Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư quyển XV ghi: ông là con An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ (có sử chép là Nguyễn Lựu), cháu nội Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang thời vua Lê Chiêu Tông. Tuy nhiên gần đây, các nhà nghiên cứu tham khảo phả hệ họ Nguyễn Gia Miêu cho rằng Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là anh em họ. Người sinh ra Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, anh Nguyễn Văn Lang và bác Nguyễn Hoằng Dụ (xem chi tiết bài: chúa Nguyễn).
[sửa]Cuộc đời và sự nghiệp
Cuối đời nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim được phong tước An Thành Hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn sang Lào. Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu (vùngThanh Hoá giáp Lào) lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó ông đã tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ở Lào và đưa về tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548).
Ông giúp vua Lê tiến binh về nước, từng bước đánh chiếm các huyện ở Thanh Hóa và sau đó xây dựng hành điện ở xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Nguyễn Kim được vua Lê phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ tất cả binh quyền.
Năm 1545, Nguyễn Kim bị một hàng tướng họ Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Dương Chấp Nhất mời ông ăn dưa có độc rồi bỏ trốn. Khi đó ông 77 tuổi. Vua Lê Trang Tông truy tặng cho ông tước Chiêu Huân Tĩnh Vương.
Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công: Nguyễn Uông (bị Trịnh Kiểm giết) vàNguyễn Hoàng. Sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam.
Người con gái lớn nhất của ông là Nguyễn Thị Ngọc Bảo lấy chúa Trịnh Kiểm.
Nguyễn Kim được các vua nhà Nguyễn sau này truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.
[sửa]Xem thêm
[sửa]Tham khảo
- Đại Việt Sử ký Toàn thư
- Đại Việt thông sử
- Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
- Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (2003), Nhìn lại lịch sử, NXB Văn hóa thông tin
..............................................................................
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc.
Mục lục[ẩn] |
[sửa]Trấn thủ Thuận Hoá
Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1545, sau khi anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể của ông) giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng TrìnhNguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Lúc đầu ông vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo chống quân nhà Mạc đang đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Ông vẫn thường ra chầu vua Lê ở Thăng Long. Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
[sửa]Mở mang bờ cõi
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là Nguyễn Phúc Nguyên:
“ | Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam. | ” |
Năm 1613, ông qua đời, hưởng thọ 86 tuổi, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.
Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau, Gia Long hoàng đế nhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.
[sửa]Những người con trai
Nguyễn Hoàng có 10 người con trai. Ngoài Nguyễn Phúc Nguyên (con thứ 6) sau này kế vị, các con trai khác là: Hà và Hán chết ở Bắc, Thành mất lúc 17 tuổi, Diễn chết trận, Hải ở lại đất Bắc làm con tin, Hiệp và Trạch làm phản, Dương mất khi nào không rõ, hoàng tử thứ 10 là Khê, con bà Minh Đức Vương Thái phi[1].
[sửa]Nhận định
Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công
Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Nguyễn Hoàng giống như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông.
Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
[sửa]
Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635), cai trị các tỉnh phía Nam của Việt Nam từ 1613 - 1635 .
Nguyễn Phúc Nguyên là một đầu Chúa Nguyễn cai trị miền Nam Việt Nam từ thành phố Phú Xuân ( Huế ngày nay ). Trong thời gian cai trị của ông, Nguyễn thành lập một thành phố hiện đại ngày Sài Gòn . Sau đó, từ chối của mình phải cống nạp cho tòa án ở Hà Nội gây ra chiến tranh Trịnh -Nguyễn.
Nguyễn Phúc Nguyên là con trai thứ sáu của Nguyễn Hoàng . Khi cái chết của cha mình, Nguyễn Phúc Nguyên đã tiếp nhận sự cai trị của các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Ông tiếp tục chính sách của cha mình từ chối để trình cấp có thẩm quyền của tòa án ở Hà Nội, thống trị tại thời điểm này bởi chú của mình, Trịnh Tùng. Không giống như cha mình, ông đã không mất Vương tiêu đề nhưng thay vào đó tự gọi mình là Nhơn Quốc Công (khoảng Duke của các tỉnh phía Nam).
Bắt đầu càng sớm như 1615, Nguyễn Phúc Nguyên cho phép Bồ Đào Nha các thương gia để thiết lập một bài kinh doanh tại Faifo (ngày nay Hội An).Nguyễn bắt đầu mua các khẩu pháo tiên tiến Châu Âu từ một cái gì đó Bồ Đào Nha và học được thiết kế tàu châu Âu. Điều này sẽ giúp họ vô cùng trong những năm sau đó. Thời gian trôi qua, Faifo đã trở thành một cảng thương mại lớn phía tây nam Thái Bình Dương. Trung Quốc , Nhật Bản, châu Âu, và Nam Á đến thương mại tại Faifo. Để mua hàng hóa nước ngoài, Nguyễn phát triển việc nuôi trồng các loại cây trồng đường cho thương mại.Thương nhân từ Nhật Bản đến tất cả các cách để Việt Nam bởi vì nhà Minh và các Mãn Châu hoàng đế cấm thương mại với Nhật Bản. Để có được lụa Trung Quốc rất mong muốn và gốm sứ, người Nhật đã phải đến Faifo.
Vào khoảng 1620, Nguyễn Phúc Nguyên của con gái (Nguyễn Thị Ngọc) đã kết hôn với vua của Cam- pu-chia, Chey Chettha II (cuộc hôn nhân dường như đã được ký hợp đồng năm trước đó). Như là một kết quả của cuộc hôn nhân này, nhà vua Campuchia cho phép Nguyễn để thiết lập một thành phố nhỏ tại Sài Gòn năm 1623. Giải quyết này là khởi đầu của một mở rộng lớn của người Việt Nam vượt ra ngoài biên giới được thành lập bởi Lê Thánh Tông trong 1471.
Với cái chết của Trịnh Tùng năm 1623 và quy tắc mới của con trai ông, Trịnh Tráng , một nhu cầu chính thức đã được thực hiện bởi Tòa án tại Hà Nội cho Nguyễn vinh danh . Trong năm 1624, Nguyễn Phúc Nugyen chính thức từ chối. Ba năm sau đó, quân đội Hoàng gia (Trịnh) hành quân về phía nam và tấn công Nguyễn.
Bài chi tiết: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
Tập đầu tiên của trận chiến kéo dài bốn tháng, nhưng quân đội Nguyễn đã không bị đánh bại và Phú Xuân đã không được thực hiện. Quân đội Hoàng gia đã rút về phía bắc để tái hợp. Nguyễn ngay lập tức bắt đầu việc xây dựng một cặp lớn của bức tường để bảo vệ đất đai của họ. Điều này đôi tường, ngay phía nam của sông Linh, cuối cùng đã lên đến chiều dài 11 dặm, trải dài từ biển đến vùng núi. Các bức tường mỗi 20 feet cao và được trang bị với các khẩu pháo của thiết kế châu Âu.
Năm 1633, Trịnh đã cố gắng để dùng mưu lừa các bức tường với một cuộc xâm lược đổ bộ nhưng đội Nguyễn đã có thể đánh bại đội Hoàng gia (Trịnh) tại trận chiến Nhật-Lê.
Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635 với chiến tranh vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, các biện pháp phòng thủ, ông đã đưa ra phục vụ Nguyễn tốt. Phú Xuân đã không được thực hiện bởi các Trịnh đến 1774. Hơn nữa, thành công phòng thủ của mình trong những trận chiến đầu tiên là một tín dụng khả năng của mình để thu hút những người đàn ông tài năng cho sự nghiệp của ông và làm cho việc sử dụng tư vấn chuyên gia quân sự, ngay cả khi nó đến từ một quốc gia khác.
Trước bởi Nguyễn Hoàng | Người cai trị của miền Nam Việt Nam 1613-1635 | Đã thành công bởi Nguyễn Phúc Lan |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét