Nguyễn Bồ (?-967) là một vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam.
Mục lục[ẩn] |
[sửa]Tiểu sử
Sử sách không đề cập tới Nguyễn Bồ. Ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả.
Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người châu Đại Hoàng (Ninh Bình) ngày nay, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.
Cũng theo thần phả, ngày 6 tháng 6 năm Đinh Mão (tức 15 tháng 7 năm 967), Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, một sứ quân mạnh nhất lúc bấy giờ, nhưng nhiều ngày vẫn không hạ được thành. Tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và 2 vị tướng khác cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong, đánh một trận phá tan sứ quân Nguyễn Siêu vào ngày 15 tháng 7 năm đó (tức 23 tháng 8 năm 967).[1].
Tuy nhiên, trong tập "Bách Việt tộc phả", "Nguyễn tộc từ đường phổ ký chính bản" (đệ nhị quyển) do La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp soạn năm 1789, đoạn về sự tích 12 sứ quân viết: "Lê Hoàn âm mưu với Dương Thị Nga làm phản, gian phu cùng Thị Nga tư thông sát hại cha con Đinh Bộ Lĩnh. Nga tự đem áo long bào khoác cho Lê Hoàn lên ngôi vua, giáng Thiếu Đế làm vệ vương. Triều đình mất, Quốc công Nguyễn Bặc hợp lực cựng với Đinh Điền đánh phản thần Lê Hoàn. Nguyễn Bồ được tin, hội binh định giết Lê Hoàn, không được. Chẳng bao lâu, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo sang xâm lược. Thị Nga lên làm Hoàng hậu. Nguyễn Bồ nghe tin Lê Hoàn giết Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Bồ đem quân báo thù cũng bị giết".
[sửa]Đền thờ
Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Vợ Nguyễn Bồ, tức công chúa Quế Hương, là con gái Đinh Tiên Hoàng, nghe tin chồng mất, tuyệt thực mà qua đời. Nguyễn Bồ được truy tôn là Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương, tức là Đức Thánh Cả[2].
[sửa]Xem thêm
[sửa]Tham khảo
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4, NXB Khoa học xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét