bá húy Nguyễn Hữu Vĩnh tặng phong Hằng quốc quận công thụy Huệ Địch Bát nguyệt thập cửu nhật chung Mộ tại Thiên Tôn sơn Thanh Hoa tỉnh
Chính phối ... nữ húy Nguyễn Thị Ngọc Hoàng hậu tặng phong phu nhân hiệu Thuần Khiết
Tứ nguyệt nhị thập nhị nhật chung Mộ tại Thiên Tôn sơn Sinh hạ ngũ nam
Trưởng nam Phò mã đô úy An phúc hầu tặng phong Gia quận công húy Nguyễn Tri Kính Mã thụy Ngạn Trinh
Phối thượng thọ mai công chúa thất nguyệt thập thất nhật chung Mộ tại Thiên Tôn sơn
Nhị nam Hoằng khiêm bá húy Nguyễn Dực thụy Mục Trinh
Tam nam Bình phúc hầu húy Nguyễn Hữu Dịch tự Minh Đạt thụy Chính Đức Chính nguyệt nhị thập nhất nhật chung Táng tại thành sơn sứ
Tứ nam Phú hòa hầu húy Nguyễn Hữu Kỷ thụy Cung Tĩnh Thất nguyệt nhị thập nhật chung
Ngũ nam Tả đô đốc Tùng dương hầu húy Nguyễn Hữu Đạc thụy Đức Kính
" Thái úy Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung chi trưởng tử"

(Tờ 19)
第十七世祖西军左大都督府左大都督松楊侯諱阮有鐸諡德敬
两夫人生下男女三十七人被莫氏犂朝处隐不知何使現存男女七人
正夫人號慈正 四月十六日終
長男衛富侯 二男衛尉锦花侯諱阮有忍
三男翁巴諱阮有巴 四男翁熟諱阮有熟
長女諱阮代理 二女諱阮氏璫配端國公
正夫人 生下翁掌和德主仕 三女諱阮代琳
恒國郡公阮有永之弟五子
Đệ thập thất thế tổ Tây quân tả đô đốc phủ Tả đô đốc Tùng dương hầu húy Nguyễn Hữu Đạc
Thụy Đức Kính Lưỡng phu nhân Sinh nam nữ tam thập thất nhân bị Mạc thị Lê triều sử ẩn bất
Tri hà sứ hiện tồn nam nữ thất nhân
Chính phu nhân hiệu Từ Chính Tứ nguyệt thập lục nhật chung
Trưởng nam Vệ phú hầu 
Nhị nam Vệ úy Cẩm hoa hầu húy Nguyễn Hữu Nhẫn 
Tam nam Ông Ba húy Nguyễn Hữu Ba
Tứ nam Ông Chín húy Nguyễn Hữu Chín 
Trưởng nữ húy Nguyễn Thị Lý
Nhị nữ húy Nguyễn Thị Đang phối Đoan quốc công Chính phu nhân Sinh hạ Ông trưởng hòa đức chúa sĩ
Tam nữ húy Nguyễn Thị Lâm
"Hằng quốc quận công Nguyễn Hữu Vĩnh chi đệ ngũ tử" 

(Tờ 20)
第十八世祖都指挥使司都指挥使衞尉錦花侯諱阮有忍諡福惠 十二月三十日终
正配諱張氏燕號慈光夫人四月初七日终 生下二男
長男翁主德諱阮有玄德
二男掌營朝文侯諱阮有朝文
松陽侯阮有鐸之弟二子
Đệ thập bát thế tổ Đô chỉ huy sứ ti Đô chỉ huy sứ vệ úy Cẩm hoa hầu húy Nguyễn Hữu Nhẫn thụy Phúc Huệ Thập nhị nguyệt tam thập nhật chung
Chính phối húy Trương Thị Yến thụy Từ Quang phu nhân Tứ nguyệt sơ thất nhật chung Sinh hạ nhị nam
Trưởng nam Ông Chủ Đức húy Nguyễn Hữu Huyền Đức 
Nhị nam Chưởng Dinh Triều văn hầu húy Nguyễn Hữu Triều Văn
"Tùng Dương Hầu Nguyễn Hữu Đạc chi đệ nhị tử".

(Tờ 21)
第十九世祖都指挥使司都指挥使掌營朝文侯諱阮有朝文 丁丑年 五月二十五日終 改塟在安代
正配諱張氏玉號慈廉夫人 十二月十一日終 塟在安代源金连使 生下七二男
長男掌奇都信侯 二男文聀全忠子 三男隊長韜畧侯 四男隊長慎徳侯 五男昭郡公贈封靖國公諱阮有鎰 生下四男 六男隊長翊徳侯 七男該隊俊徳侯
錦花侯阮有忍之弟二子
Đệ thập cửu thế tổ Đô chỉ huy sứ ti Đô chỉ huy sứ Chưởng dinh Triều văn hầu húy Nguyễn Hữu Triều Văn 
Đinh Sửu niên ngũ nguyệt nhị thập ngũ nhật chung Cải táng tại An Đại
Chính phối húy Trương thị Ngọc thụy Từ Liêm phu nhân Thập nhị nguyệt thập nhất nhật chung Táng tại An đại Nguyên kim liên sứ Sinh hạ thất nam
Trưởng nam Trưởng cơ Đô tín hầu
Nhi nam Văn chức toàn trung tử
Tam nam Đội trưởng thao lược hầu
Tứ nam Đội trưởng Thận đức hầu
Ngũ nam Chiêu quận công Tặng phong Tĩnh quốc công húy Nguyễn Hữu Dật Sinh hạ tứ nam
Lục nam Đội trưởng Dực đức hầu
Thất nam Cai đội Tuấn đức hầu
" Cẩm Hoa Hầu Nguyễn Hữu Nhẫn chi đệ nhị tử".

(Tờ 22)
第二十世祖赞治靖難上秩功臣特進大裋國上将军錦衣衞中军都督府中大都督掌府事 靚順化水步諸節制昭郡公贈封靖國公 諡曰勤節凉武之神諱阮有鎰 甲辰年三月初三日終 基在澫芚 
嘉隆四年封上等尊臣從紀太廟
嘉隆九年封闿國功臣
明命十二年赠封太付靖國公諡宜武
明命十六年為祠祀武廟
正配靖國公正夫人諱宋氏分 號慈行 六月十六日終 生下四男
長男鎮憮豪良侯贈封為郡公諡柔慈諱阮有鎊 生下十一男
二男掌奇忠勝侯 五月二十二日終 塟在澫寧 生下六子见存一人
三男元宰禮郡公諡剛直諱阮有鏡平高綿有功 生下四男二女
四男元輔信郡公諡敏倢㨗諱阮有銃平有紹亂有功 九月初六日終 生下十二男
朝文侯阮有朝文之長子
Đệ nhị thập thế tố Tán trị tĩnh nạn thượng trật công Đặc tiến đại thụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ Trung quân đô đốc phủ Trung đại đô đốc Trưởng phủ sự tĩnh thuận hóa thủy bộ Chư tiết chế Chiêu quận công tặng phong Tĩnh quốc công Thụy viết cần tiết lương võ chi thần húy Nguyễn Hữu Dật Giáp Thìn niên tam nguyệt sơ tam nhật chung Táng tại Vạn Xuân
Gia Long tứ niên phong Thượng đẳng tôn thần tòng kỷ Thái miếu
Gia Long cửu niên phong Khai quốc công thần
Minh Mạng thập nhị niên tặng phong Thái phó Tĩnh quốc công thụy Nghi Vũ
Minh Mang thập lục niên vi từ tự Vũ Miếu
Chính phối Tĩnh quốc công chính phu nhân húy Tống Thị Phận hiệu Từ Hạnh Lục nguyệt thập lục nhật chung Sinh hạ tứ nam
Trưởng nam Trấn vũ Hào lương hầu tặng phong Vi quận công thụy Nhu từ húy Nguyễn Hữu Bảng Sinh hạ thập nhất nam
Nhị nam Trưởng cơ Trung thắng hầu Ngũ nguyệt nhị thập nhị nhật chung Táng tại Vạn Ninh Sinh hạ lục tử kiến tồn nhất nhân
Tam nam Nguyên tể Lễ quận công thụy Cương Trực húy Nguyễn Hữu Kính bình cao miên hữu công Sinh hạ tứ nam nhị nữ
Tứ nam Nguyên phụ Tín quận công thụy Mẫn Tiệp húy Nguyễn Hữu Súng bình hữu thiệu loạn hữu công Cửu nguyệt sơ lục nhật chung  Sinh hạ thập nhị nam
" Triều Văn Hầu Nguyễn Hữu Triều Văn chi trưởng tử".

第二十一世祖敦厚功臣特進開府輔國上将军錦衣衞前軍都督府前大都督掌府事鎮憮豪良侯贈封為郡公諡柔慈府君諱阮有鎊 癸巳年七月二十七日終 塟在艸元坤山 改葬在㵢崚使
嘉隆年間十二年癸酉修開國功臣...
正配豪良侯夫人諱宋氏貴娘號慈心夫人 塟在艸山峝
正配次一豪良侯夫人諱阮氏童號媒春 四月二十八日終
塟在盎山废峝 生下公分為十一男
第一房長男為該奇紹政侯諡純絜諱阮有銓 生下正統以下八人
第二房二男為有前該隊長攀龍侯 生下二男
第三房三男為前隊長慶雲侯 生下三男
第四房四男為前記錄灰俊侯諱阮有鎔 生下四男
第五房五男為前隊長美才侯 生下一男
第六房六男為前守城該奇笋(先)德侯生下四男
第七房七男為前隊長纘武侯 生下一男
第八房八男為前隊長坚才候 生下一男
第九房九男為前該隊洪各侯 無嗣
第十房十男為前該隊搛廉勘断識量侯 生下二男
第十一房十一男為前禔領檢校侯 生下一男
靖國公阮有鎰之長子
譜房具有大尊譜明註
Đệ nhị thập nhất thế tổ Đôn hậu công thần Đặc tiến khai phủ phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ tiền quân đô đốc phủ Tiền đại đô đốc Chưởng phủ sự Trấn vũ Hào lương hầu Tặng phong Vi quận công thụy Nhu Từ phủ quân húy Nguyễn Hữu Bảng
Quý Tỵ niên thất nguyệt nhị thập thất nhật chung
Táng tại Thảo nguyên khôn sơn Cải táng tại Lòi lăng sứ
Gia Long niên gián thập nhị niên Quý Dậu Tu Khai quốc công thần ...
Chính phối Hào lương hầu phu nhân húy Tống Thị Quý Nương hiệu Từ Tâm phu nhân Táng tại Thảo Sơn Động
Chính phối thứ nhứt Hào lương hầu phu nhân húy Nguyễn Thị Đồng hiệu Môi Xuân Tứ nguyệt nhị thập bát nhật chung
Táng tại Áng Sơn Phế Động 
Sinh hạ công phận vi thập nhất nam
Đệ nhất phòng Trưởng nam vi Cai kỳ (cơ) Thiệu chính hầu thụy Thuần Khiết húy Nguyễn Hữu Thuyên Sinh hạ chính thống dĩ hạ bát nhân
Đệ nhị phòng Nhị nam vi Tiền cai đội trưởng Phan long hầu Sinh hạ nhị nam
Đệ tam phòng Tam nam vi Tiền đội trưởng Khánh vân hầu Sinh hạ tam nam
Đệ tứ phòng Tứ nam vi Tiền ký lục Khôi tuấn hầu húy Nguyễn Hữu Dung Sinh hạ tứ nam
Đệ ngũ phòng Ngũ nam vi Tiền đội trưởng Mỹ tài hầu Sinh hạ nhất nam
Đệ lục phòng Lục nam vi Tiền thủ thành Cai cơ Duẩn (Tiên) đức hầu Sinh hạ tứ nam
Đệ thất phòng Thất nam vi Tiền đội trưởng Toản vũ hầu Sinh hạ nhất nam
Đệ bát phòng Bát nam vi Tiền đội trưởng Kiên tài hầu Sinh hạ nhất nam
Đệ cửu phòng Cửu nam vi Tiền cai đội Hồng các hầu Vô tự
Đệ thập phòng Thập nam vi Tiền cai đội kiêm khám đoán Thức lượng hầu Sinh hạ nhị nam
Đệ thập nhất phòng Thập nhất nam vi Tiền đề lĩnh Kiểm hiệu hầu Sinh hạ nhất nam
Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật chi trưởng tử
Phổ phòng cụ hữu đại tôn phổ minh chú

第二十二世祖阮朝有公為該奇紹政侯諱阮有銓諡純絜 七月初五日終 塟在艸元坤山
正配紹政侯夫人諱名㭍祥
生下正統以下八人见存一人
長男諱阮有鎛
鎮憮豪良侯阮有鎊之長子
Đệ nhị thập nhị thế tổ Nguyễn triều hữu công vi Cai kỳ Thiệu chính hầu húy Nguyễn Hữu Thuyên thụy Thuần Khiết Thất nguyệt sơ ngũ nhật chung Táng tại Thảo Nguyên Khôn sơn
Chính phối Thiệu chính hầu phu nhân húy danh tự thất tường Sinh hạ chính thống dĩ hạ bát nhân kiến tồn nhất nhân
Trưởng tử húy Nguyễn Hữu Bác 
Trấn vũ Hào lương hầu Nguyễn Hữu Bảng chi trưởng tử
.........
#Nguyễn Hữu Thịnh phụng tu cát nhật tháng 1 Năm Tự Đức thứ 12.

#Nguyễn Hữu Độ phụng tu 7 tháng 1 năm Tự Đức thứ 11.

#Cung lục lần 1 ông là tỉnh hạt hội viên Nguyễn Hữu Toàn phụng tu Nguyễn Hữu Tộc Tôn Đồ Gia Phổ. 15/9 năm Bảo Đại thứ 16.

#Nguyễn Hữu Thắng  phụng tu Nguyễn Hữu Thị Tộc Phả năm 2005.

#Cung lục lần 2. Nguyễn Hữu Toản năm 2008

#Cung lục lần 3. Thiếu úy Nguyễn Hữu Bảo Nam - Phòng Quân Báo, Bộ Tham Mưu, Quân Khu 7, Bộ Quốc Phòng Việt Nam Kỷ sửu niên, cửu nguyệt, thập ngũ nhật. 

#Cung lục lần 4. Nội Nguyễn Hữu Ứng, Nguyễn Hữu Am, chú Nguyễn Hữu Tri năm 2010.
...................................
Ninh Bình tỉnh Gia Viễn huyện Gia Hưng xã Hoa Tiên thôn Động Hoa Lư

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này.



Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700)  là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế (1691-1725 ), sinh quán Quảng Bình, có quê gốc từ Tiền tổ ở Gia Viễn Ninh Bình.

Ông nội của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là quan tham chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê, nên theo phò chúa Nguyễn vào Đàng trong. Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609 do Triều Văn Hầu định hướng là đất Quảng Bình. Khi ấy người con trai thứ năm của Triều Văn Hầu là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật mới được 6 tuổi. Ông Dật sau này là cha của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Đến lượt Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được sinh vào năm 1650 tại Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.
Quê hương Quảng Bình đứng vào vị trí trung tâm của Tổ quốc - là một địa linh đã nung đúc nên nhiều anh tài nhân kiệt cho đất nước. Về thiên nhiên thì Quảng Bình cũng là một địa danh nổi tiếng có nhiều thắng cảnh độc đáo. Địa linh ấy, phong cảnh ấy đã tác động mạnh vào trí não Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ lúc mới chào đời. Càng lớn, quê hương Quảng Bình càng gắn chặt vào tâm hồn ông với lòng mến yêu, quyến luyến chân thành.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh trưởng trong tình huống nước nhà đang nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Ông lại thuộc dòng dõi danh tướng nhà chúa Nguyễn, nên sớm trở thành người tài giỏi, võ nghệ siêu quần. Từng là sư tổ của môn võ, danh hiệu "Bạch hổ sơn quân phái’’ được nhiều người kính phục. Được chúa trọng dụng ban tước Lễ Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ.
Năm Nhâm Thân (1692) Chúa phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Binh an định bờ cõi. Tại vùng ven biển, trải hai năm liền Ông đã tích cực phấn đấu gặt hái được nhiều kết quả khả quan và nhất là để lại nhiều dấu ấn nhân hậu: Ổn định phủ Bình Thuận, Hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt, Cải cách hài hòa nền văn hóa hợp chúng...
Qua thành tích trên, Ông được thăng chức Chưởng cơ, làm Trấn phủ dinh Bình Khương (Khánh Hòa ngày nay).
Xuân Mậu Dần 1698, Chúa lại cử ông làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai (gồm cả Sài Côn Bến Nghé).
Thuở ấy Ông cho đóng đại bản doanh tại Cù Lao Phố còn gọi là Đông Phố (Đồng Nai). Ngoài mỏm đất này ra chung quanh toàn là rừng núi âm u: phần đất đai hoang hóa đầy hiểm trở, sông rạch thì chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ của các loài mãnh thú, ác ngư...
"...Đồng Nai địa thế hãi hùng
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um...’’

Phần nhân chủng tuy gồm các sắc tộc: Khơme, Chăm, Việt, Hoa...nhưng lại quá ít ỏi vắng vẻ, đời sống sinh hoạt còn quá thô sơ nghèo nàn. Với ý chí quả cảm và lòng yêu nước thương dân, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kiên quyết vượt gian nguy, vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút liên tiếp thi hành:  Khai hoang mở cõi, dàn xếp biên cương, bảo vệ chủng dân và vùng đất mới, thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ, lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt, đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông.
Tận tâm tận lực trong vòng chưa đầy một năm, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thành công rực rỡ trước mọi phương án do ông đề ra. Riêng công trình di dân đã được đa số dân chúng miền Phú Xuân Ngũ Quảng hưởng ứng, nhất là nhân dân vùng Bố Chánh Quảng Bình đã sốt sắng đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng đồng hương mà họ hằng kính yêu, nên đã hăng hái rủ nhau vào Đồng Nai lập nghiệp rất đông - Điển hình bằng cả những câu ca dao thời ấy:
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng"

Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí..., mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này:
"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt,
Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai"

Không những ông là vị tướng khai biên xuất, nhà chính trị tài giỏi mà còn là người giàu đức tính, đầy lòng nhân hậu, và có một tâm hồn thuần phác ’’Uống nước nhớ nguồn", với lòng yêu, quê hương Tổ Quốc thiết tha. Đặc biệt, Ông đặt nặng tình lưu luyến chân thành với sinh quán Quảng Bình của ông. Như ta thấy, Ông đã chắt chiu đem từng tên của hai huyện Phước Long, Tân Bình ở tận Quảng Bình vào đặt tên cho vùng đất mới khai hóa này, mà đến nay phần lớn vẫn còn. Trước hết là hai huyện Phước Long (vùng Đồng Nai) và Tân Bình (vùng Sài Côn Bến Nghé). Rồi còn biết bao thôn xã khóm ấp được mang tên Bình hoặc Tân như: Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hòa, Bình Điền, Bình Phước, Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, Tân Mỹ, Tân Phước, Tân Thạnh...
Do công nghiệp ấy, ân đức ấy, Ông đã được nhân dân trong vùng kính trọng, họ tỏ lòng tôn kính uy danh ông, không dám gọi tên húy luôn cả hai tên Kính và Cảnh mà chỉ tôn xưng bằng chức tước của ông là Quan Chương Cơ, quan Thống Suất và tôn quý gọi là Lễ Công, Đức Ông.
Hai năm sau, Triều đình tái cử ông đi dẹp yên biên cương với chức Thống binh. Lần này, ông cũng dùng chính sách ôn hòa, đem nhân tâm thu phục lòng người là chính.
Công cuộc an định biên cương mau chóng hoàn tất, Ông hạ lệnh dong thuyền xuôi dòng Cửu Long về Dinh Trấn. Nhưng khi về đến ngã ba Tiền Giang - Rạch Gầm (tục còn gọi quãng này là Sầm Giang) Ông bỗng bị bệnh mất đột ngột! Khi ấy nhằm ngày 9/5 Canh Thìn (1700). Quan quân bàng hoàng xao động, âm thầm đưa linh cữu của ông về đình cữu và huyền táng cạnh dinh Trấn Biên Đồng Nai, thuộc thôn Bình Hoành, Cù Lao Phố.
Được tin dữ bất ngờ, dân chúng xúc động thương tiếc; truyền rằng rất nhiều người vừa nghe xong đã bật khóc như chính người thân của họ mới qua đời vậy.
Triều đình cũng sửng sốt u buồn. Chúa Nguyễn Phúc Chu xót xa ban sắc truy tặng Hiệp Tán Công Thần, đặc tấn Chưởng dinh Tráng Hoàn Hầu (Vĩnh An Hầu) thụy là Trung Cần.
Truyền rằng sau đó linh hài của ông đã được cải về an táng tại Thác Ro thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nơi này mới đây được hậu duệ 10 đời của ông đã tìm ra mộ và tấm bia khắc tên Ông bằng chữ Hán, được dịch là (mặt trước) Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) chi mộ, (mặt sau) ghi: Bảo Đại năm thứ 5 ngày 16, hậu duệ là Viện trưởng Cơ mật Đại thần Thái tử Thái phó Hiển đại học sĩ Phước Môn Bá Nguyễn Hữu Bài cùng con Hữu Giải và nữ thị Dương cung kính dựng bia. Nghiêm cẩn ghi lại.
Nhưng ở Cù Lao Phố xưa nay vẫn có lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Phải chăng tiền nhân khi xưa vừa làm công việc cải táng linh hài ông về Quảng Bình, vừa đắp lại như cũ mộ huyền táng của Ông ở Cù Lao Phố để trấn an lòng sùng kính của nhân dân vùng Đồng Nai. Ngoài ra, Thượng Đẳng Thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn có một ngôi mộ vọng nữa ở xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.
Thuở ấy, sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi lập Đền, Miếu thờ phụng, cùng những liễn đối hoành phi, ghi ơn Đức Ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.


 Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro,
Lệ Thủy, Quảng Bình
Ngoài đền Vĩnh Yên ở Quảng Bình, đền Binh Kính ở Biên Hòa (Đồng Nai), còn suốt miền đồng bằng sông Cửu Long, nhưng địa phương nào trước đã từng được đón tiếp ông hay những nơi ông đóng doanh trại đều có đền thờ như: Cù Lao Tiêu Mộc (sau đổi là Cù Lao Ông Chưởng), Long Điền, Kiến An, Vĩnh Ngươn, Châu Đốc, Rạch Gầm, Thới An, Bình Mỹ, Mỹ Đức, Cù Lao Phố... Đâu đâu ông cũng được sắc phong Thượng đẳng thần. Không những người Việt tôn thờ ông, mà người Trung Hoa cũng tỏ lòng ngưỡng mộ đặt bài vị thờ Ông tại đền Minh Hương Chợ Lớn. Thậm chí người Chân Lạp cũng kính phục uy danh Ông, họ lập miếu thờ ở đầu chợ Nam Vinh (Nam Vang) thờ Đương Cảnh Thành Hoàng Nguyễn Hữu Cảnh.
Phía triều đình các vua chúa nối ngôi sau này đều có ban sắc phong tước hiệu truy tặng cố công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Dân ta vốn là một dân tộc có truyền thống uống nước nhớ nguồn, cho nên trải qua hàng bao thế hệ, cho dù các nhà cầm quyền thuộc thể chế nào, thời gian nào.. và cho đến tận ngày nay cũng đều muốn tỏ lòng ghi khắc công ơn Người góp công mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh, bằng mọi hình thức và ở mọi địa phương như : Sửa đền, mộ cùng sự chiêm bái hàng năm, lấy tên và chức tước của Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mà đặt tên cho trường học, đường phố, khóm ấp, dòng sông như: Cù Lao Ông Chưởng, Làng Ông Chưởng, trường trung học Chưởng Binh Lễ.
Và mới đây nhất (1998) TPHCM và Đồng Nai, An Giang đều liên tiếp long trọng mở hội thảo chuyên đề Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tưng bừng làm lễ đón mừng 300 năm (1898-1998) thành lập Sài Gòn Gia Định gắn liền với tên tuổi của Ông.
Quả thật, công đức và nhân cách của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã đi sâu vào lòng dân, và hẳn là uy danh của Người sẽ mãi mãi còn được lưu truyền hậu thế. Xin trích một câu đối trong hàng trăm liễn đối treo thờ Ông ở khắp các đền miếu:
Công cao vạn đại lê dân hàm cảm thính Nam Châu
Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ

Dịch nghĩa là :
Công cao muôn thuở, toàn dân vọng tưởng đất miền Nam
Đức nặng ngàn thu, cả nước vui trông trời giới cảnh

Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã xây dựng khu lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy.
(Theo Quảng Bình non nước huyền diệu)

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Gia phả là gì ?

1 -/ Khái niệm
Nhiều cá nhân họp lại thành Gia đình, nhiều gia đình thành một Dòng họ (Nguyễn, Trần, Lê, Lý, Phạm, Hoàng...) Một Dòng họ gồm nhiều đời , ít nhất là 5 đời (Trên Cha Mẹ 2 đời, đưới Cha Mẹ 2 đời) đến 7 đời hoăc 9 đời (Thất Tổ Cửu huyền) nhiều Dòng họ (Bộ tộc)...Lập thành một Quốc gia. Quốc gia : Gồm có đất đai, sông núi và dân tộc nên phải có địa lý và sử ký có thể gọi là Quốc phả sử để ghi chép những tài nguyên, đất đai sông núi, nhân văn ...Thì đã được Hậu bối ghi chép tỷ mỉ lịch sử và văn hóa, những danh nhân, công thần...những thăng trầm biến đổi của Quốc gia Dân tộc (nòi giống) công việc này thì đã có các Địa lý gia và các Sử gia nhiều đời ghi chép đày đủ rồi. Bài này chỉ được đề cập đến Gia đình (Gia phả) và Dòng tộc (Tộc phả) . Vì nó rất quan trọng về sử liệu, tiểu sử và lý lịch của mỗi người trong gia đình và Dòng tộc để truyền lại cho con chắu là (hậu duệ) từ đời này đến đời khác để khỏi mang tiếng là: Mất Gốc quên Nguồn, quên Tổ quên Tông, vong ân bội nghĩa (vô ơn phản bội).

“ Cây có Cội nước có Nguồn „
“Chim có Tổ người có Tông“
Gia đình Dòng họ là nơi Cùng chung máu mủ cùng người sinh ra.
Việc thực hiện Gia phả và Tộc phả của mỗi địa phương và Dòng tộc có thể khác biệt vì cuộc sống và hoàn cảnh nhưng tựu chung là phải được lập Gia Phả cho mỗi Gia đình phải được đề cập và ghi chép thường xuyên để tra cứu về các đời trước từ ông bà TỔ trở về sau, nó đòi hỏi nhiều công phu và sự hiểu biết. Cá nhân Tác gỉa tuy cố gắng viết bài này nhưng nhận thấy còn nhiều thiếu sót sợ rằng “Múa rừu qua mắt thợ „ Nên rất mong các bậc Trưởng thượng, cao kiến hiểu biết nhiều về Gia phả góp ý hoặc viết bài đầy đủ hơn.

Gia phả: Có thể gọi là Tông Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn có thể gọi là Tộc phả. Tông Chi Phả là mấu chốt của một Gia đình, một Họ...Tuy nó không đủ mọi chi tiết nhưng nó cung cấp cho ta biết từ bậc Ông Bà, Cha Mẹ đến con chắu một giai đọan để có đủ tài liệu về tiểu sử lý lịch của mỗi cá nhân : ngày tháng năm sinh, nơi sinh (sinh quán) sống chết, nghề nghiệp, địa chỉ (trú quán)...Ngòai ra còn nhiều vấn đề như: Học vấn, thành tích.. của mỗi người trong gia đình đó đã đóng góp liên quan đến xã hội đến sự hưng vong của Gia đình, Tổ tiên, Dân tộc và Quốc gia...Ảnh hưởng chung đến các sinh họat kinh tế, văn hóa trong xã hội...
2 - Lý do lập Gia phả và Tộc phả
a / Ngày xưa Việt Tộc sau thời lập quốc hầu hết sống về nông ngư nghiệp và săn bắn, sống quây quần trong các làng mạc với ruộng vườn, nương rẫy (Dĩ nông vi bản) ít khi rời bỏ nơi chôn nhău cắt rốn trong cảnh tha hương cầu thực, để mưu cầu tạo dựng cuộc sống mới. Nhưng từ sau cuộc Nam tiến để mở mang bờ cõi, Tổ tiên ta đã di dân lập nghiệp trải qua bao thăng trầm mới tạo dựng được sự nghiệp vẻ vang lưu lại cho con chắu (Hậu bối) mảnh đất miền Trung và miền Nam mầu mỡ, phồn thịnh ngày nay.

b / Sau thời kỳ Nam tiến khá dài đến thời kỳ đô hộ của người Tầu (Trung hoa) rồi tiếp đến thời kỳ đô hộ của người Pháp một số dân chúng nghèo đói thiếu ruộng vườn nên đã theo người Tàu hoặc người Pháp tuyển phu, mộ lính đi làm công bộc phá rừng lấp biển, xây đắp thành quách và công sự các phu hầm mỏ hoặc đồn điền cao su...

Ngày xưa đi Cống đi Cầu
Ngàn năm đô hộ giặc Tầu lầm than.
Trăm năm đô hộ giặc Tây
Tuyển phu, mộ lính đắp xây pháo đài.

Ngoài ra hơn một ngàn năm chống giặc xâm lăng Tàu và trên một trăm năm kháng Pháp có nhiều người phải rời nơi cư trú, lẩn tránh phương xa rồi thay đổi tên họ để bảo toàn Gìa đình Dòng tộc, mưu cầu đại sự và quang phục lại Quê hương, dành độc lập tư do...

c / Sau hai cuộc đại Thế chiến Viện nam bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Thế giới (Quốc Cộng) hàng chục năm dài kết cuộc là đất nước phải chia đôi và một cuộc di cư vĩ đại nhất vào miền Nam diễn ra! Cả triệu người miền Bắc phải rời bỏ quê Cha đất Tổ vào miền Nam sau Hiệp dịnh Gerneve ngày 20-07-1954.

đ / Tiếp đến là cuộc chiến tranh (Quốc Cộng) giữa hai miền Nam và Bắc kéo dài trên 20 năm. Đến ngày 30-04-1975 thì miền nam Việt Nam bị cộng sản cưỡng chiếm! Sài gòn bị thất thủ thì lập tức một làn sóng người bất kể sống chết ùn ùn kéo nhau vượt biển, băng rừng vượt biên giới chạy trốn ra nước ngoài tị nạn cộng sản. Hàng triệu người tứ tán khắp nơi định cư ở mọi quốc gia trên thế giới, cộng thêm hàng trăm ngàn người đủ các diện : Xuất khẩu lao công, lấy chồng lấy vợ ngoại quốc hoặc bị bán làm gái mãi dâm, con nuôi, con lai, du hoc, du lịch rồi tìm đủ mọi cách xin ở lại nước ngoài và một số người tù (cải tạo) được phóng thích ra nước ngòai theo diện ( H.O.). Diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình...

e / Người Việt chúng ta đã lâu đời bị ảnh hưởng nền văn hóa Trung hoa sâu đậm nên việc lập Gia phả xa hơn nữa là Tộc phả để biết Tổ tiên Dòng tộc, họ hàng anh em bà con xa gần để còn nhận biết nhau tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc.
Anh em cùng dòng máu
Đánh nhau vỡ cả đầu
Ngờ đâu cùng dòng họ
Lúc đó mới nhận nhau.
Quan trọng hơn nữa để mọi thành viên trong Gia đình Dòng tộc biết đến mồ mả Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ...Để tỏ lòng hiếu nghĩa, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục, hương khói cúng giỗ, cầu hồn, xây đắp sửa sang mồ mả hàng năm...
Ăn cá ao phải nhớ kẻ đào
“Ăn cây nào phải rào cây ấy.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“
Uống nước phải nhớ bởi đây có nguồn.
3 -/ Người Trưởng Tộc và Trưởng Gia
Việt Nam cũng như các nước ở Đông nam Á Châu thường theo chế độ Phụ hệ (trọng Nam khinh Nữ) Người Nam là rường cột của Gia đình, Dòng tộc và Quốc gia nên có trách nhiệm gánh vác việc Gia đình, Quốc gia đại sự. Trong một Gia đình có Trưởng gia, một Dòng tộc thì phải có một Trưởng tộc để lo điều hành mọi việc trong Gia đình, Dòng tộc : Quản trị tài sản và bất động sản...Gọi là của Hương hỏa (Hương khói, nhang đèn) . Hương hỏa gồm có ruộng đất nhà cửa và kim ngân...(Di chúc phả) Do Ông Bà, Cha Mẹ, Tổ tiên để lại cho con chắu từ đời này đến đời khác để dùng vào việc: Xin lễ, cúng giỗ, xây cất bảo quản mồ mả cho Dòng họ hàng năm còn để giúp đỡ các con cháu, bà con trong Dòng họ khi gặp hoạn nạn nghèo đói, ma chay, cưới hỏi . Lập và bảo quản Tộc phả và Di chúc...Mỗi thế hệ Trưởng tộc đang giữ Tộc phả phải ghi lại tất cả những cảm nhận của mình về cuộc sống ở những đọan đời khác nhau trong suốt thời gian mà mình chịu trách nhiệm.Với những thành công của con cháu, đồng thời kèm một số hình ảnhđể các thế hệ sau có thể thấy được các sinh hoạt của các thế hệ trước đã làm ... Người Trưởng tộc được nối tiếp từ đời này đến đời khác, thưòng được giao cho người con trai Trưởng nam (con trai đầu) Ông, Bà gọi là chắu Đích tôn (chắu Nội trai của con Trưởng nam) nếu bất khả thi có thể chọn con trai Trưởng nam của con trai kế (Thứ nam) hoặc trong Dòng tộc chọn một người có khả năng và điều kiên thích hợp.

Trưởng Nam và chắu Đích Tôn
Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.
Sau Trưởng tộc là các Trưởng gia có nhiệm vụ góp công sức, tài chánh...Cùng chung với Trưởng tộc để điều hành mọi công việc trong Dòng tộc. Lập sổ Gia phả (Tông chi phả) riêng cho Gia đình mình một cách đầy đủ và chi tiết cung cấp cho Trưởng tộc để lập thành một Gia phả lớn (Tộc phả) cho Dòng tộc.
4 -/ Hình thức lập Gia Phả và Tộc phả
Tập Tộc Phả (Tộc hệ) gồm có nhiều sổ Gia phả (Tông chi phả) do nhiều Gia đình thành lập được ghép lại bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết sau đây:
@Tên họ (Húy danh): Mệnh danh, thánh danh Tục danh, Bút hiệu... Ngày tháng năm sinh, nơi sinh (Chánh quán), các nơi cư trú . Ngày chết (Tử) tuổi thọ lý do chết. Mộ phần và nơi chôn cất, vật liệu xây cất. Ngày giỗ Tổ tiên, Ông Bà Nội Ngoại, Cha Mẹ. Ngày kết hôn, tái giá, ngày nhập đạo gíao, đi tu (xuất gia) Nhập ngũ...
@ Ngôi thứ trong Dòng họ : Ông Bà Cố, Ông Bà nội ngọai, Cha Mẹ, Cha dượng Kế mẫu, Dưỡng phụ, Cô Dì Chú Bác,Thím Cậu Mợ, Dâu Rể, Anh Chị Em, Con Chắu chắt...
@ Nghề nghiệp, cấp bậc và chức vụ trong xã hội: Công thần thời vua chúa, Chức vụ trong Chính phủ, trong Quân đội. Bằng cấp trình độ văn hóa, huy chương tưởng lục...
@ Tóm lại : Tập Gia phả (Tông chi phả) và Tộc phả (Gia phả Tộc) quan trọng nhất là người Trưởng gia phải có nhiệm vụ ghi chép lại càng đầy đủ càng tốt tất cả các sự kiện, chi tiết nhỏ lớn trong Gia đình mình từ Ông Bà, Cha Mẹ, con chắu chắt (tử tôn)...Rồi tham khảo cộng tác với Trưởng tộc để kết hợp từ Gia đình đến Dòng tộc để có được một tập Gia phả Tộc tạm đày đủ. Tuy mất nhiều thời giờ và công sức nhưng đó là một điều đáng làm và phải làm nhất là các bậc Cha Mẹ (Trưởng Gia) đang phải sống tha hương lưu lạc khắp nơi đây đó trong nước và tứ tán khắp nơi trên Thế giới. Hầu mai sau con chắu chúng ta còn có được Tập Gia phả để thế hệ mai hậu tiếp nối nhiều đời biết được nơi Quê Cha Đất Tổ, Dòng họ và Gia Tộc Tổ Tông, Cội nguồn và biết đến công ơn của các bậc Tiền Nhân...“Chim có Tổ người có Tông. Cây có Cội nước có Nguồn“.
Bay được nhờ cánh chuồn chuồn
Công ơn Tiên Tổ phải luôn nhớ đời
Làm người Hiếu Nghĩa ai ơi
Luân thường Đạo lý lẽ Trời phải tuân.
5-/ Lập Sơ Đồ Gia phả Tộc
(Xin Quý Báo vẽ Sơ Đồ dùm)
Để đễ hiểu và tra cứu cho thế hệ con cháu sau này. Ta nên lập Hệ thống sơ đồ Gia phả Tộc thường thì lập Gia phả Tộc bên Nội trước, nếu có khả năng và điều kiện thì lập Nội, Ngoại luôn càng tốt. Sơ đồ nên dán hình nhỏ từng người vào vị trí rồi lồng khám treo trong nhà để dễ chỉ dẫn cho con cháu thấy.
Sơ đồ Thất Tổ : Lấy Cha Mẹ làm trọng tâm theo hình Thập tự gía: * Hàng dọc (đứng): Trên Cha Mẹ 3 đời : Ông Bà, Ông Bà Cố, Ông Bà Tổ. Dưới Cha Mẹ 3 đời: Các con, Các cháu, Chác chắt. *Hàng ngang: Từ trái (trên) qua phải (dưới) Trên Cha Mẹ: Các Bác trai, Bác gái. Dưới Cha Mẹ: Các Cô, các Chú, Các Di, Các Cậu...
Sơ đồ Cửu Huyền : Thì trên Cha Mẹ là 4 đời, cao nhất là Ông Bà Cố Tổ (Tằng Tổ, Bành Tổ) dưới Cha Mẹ cũng 4 đời, thấp nhất là các Chút (Chít, Chụt chịt) Quý vị nào có khả năng nên vẽ họa đồ theo hình Thập Tự Giá. Trên cao nhất là Cố Tổ hoặc theo một cây Cổ Thụ (hình tháp),Thì trái lại Cố Tổ ở dưới gốc cây cổ thụ, trên ngọn cao là cháu chắt, chút chít…

Cây có Cội xanh cành nở ngọn
Nước có nguồn mở rng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Tổ Tiên Cha Mẹ về sau có mình.

@ Thiết nghĩ Quý vị ai cũng có ý niệm ít nhiều về tập Gia Phả riêng cho Gia Đình và Dòng Họ của mình rồi lần lần tìm ra những bà con thân thuc, các bậc Tiền Bối...Rồi cập nhật những phần Hậu sinh...Ta sẽ có một tập Gia Phả hoặc Tộc Phả tạm đây đủ để yên lòng chu toàn bổn phận làm con cháu trước khi nhắm mắt. Nhất là Quý vị dang sống tha hương hoặc nơi dất khách quê người.

Tổ Tiên rồi đến Ông Bà
Dưới là Cha Mẹ sau là Cháu Con
Thờ Cha kính Mẹ vuông tròn
Giữ trọn chữ hiếu dậy trong luân thường.
Luân thường đạo lý chớ quên
Thế hệ Con Cháu giữ nền móng xưa.

Theo songductin.de

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Bố cục hợp lý của bài phả ký


Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của một dòng họ (thực tế là của một chi họ); theo lối văn viết sử, gãy gọn, trong sáng, chọn chữ chính xác, chuyên môn.
Từ ký ức và truyền miệng của người trong họ, từ hệ thống mồ mả, các giấy tờ (sổ bộ đời, giấy tương phân ruộng đất, sắc, giấy khen tặng...) do gia đình lưu giữ, các tư liệu lịch sử trong kho lưu trử và trong thư viện… để làm cơ sở viết bài phả ký. Nó là bài văn khó viết nhứt


MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bài phả ký viết đạt là bài phản ánh đầy đu lịch sử của dòng họ từ xưa cho đến nay, cộng với việc xác định rõ tính chất, đặc điểm của dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ theo quan niệm mới hiện nay.

YÊU CẦU

-   Nỗ lực đi thực tế, điều tra thật kỹ, gom góp tư liệu thật đầy dủ, sưu tra tỉ mỉ sự việc thì chất lượng bài phả ký càng sâu sắc.
-   Vận dụng quan điểm toàn diện, lịch sử, phát triển đúng đắng về gia đình - dòng họ, về xây dựng gia đình - dòng họ thể hiện trong bài phả ký.
-   Chấp bút với thái độ kiên trì, giọng văn  nghiêm túc, tham khảo ý kiến với nhiều người về bài viết.

NÔI DUNG: Bố cục hợp lý, gồm:

-   Phần trên đoạn: Nêu nội dung, ý nghĩa, tác dụng của gia phả trong đời sống các dòng họ, có liên hệ tới sử của đất nước. Có thể nêu xuất phát từ động cơ nào mà mình dựng bộ phả này.
-   Nội dung chính:

1.Phát tích dòng họ: Xác định ông/bà tổ (tổ đời 1). Nêu: Tên tuổi, nhứt là năm sanh (theo phưong pháp gia phả để xác định được năm sanh), năm mất, cưới bà ở tổ quán nào, họ gì, con nhà ai, tông tích, lai lịch, hành trạng, và đã sanh ra mấy người con.

-   Tổ quán: Đây là một phần của không gian sinh tồn, nói địa lý hành chánh, lịch sử, văn hóa của ông/bà tổ, nói cách khai cơ lập nghiệp, nơi chứa đựng bao kỷ niệm của con cháu, hậu duệ.

-   Nêu quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân: Đây là hai mối quan hệ cơ bản để duy trì nòi giống: Trước hết nói về các đời (các thế hệ), có bao nhiêu đời, mỗi đời tương ứng với thời kỳ lịch sử nào, sự lưu truyền thông suốt, có chi nào hạp tự, xem vóc dáng, tướng mạo uy nghi, dậm dở, đẹp người, đẹp nết hay có chi nào có bịnh, ốm yếu. Tổng số dòng họ từ xưa đến nay có ước lượng (hoặc chính xác) là bao nhiêu người… Về hôn nhân: quan niệm cưới hỏi từ xưa đến nay có thay đổi ra sao, có tự do, bình đẳng hay môn đăng hộ đối, đánh giá những chú rễ, cô dâu các đời, sống hài hòa, biết điều, dâu hiền thảo… sự sanh đẻ êm đẹp, thuận lợi. Có bảng tổng hợp: toàn chi có bao nhiêu nguời, nam, nữ bao nhiêu, chết sống bao nhiêu, sức học chia ra cử nhân, cao học và tiến sỉ là bao nhiêu. 

-   Nêu quan hệ văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng văn hóa dòng họ, xây dựng đạo hiếu, phúc đức, thực hiện các lễ hội, giỗ chạp, ma chay. Nêu việc khuyến học, khuyến tài, các tài năng văn hóa, âm nhạc, văn thơ…

-   Lao động thể hiện chức năng kinh tế của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng, gầy dựng xóm quê, ruộng vườn, nhà cửa. Nêu sự cần mẫn, chịu cực, chịu khổ, các ngành nghề truyền thống, dạy học, thương nghịep.

-   Nêu mối quan hệ yêu nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.Nêu tính chất đặc điểm ưu việt, nổi bật dòng họ. Sự sai quấy của cá nhân trong dòng họ là cá biệt. Tính ưu việt lá cơ bản, gồm lao động cần cù, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước, truyền thống văn hóa, yêu thương, sống chung ở một xóm quê

3.Phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa: Là dòng họ luôn ý thức duy trì truyền thống văn hóa Việt Nam và biết tiếp thu cái mới phù hợp, đảm bảo phát huy chức năng mỗi gia đình hiện đại, khắc phục những yếu kém của dòng họ và nâng dần lên

KẾT LUẬN

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Mỗi người phải có chương trình nghiên cứu, tích lũy riêng cộng với sự kiên trì, nổ lực cá nhân.
Phải có kế hoạh đi vào kho lưu trữ từng bộ gia phả để xác định đất đai và quan hôn tang tế.
Phải làm dàn bài theo mẫu trên, trước khi viết.
Ngay từ đầu, phải hình dung trước việc phân công người nào viết phả ký để khi đi điền dã biết đối tượng điểu tra là ai.
THEO VÕ NGỌC AN

TM/ HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC

Trong suốt chặng đường xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử. T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ. Xin cảm ơn các Quý vị là Nội Tộc Tông Thân trong và ngoài nước nói chung đã luôn mạnh dạn cống hiến rất nhiều những đóng góp vật chất, xây dựng ý kiến nhằm: Tôn Vinh Dòng Họ Nguyễn Đại Tông, Chắp Nối Gia Phổ, Trùng Tu Lăng Mộ và Từ Đường..., để cùng nhau tề tựu tại Nhà Thờ Đức Thái Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc "Khởi Nguyên Đường" những ngày 14 - 15 tháng 10 Âm Lịch hàng năm để trị ân với Tổ Tiên.
Một lần nữa T/M Các Ban thuộc HĐDT NGUYỄN BẶC TQ xin gửi tất cả những lời chào và chúc tốt đẹp nhất đến các thành viên hiện nay đang sống và làm việc tại: Việt nam, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Úc, Canada, Latvia, Balan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, Trung Quốc, Hungari, Rumani, Ý, Na uy, Lào, Thụy Sỹ, Thái Lan, Singapore, cambodia,...vv, đã ghé thăm và có những ý kiến đóng góp rất thiết thực trên trang thông tin điện tử "Khoinguyenduong, thongtintocnguyen, honguyenvietnam, nguyenhuutocpha, khoinghiaduong, phahe" trong suốt thời gian qua. Mong các quý vị, các quý thàn viên trong Họ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đóng góp. Xin chân thành cảm ơn!

- Mọi ý kiến đóng góp nhằm xây dựng việc chắp nối Gia Phổ Dòng Tộc Định Quốc Công Nguyễn Bặc xin liên hệ trực tiếp các Thành Viên Thường Trực Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc TQ - Ban Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phổ:

1. NGUYỄN PHÚC HẬU - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TBNC&THGP
ĐC: 303, Nhà H3A, KTT Bộ Công Nghiệp Nhẹ, đường Lê Gia Định, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 0903 215 255

2. NGUYỄN CHƯƠNG THÂU - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: 7/180 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 043 8534 334
3. NGUYỄN THÀNH CÔNG - PCT HĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP + TVBKT
ĐC: đội 5, xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - 0943 056 922
4. NGUYỄN BẾ THÀNH - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: D12, phòng 402 KTT Quân Đội Nam Đồng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội - 09032 262 457

5. NGUYỄN HUY HIỆP - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: thôn 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - 0934 404 218

6. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: xóm 14, xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định - chưa có

7. NGUYỄN HỮU MẠC, TỨC XUÂN THOẠI - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVBNC&THGP
ĐC: đường 7, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 0166 579 8983

8. NGUYỄN HỮU NAM, TỨC BẢO NAM - TVHĐDT NGUYỄN BẶC TQ + TVTTBNC&THGP + BTT&ĐỐI NGOẠI
ĐC: 1A Đồng Khởi, phường 4, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 0922 366 268
Xin tiếp nhận ý kiến đóng góp qua Email: khoinguyenduong@gmail.com

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT