Nhiều cá nhân họp lại thành Gia đình, nhiều gia đình thành một Dòng họ (Nguyễn, Trần, Lê, Lý, Phạm, Hoàng...) Một Dòng họ gồm nhiều đời , ít nhất là 5 đời (Trên Cha Mẹ 2 đời, đưới Cha Mẹ 2 đời) đến 7 đời hoăc 9 đời (Thất Tổ Cửu huyền) nhiều Dòng họ (Bộ tộc)...Lập thành một Quốc gia. Quốc gia : Gồm có đất đai, sông núi và dân tộc nên phải có địa lý và sử ký có thể gọi là Quốc phả sử để ghi chép những tài nguyên, đất đai sông núi, nhân văn ...Thì đã được Hậu bối ghi chép tỷ mỉ lịch sử và văn hóa, những danh nhân, công thần...những thăng trầm biến đổi của Quốc gia Dân tộc (nòi giống) công việc này thì đã có các Địa lý gia và các Sử gia nhiều đời ghi chép đày đủ rồi. Bài này chỉ được đề cập đến Gia đình (Gia phả) và Dòng tộc (Tộc phả) . Vì nó rất quan trọng về sử liệu, tiểu sử và lý lịch của mỗi người trong gia đình và Dòng tộc để truyền lại cho con chắu là (hậu duệ) từ đời này đến đời khác để khỏi mang tiếng là: Mất Gốc quên Nguồn, quên Tổ quên Tông, vong ân bội nghĩa (vô ơn phản bội).
“ Cây có Cội nước có Nguồn „
“Chim có Tổ người có Tông“
Gia đình Dòng họ là nơi Cùng chung máu mủ cùng người sinh ra.
Việc thực hiện Gia phả và Tộc phả của mỗi địa phương và Dòng tộc có thể khác biệt vì cuộc sống và hoàn cảnh nhưng tựu chung là phải được lập Gia Phả cho mỗi Gia đình phải được đề cập và ghi chép thường xuyên để tra cứu về các đời trước từ ông bà TỔ trở về sau, nó đòi hỏi nhiều công phu và sự hiểu biết. Cá nhân Tác gỉa tuy cố gắng viết bài này nhưng nhận thấy còn nhiều thiếu sót sợ rằng “Múa rừu qua mắt thợ „ Nên rất mong các bậc Trưởng thượng, cao kiến hiểu biết nhiều về Gia phả góp ý hoặc viết bài đầy đủ hơn.
Gia phả: Có thể gọi là Tông Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn có thể gọi là Tộc phả. Tông Chi Phả là mấu chốt của một Gia đình, một Họ...Tuy nó không đủ mọi chi tiết nhưng nó cung cấp cho ta biết từ bậc Ông Bà, Cha Mẹ đến con chắu một giai đọan để có đủ tài liệu về tiểu sử lý lịch của mỗi cá nhân : ngày tháng năm sinh, nơi sinh (sinh quán) sống chết, nghề nghiệp, địa chỉ (trú quán)...Ngòai ra còn nhiều vấn đề như: Học vấn, thành tích.. của mỗi người trong gia đình đó đã đóng góp liên quan đến xã hội đến sự hưng vong của Gia đình, Tổ tiên, Dân tộc và Quốc gia...Ảnh hưởng chung đến các sinh họat kinh tế, văn hóa trong xã hội...
“ Cây có Cội nước có Nguồn „
“Chim có Tổ người có Tông“
Gia đình Dòng họ là nơi Cùng chung máu mủ cùng người sinh ra.
Việc thực hiện Gia phả và Tộc phả của mỗi địa phương và Dòng tộc có thể khác biệt vì cuộc sống và hoàn cảnh nhưng tựu chung là phải được lập Gia Phả cho mỗi Gia đình phải được đề cập và ghi chép thường xuyên để tra cứu về các đời trước từ ông bà TỔ trở về sau, nó đòi hỏi nhiều công phu và sự hiểu biết. Cá nhân Tác gỉa tuy cố gắng viết bài này nhưng nhận thấy còn nhiều thiếu sót sợ rằng “Múa rừu qua mắt thợ „ Nên rất mong các bậc Trưởng thượng, cao kiến hiểu biết nhiều về Gia phả góp ý hoặc viết bài đầy đủ hơn.
Gia phả: Có thể gọi là Tông Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn có thể gọi là Tộc phả. Tông Chi Phả là mấu chốt của một Gia đình, một Họ...Tuy nó không đủ mọi chi tiết nhưng nó cung cấp cho ta biết từ bậc Ông Bà, Cha Mẹ đến con chắu một giai đọan để có đủ tài liệu về tiểu sử lý lịch của mỗi cá nhân : ngày tháng năm sinh, nơi sinh (sinh quán) sống chết, nghề nghiệp, địa chỉ (trú quán)...Ngòai ra còn nhiều vấn đề như: Học vấn, thành tích.. của mỗi người trong gia đình đó đã đóng góp liên quan đến xã hội đến sự hưng vong của Gia đình, Tổ tiên, Dân tộc và Quốc gia...Ảnh hưởng chung đến các sinh họat kinh tế, văn hóa trong xã hội...
2 - Lý do lập Gia phả và Tộc phả
a / Ngày xưa Việt Tộc sau thời lập quốc hầu hết sống về nông ngư nghiệp và săn bắn, sống quây quần trong các làng mạc với ruộng vườn, nương rẫy (Dĩ nông vi bản) ít khi rời bỏ nơi chôn nhău cắt rốn trong cảnh tha hương cầu thực, để mưu cầu tạo dựng cuộc sống mới. Nhưng từ sau cuộc Nam tiến để mở mang bờ cõi, Tổ tiên ta đã di dân lập nghiệp trải qua bao thăng trầm mới tạo dựng được sự nghiệp vẻ vang lưu lại cho con chắu (Hậu bối) mảnh đất miền Trung và miền Nam mầu mỡ, phồn thịnh ngày nay.
b / Sau thời kỳ Nam tiến khá dài đến thời kỳ đô hộ của người Tầu (Trung hoa) rồi tiếp đến thời kỳ đô hộ của người Pháp một số dân chúng nghèo đói thiếu ruộng vườn nên đã theo người Tàu hoặc người Pháp tuyển phu, mộ lính đi làm công bộc phá rừng lấp biển, xây đắp thành quách và công sự các phu hầm mỏ hoặc đồn điền cao su...
Ngày xưa đi Cống đi Cầu
Ngàn năm đô hộ giặc Tầu lầm than.
Trăm năm đô hộ giặc Tây
Tuyển phu, mộ lính đắp xây pháo đài.
Ngoài ra hơn một ngàn năm chống giặc xâm lăng Tàu và trên một trăm năm kháng Pháp có nhiều người phải rời nơi cư trú, lẩn tránh phương xa rồi thay đổi tên họ để bảo toàn Gìa đình Dòng tộc, mưu cầu đại sự và quang phục lại Quê hương, dành độc lập tư do...
c / Sau hai cuộc đại Thế chiến Viện nam bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Thế giới (Quốc Cộng) hàng chục năm dài kết cuộc là đất nước phải chia đôi và một cuộc di cư vĩ đại nhất vào miền Nam diễn ra! Cả triệu người miền Bắc phải rời bỏ quê Cha đất Tổ vào miền Nam sau Hiệp dịnh Gerneve ngày 20-07-1954.
đ / Tiếp đến là cuộc chiến tranh (Quốc Cộng) giữa hai miền Nam và Bắc kéo dài trên 20 năm. Đến ngày 30-04-1975 thì miền nam Việt Nam bị cộng sản cưỡng chiếm! Sài gòn bị thất thủ thì lập tức một làn sóng người bất kể sống chết ùn ùn kéo nhau vượt biển, băng rừng vượt biên giới chạy trốn ra nước ngoài tị nạn cộng sản. Hàng triệu người tứ tán khắp nơi định cư ở mọi quốc gia trên thế giới, cộng thêm hàng trăm ngàn người đủ các diện : Xuất khẩu lao công, lấy chồng lấy vợ ngoại quốc hoặc bị bán làm gái mãi dâm, con nuôi, con lai, du hoc, du lịch rồi tìm đủ mọi cách xin ở lại nước ngoài và một số người tù (cải tạo) được phóng thích ra nước ngòai theo diện ( H.O.). Diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình...
e / Người Việt chúng ta đã lâu đời bị ảnh hưởng nền văn hóa Trung hoa sâu đậm nên việc lập Gia phả xa hơn nữa là Tộc phả để biết Tổ tiên Dòng tộc, họ hàng anh em bà con xa gần để còn nhận biết nhau tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc.
Anh em cùng dòng máu
Đánh nhau vỡ cả đầu
Ngờ đâu cùng dòng họ
Lúc đó mới nhận nhau.
Quan trọng hơn nữa để mọi thành viên trong Gia đình Dòng tộc biết đến mồ mả Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ...Để tỏ lòng hiếu nghĩa, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục, hương khói cúng giỗ, cầu hồn, xây đắp sửa sang mồ mả hàng năm...
Ăn cá ao phải nhớ kẻ đào
“Ăn cây nào phải rào cây ấy.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“
Uống nước phải nhớ bởi đây có nguồn.
a / Ngày xưa Việt Tộc sau thời lập quốc hầu hết sống về nông ngư nghiệp và săn bắn, sống quây quần trong các làng mạc với ruộng vườn, nương rẫy (Dĩ nông vi bản) ít khi rời bỏ nơi chôn nhău cắt rốn trong cảnh tha hương cầu thực, để mưu cầu tạo dựng cuộc sống mới. Nhưng từ sau cuộc Nam tiến để mở mang bờ cõi, Tổ tiên ta đã di dân lập nghiệp trải qua bao thăng trầm mới tạo dựng được sự nghiệp vẻ vang lưu lại cho con chắu (Hậu bối) mảnh đất miền Trung và miền Nam mầu mỡ, phồn thịnh ngày nay.
b / Sau thời kỳ Nam tiến khá dài đến thời kỳ đô hộ của người Tầu (Trung hoa) rồi tiếp đến thời kỳ đô hộ của người Pháp một số dân chúng nghèo đói thiếu ruộng vườn nên đã theo người Tàu hoặc người Pháp tuyển phu, mộ lính đi làm công bộc phá rừng lấp biển, xây đắp thành quách và công sự các phu hầm mỏ hoặc đồn điền cao su...
Ngày xưa đi Cống đi Cầu
Ngàn năm đô hộ giặc Tầu lầm than.
Trăm năm đô hộ giặc Tây
Tuyển phu, mộ lính đắp xây pháo đài.
Ngoài ra hơn một ngàn năm chống giặc xâm lăng Tàu và trên một trăm năm kháng Pháp có nhiều người phải rời nơi cư trú, lẩn tránh phương xa rồi thay đổi tên họ để bảo toàn Gìa đình Dòng tộc, mưu cầu đại sự và quang phục lại Quê hương, dành độc lập tư do...
c / Sau hai cuộc đại Thế chiến Viện nam bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Thế giới (Quốc Cộng) hàng chục năm dài kết cuộc là đất nước phải chia đôi và một cuộc di cư vĩ đại nhất vào miền Nam diễn ra! Cả triệu người miền Bắc phải rời bỏ quê Cha đất Tổ vào miền Nam sau Hiệp dịnh Gerneve ngày 20-07-1954.
đ / Tiếp đến là cuộc chiến tranh (Quốc Cộng) giữa hai miền Nam và Bắc kéo dài trên 20 năm. Đến ngày 30-04-1975 thì miền nam Việt Nam bị cộng sản cưỡng chiếm! Sài gòn bị thất thủ thì lập tức một làn sóng người bất kể sống chết ùn ùn kéo nhau vượt biển, băng rừng vượt biên giới chạy trốn ra nước ngoài tị nạn cộng sản. Hàng triệu người tứ tán khắp nơi định cư ở mọi quốc gia trên thế giới, cộng thêm hàng trăm ngàn người đủ các diện : Xuất khẩu lao công, lấy chồng lấy vợ ngoại quốc hoặc bị bán làm gái mãi dâm, con nuôi, con lai, du hoc, du lịch rồi tìm đủ mọi cách xin ở lại nước ngoài và một số người tù (cải tạo) được phóng thích ra nước ngòai theo diện ( H.O.). Diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình...
e / Người Việt chúng ta đã lâu đời bị ảnh hưởng nền văn hóa Trung hoa sâu đậm nên việc lập Gia phả xa hơn nữa là Tộc phả để biết Tổ tiên Dòng tộc, họ hàng anh em bà con xa gần để còn nhận biết nhau tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc.
Anh em cùng dòng máu
Đánh nhau vỡ cả đầu
Ngờ đâu cùng dòng họ
Lúc đó mới nhận nhau.
Quan trọng hơn nữa để mọi thành viên trong Gia đình Dòng tộc biết đến mồ mả Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ...Để tỏ lòng hiếu nghĩa, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục, hương khói cúng giỗ, cầu hồn, xây đắp sửa sang mồ mả hàng năm...
Ăn cá ao phải nhớ kẻ đào
“Ăn cây nào phải rào cây ấy.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“
Uống nước phải nhớ bởi đây có nguồn.
3 -/ Người Trưởng Tộc và Trưởng Gia
Việt Nam cũng như các nước ở Đông nam Á Châu thường theo chế độ Phụ hệ (trọng Nam khinh Nữ) Người Nam là rường cột của Gia đình, Dòng tộc và Quốc gia nên có trách nhiệm gánh vác việc Gia đình, Quốc gia đại sự. Trong một Gia đình có Trưởng gia, một Dòng tộc thì phải có một Trưởng tộc để lo điều hành mọi việc trong Gia đình, Dòng tộc : Quản trị tài sản và bất động sản...Gọi là của Hương hỏa (Hương khói, nhang đèn) . Hương hỏa gồm có ruộng đất nhà cửa và kim ngân...(Di chúc phả) Do Ông Bà, Cha Mẹ, Tổ tiên để lại cho con chắu từ đời này đến đời khác để dùng vào việc: Xin lễ, cúng giỗ, xây cất bảo quản mồ mả cho Dòng họ hàng năm còn để giúp đỡ các con cháu, bà con trong Dòng họ khi gặp hoạn nạn nghèo đói, ma chay, cưới hỏi . Lập và bảo quản Tộc phả và Di chúc...Mỗi thế hệ Trưởng tộc đang giữ Tộc phả phải ghi lại tất cả những cảm nhận của mình về cuộc sống ở những đọan đời khác nhau trong suốt thời gian mà mình chịu trách nhiệm.Với những thành công của con cháu, đồng thời kèm một số hình ảnhđể các thế hệ sau có thể thấy được các sinh hoạt của các thế hệ trước đã làm ... Người Trưởng tộc được nối tiếp từ đời này đến đời khác, thưòng được giao cho người con trai Trưởng nam (con trai đầu) Ông, Bà gọi là chắu Đích tôn (chắu Nội trai của con Trưởng nam) nếu bất khả thi có thể chọn con trai Trưởng nam của con trai kế (Thứ nam) hoặc trong Dòng tộc chọn một người có khả năng và điều kiên thích hợp.
Trưởng Nam và chắu Đích Tôn
Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.
Sau Trưởng tộc là các Trưởng gia có nhiệm vụ góp công sức, tài chánh...Cùng chung với Trưởng tộc để điều hành mọi công việc trong Dòng tộc. Lập sổ Gia phả (Tông chi phả) riêng cho Gia đình mình một cách đầy đủ và chi tiết cung cấp cho Trưởng tộc để lập thành một Gia phả lớn (Tộc phả) cho Dòng tộc.
Việt Nam cũng như các nước ở Đông nam Á Châu thường theo chế độ Phụ hệ (trọng Nam khinh Nữ) Người Nam là rường cột của Gia đình, Dòng tộc và Quốc gia nên có trách nhiệm gánh vác việc Gia đình, Quốc gia đại sự. Trong một Gia đình có Trưởng gia, một Dòng tộc thì phải có một Trưởng tộc để lo điều hành mọi việc trong Gia đình, Dòng tộc : Quản trị tài sản và bất động sản...Gọi là của Hương hỏa (Hương khói, nhang đèn) . Hương hỏa gồm có ruộng đất nhà cửa và kim ngân...(Di chúc phả) Do Ông Bà, Cha Mẹ, Tổ tiên để lại cho con chắu từ đời này đến đời khác để dùng vào việc: Xin lễ, cúng giỗ, xây cất bảo quản mồ mả cho Dòng họ hàng năm còn để giúp đỡ các con cháu, bà con trong Dòng họ khi gặp hoạn nạn nghèo đói, ma chay, cưới hỏi . Lập và bảo quản Tộc phả và Di chúc...Mỗi thế hệ Trưởng tộc đang giữ Tộc phả phải ghi lại tất cả những cảm nhận của mình về cuộc sống ở những đọan đời khác nhau trong suốt thời gian mà mình chịu trách nhiệm.Với những thành công của con cháu, đồng thời kèm một số hình ảnhđể các thế hệ sau có thể thấy được các sinh hoạt của các thế hệ trước đã làm ... Người Trưởng tộc được nối tiếp từ đời này đến đời khác, thưòng được giao cho người con trai Trưởng nam (con trai đầu) Ông, Bà gọi là chắu Đích tôn (chắu Nội trai của con Trưởng nam) nếu bất khả thi có thể chọn con trai Trưởng nam của con trai kế (Thứ nam) hoặc trong Dòng tộc chọn một người có khả năng và điều kiên thích hợp.
Trưởng Nam và chắu Đích Tôn
Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.
Sau Trưởng tộc là các Trưởng gia có nhiệm vụ góp công sức, tài chánh...Cùng chung với Trưởng tộc để điều hành mọi công việc trong Dòng tộc. Lập sổ Gia phả (Tông chi phả) riêng cho Gia đình mình một cách đầy đủ và chi tiết cung cấp cho Trưởng tộc để lập thành một Gia phả lớn (Tộc phả) cho Dòng tộc.
4 -/ Hình thức lập Gia Phả và Tộc phả
Tập Tộc Phả (Tộc hệ) gồm có nhiều sổ Gia phả (Tông chi phả) do nhiều Gia đình thành lập được ghép lại bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết sau đây:
@Tên họ (Húy danh): Mệnh danh, thánh danh Tục danh, Bút hiệu... Ngày tháng năm sinh, nơi sinh (Chánh quán), các nơi cư trú . Ngày chết (Tử) tuổi thọ lý do chết. Mộ phần và nơi chôn cất, vật liệu xây cất. Ngày giỗ Tổ tiên, Ông Bà Nội Ngoại, Cha Mẹ. Ngày kết hôn, tái giá, ngày nhập đạo gíao, đi tu (xuất gia) Nhập ngũ...
@ Ngôi thứ trong Dòng họ : Ông Bà Cố, Ông Bà nội ngọai, Cha Mẹ, Cha dượng Kế mẫu, Dưỡng phụ, Cô Dì Chú Bác,Thím Cậu Mợ, Dâu Rể, Anh Chị Em, Con Chắu chắt...
@ Nghề nghiệp, cấp bậc và chức vụ trong xã hội: Công thần thời vua chúa, Chức vụ trong Chính phủ, trong Quân đội. Bằng cấp trình độ văn hóa, huy chương tưởng lục...
@ Tóm lại : Tập Gia phả (Tông chi phả) và Tộc phả (Gia phả Tộc) quan trọng nhất là người Trưởng gia phải có nhiệm vụ ghi chép lại càng đầy đủ càng tốt tất cả các sự kiện, chi tiết nhỏ lớn trong Gia đình mình từ Ông Bà, Cha Mẹ, con chắu chắt (tử tôn)...Rồi tham khảo cộng tác với Trưởng tộc để kết hợp từ Gia đình đến Dòng tộc để có được một tập Gia phả Tộc tạm đày đủ. Tuy mất nhiều thời giờ và công sức nhưng đó là một điều đáng làm và phải làm nhất là các bậc Cha Mẹ (Trưởng Gia) đang phải sống tha hương lưu lạc khắp nơi đây đó trong nước và tứ tán khắp nơi trên Thế giới. Hầu mai sau con chắu chúng ta còn có được Tập Gia phả để thế hệ mai hậu tiếp nối nhiều đời biết được nơi Quê Cha Đất Tổ, Dòng họ và Gia Tộc Tổ Tông, Cội nguồn và biết đến công ơn của các bậc Tiền Nhân...“Chim có Tổ người có Tông. Cây có Cội nước có Nguồn“.
Bay được nhờ cánh chuồn chuồn
Công ơn Tiên Tổ phải luôn nhớ đời
Làm người Hiếu Nghĩa ai ơi
Luân thường Đạo lý lẽ Trời phải tuân.
Tập Tộc Phả (Tộc hệ) gồm có nhiều sổ Gia phả (Tông chi phả) do nhiều Gia đình thành lập được ghép lại bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết sau đây:
@Tên họ (Húy danh): Mệnh danh, thánh danh Tục danh, Bút hiệu... Ngày tháng năm sinh, nơi sinh (Chánh quán), các nơi cư trú . Ngày chết (Tử) tuổi thọ lý do chết. Mộ phần và nơi chôn cất, vật liệu xây cất. Ngày giỗ Tổ tiên, Ông Bà Nội Ngoại, Cha Mẹ. Ngày kết hôn, tái giá, ngày nhập đạo gíao, đi tu (xuất gia) Nhập ngũ...
@ Ngôi thứ trong Dòng họ : Ông Bà Cố, Ông Bà nội ngọai, Cha Mẹ, Cha dượng Kế mẫu, Dưỡng phụ, Cô Dì Chú Bác,Thím Cậu Mợ, Dâu Rể, Anh Chị Em, Con Chắu chắt...
@ Nghề nghiệp, cấp bậc và chức vụ trong xã hội: Công thần thời vua chúa, Chức vụ trong Chính phủ, trong Quân đội. Bằng cấp trình độ văn hóa, huy chương tưởng lục...
@ Tóm lại : Tập Gia phả (Tông chi phả) và Tộc phả (Gia phả Tộc) quan trọng nhất là người Trưởng gia phải có nhiệm vụ ghi chép lại càng đầy đủ càng tốt tất cả các sự kiện, chi tiết nhỏ lớn trong Gia đình mình từ Ông Bà, Cha Mẹ, con chắu chắt (tử tôn)...Rồi tham khảo cộng tác với Trưởng tộc để kết hợp từ Gia đình đến Dòng tộc để có được một tập Gia phả Tộc tạm đày đủ. Tuy mất nhiều thời giờ và công sức nhưng đó là một điều đáng làm và phải làm nhất là các bậc Cha Mẹ (Trưởng Gia) đang phải sống tha hương lưu lạc khắp nơi đây đó trong nước và tứ tán khắp nơi trên Thế giới. Hầu mai sau con chắu chúng ta còn có được Tập Gia phả để thế hệ mai hậu tiếp nối nhiều đời biết được nơi Quê Cha Đất Tổ, Dòng họ và Gia Tộc Tổ Tông, Cội nguồn và biết đến công ơn của các bậc Tiền Nhân...“Chim có Tổ người có Tông. Cây có Cội nước có Nguồn“.
Bay được nhờ cánh chuồn chuồn
Công ơn Tiên Tổ phải luôn nhớ đời
Làm người Hiếu Nghĩa ai ơi
Luân thường Đạo lý lẽ Trời phải tuân.
5-/ Lập Sơ Đồ Gia phả Tộc
(Xin Quý Báo vẽ Sơ Đồ dùm)
Để đễ hiểu và tra cứu cho thế hệ con cháu sau này. Ta nên lập Hệ thống sơ đồ Gia phả Tộc thường thì lập Gia phả Tộc bên Nội trước, nếu có khả năng và điều kiện thì lập Nội, Ngoại luôn càng tốt. Sơ đồ nên dán hình nhỏ từng người vào vị trí rồi lồng khám treo trong nhà để dễ chỉ dẫn cho con cháu thấy.
Sơ đồ Thất Tổ : Lấy Cha Mẹ làm trọng tâm theo hình Thập tự gía: * Hàng dọc (đứng): Trên Cha Mẹ 3 đời : Ông Bà, Ông Bà Cố, Ông Bà Tổ. Dưới Cha Mẹ 3 đời: Các con, Các cháu, Chác chắt. *Hàng ngang: Từ trái (trên) qua phải (dưới) Trên Cha Mẹ: Các Bác trai, Bác gái. Dưới Cha Mẹ: Các Cô, các Chú, Các Di, Các Cậu...
Sơ đồ Cửu Huyền : Thì trên Cha Mẹ là 4 đời, cao nhất là Ông Bà Cố Tổ (Tằng Tổ, Bành Tổ) dưới Cha Mẹ cũng 4 đời, thấp nhất là các Chút (Chít, Chụt chịt) Quý vị nào có khả năng nên vẽ họa đồ theo hình Thập Tự Giá. Trên cao nhất là Cố Tổ hoặc theo một cây Cổ Thụ (hình tháp),Thì trái lại Cố Tổ ở dưới gốc cây cổ thụ, trên ngọn cao là cháu chắt, chút chít…
Cây có Cội xanh cành nở ngọn
Nước có nguồn mở rng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Tổ Tiên Cha Mẹ về sau có mình.
@ Thiết nghĩ Quý vị ai cũng có ý niệm ít nhiều về tập Gia Phả riêng cho Gia Đình và Dòng Họ của mình rồi lần lần tìm ra những bà con thân thuc, các bậc Tiền Bối...Rồi cập nhật những phần Hậu sinh...Ta sẽ có một tập Gia Phả hoặc Tộc Phả tạm đây đủ để yên lòng chu toàn bổn phận làm con cháu trước khi nhắm mắt. Nhất là Quý vị dang sống tha hương hoặc nơi dất khách quê người.
Tổ Tiên rồi đến Ông Bà
Dưới là Cha Mẹ sau là Cháu Con
Thờ Cha kính Mẹ vuông tròn
Giữ trọn chữ hiếu dậy trong luân thường.
Luân thường đạo lý chớ quên
Thế hệ Con Cháu giữ nền móng xưa.
(Xin Quý Báo vẽ Sơ Đồ dùm)
Để đễ hiểu và tra cứu cho thế hệ con cháu sau này. Ta nên lập Hệ thống sơ đồ Gia phả Tộc thường thì lập Gia phả Tộc bên Nội trước, nếu có khả năng và điều kiện thì lập Nội, Ngoại luôn càng tốt. Sơ đồ nên dán hình nhỏ từng người vào vị trí rồi lồng khám treo trong nhà để dễ chỉ dẫn cho con cháu thấy.
Sơ đồ Thất Tổ : Lấy Cha Mẹ làm trọng tâm theo hình Thập tự gía: * Hàng dọc (đứng): Trên Cha Mẹ 3 đời : Ông Bà, Ông Bà Cố, Ông Bà Tổ. Dưới Cha Mẹ 3 đời: Các con, Các cháu, Chác chắt. *Hàng ngang: Từ trái (trên) qua phải (dưới) Trên Cha Mẹ: Các Bác trai, Bác gái. Dưới Cha Mẹ: Các Cô, các Chú, Các Di, Các Cậu...
Sơ đồ Cửu Huyền : Thì trên Cha Mẹ là 4 đời, cao nhất là Ông Bà Cố Tổ (Tằng Tổ, Bành Tổ) dưới Cha Mẹ cũng 4 đời, thấp nhất là các Chút (Chít, Chụt chịt) Quý vị nào có khả năng nên vẽ họa đồ theo hình Thập Tự Giá. Trên cao nhất là Cố Tổ hoặc theo một cây Cổ Thụ (hình tháp),Thì trái lại Cố Tổ ở dưới gốc cây cổ thụ, trên ngọn cao là cháu chắt, chút chít…
Cây có Cội xanh cành nở ngọn
Nước có nguồn mở rng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Tổ Tiên Cha Mẹ về sau có mình.
@ Thiết nghĩ Quý vị ai cũng có ý niệm ít nhiều về tập Gia Phả riêng cho Gia Đình và Dòng Họ của mình rồi lần lần tìm ra những bà con thân thuc, các bậc Tiền Bối...Rồi cập nhật những phần Hậu sinh...Ta sẽ có một tập Gia Phả hoặc Tộc Phả tạm đây đủ để yên lòng chu toàn bổn phận làm con cháu trước khi nhắm mắt. Nhất là Quý vị dang sống tha hương hoặc nơi dất khách quê người.
Tổ Tiên rồi đến Ông Bà
Dưới là Cha Mẹ sau là Cháu Con
Thờ Cha kính Mẹ vuông tròn
Giữ trọn chữ hiếu dậy trong luân thường.
Luân thường đạo lý chớ quên
Thế hệ Con Cháu giữ nền móng xưa.
Theo songductin.de
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét